10 ngân hàng thương mại Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả ngân hàng TMCP việt nam sau ma (Trang 34)

Ngân hàng Từ viết tắt

Affin Bank Bhd. AFB

Alliance Bank Bhd. ALB

AmBank Bhd. AMB

Bumiputra-Commerce Bank Bhd. BCB

EON Bank Bhd. EON

Hong Leong Bank Bhd. HLB

Maybank Bhd. MBB

Public Bank Bhd. PBB

RHB Bank Bhd. RHB

Southern Bank Bhd. SBB

Nguồn: Ngân hàng Negara Malaysia Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích bao số liệu DEA. Lý do chính để lựa chọn mơ hình DEA là lãi suất được quan tâm đặc biệt để giảm chi phí trong ngành cơng nghiệp ngân hàng trong những năm gần đây, việc cạnh tranh trong cho vay được thúc đẩy bởi các chính sách tự do. Hơn nữa, mơ hình DEA cho phép nghiên cứu tập trung vào hiệu quả tiết kiệm đầu vào (chi phí), hiệu quả chi phí này sẽ được phân tích cụ thể hơn thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả phân bổ, nó cũng cho phép phân tích sâu hơn hiệu quả kỹ thuật thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô. Vì vậy, bằng mơ hình DEA có định hướng đầu vào, chúng ta có thể phân tích kỹ hao phí nguồn lực đầu vào trong lĩnh vực ngân hàng Malaysia và đưa ra một vài gợi ý chính sách.

Theo đó, ba yếu tố đầu vào và hai yếu tố đầu ra sẽ được sử dụng bao gồm: Y1: Tổng dư nợ (total loans)

Y2: Đầu tư và tự doanh chứng khốn (Investment and dealing securities) X1: Chi phí nhân công (Lao động)

X2: Tài sản cố định (nguồn vốn)

X3: Tiền gửi cá nhân và tiền gửi của các tổ chức tài chính (Retail and other financial institutions deposits)

Bảng 1.9: Các giá trị kỳ vọng (Mean), Min, Max và độ lệch chuẩn (S.D) của các yếu tố đầu ra:

Yếu tố đầu ra 1998 (RMm) 1999 (RMm) 2000 (RMm) 2001 (RMm) 2002 (RMm) 2003 (RMm) Y1 Min 5,150.6 6,326.2 7,204.1 7,878.6 7,213.8 7,227.4 Mean 16,828.9 19,796.9 24,072.0 28,435.8 30,003.1 33,330. Max 56,277.2 57,489.4 79,177.6 92,654.0 95,453.2 102,488.5 S.D 15,373.6 16,729.3 21,872.1 25,281.2 69,339.0 28,864.2 Y2 Min 855.4 1,448.7 1,606.6 1,363.1 615.8 1,026.5 Mean 4,375.9 5,484.6 6,629.7 7,003.9 7,838.4 8,406 Max 12,549.6 15,110.1 19,463.2 22,576.1 25,277.0 25,907.9 S.D 3,951.2 4,890.3 5,896.0 6,579.0 7,378.9 7,567.5

Bảng 1.10: Các giá trị kỳ vọng (Mean), Min, Max và độ lệch chuẩn (S.D) của các yếu tố đầu vào:

Yếu tố đầu vào 1998 (RMm) 1999 (RMm) 2000 (RMm) 2001 (RMm) 2002 (RMm) 2003 (RMm) X1 Min 84.2 91.2 101.7 112.1 121.7 142.9 Mean 367.6 351.5 560.0 685.1 718.1 757 Max 1,117.1 996.1 1,593.7 2,118.0 2,180.8 2,336.1 S.D 350.2 286.5 474.0 598.5 616.7 661.7 X2 Min 39.9 34.0 26.1 22.4 36.1 33.5 Mean 254.4 338.5 396.3 448.5 441.7 457.4 Max 836.2 826.5 1,142.2 1,418.0 1,376.6 1,420.0 S.D 279.4 300.3 361.2 432.8 422.1 435.7 X3 Min 5,507.4 7,414.6 9,125.0 9,161.9 7,966.6 9,023.6 Mean 20,855.4 26,593.9 31,977.4 35,075.4 37,172.6 39,735.0 Max 67,249.8 69,004.5 101,957.1 115,573.4 116,647.1 123,065.8 S.D 18,726.2 21,392.2 28,486.5 31,740.6 32,157.9 33,936.7

 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Tất cả các tính tốn được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp DEAP (Coelli, 1996). Đánh giá hiệu quả được tính bằng cách sử dụng mơ hình DEA đa giai đoạn phân tích. Bài nghiên cứu đã phân tích các mức độ hiệu quả trong hai năm liền kề trước năm sáp nhập (1998 – 1999) và ba năm sau khi sáp nhập (2001 – 2003).

Trong Bảng 1.11 dưới đây trình bày các ước lượng hiệu quả tổng thể, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô. Rõ ràng là, các ngân hàng Malaysia đạt được các mức hiệu quả tổng thể kỳ vọng đáng khen ngợi: 95,9% trong suốt thời đoạn 1998-2003

(xem Bảng 1.11). Nghiên cứu tương tự được thực hiện cho các ngân hàng ở Ý bởi Resti (1997) đã phát hiện ra rằng mức hiệu quả tổng thể trung bình khoảng 70% theo cả hai phương pháp DEA và mơ hình tốn kinh tế (econometric model). Tương ứng là 80% ở các ngân hàng Mỹ và 7 nước Tây Âu (theo Pastor và đồng sự, 1997); trong khi Lang và Welzel (1996) đã đưa ra điểm hiệu quả trung bình là 54% và 61% cho các ngân hàng Đức.

Từ Bảng 1.11 bên dưới, rõ ràng rằng trong những năm trước sáp nhập, các ngân hàng Malaysia đang hoạt động ở mức hiệu quả tổng thể trung bình khoảng 95,9% và chỉ có hai ngân hàng có hiệu quả khơng đổi theo quy mô (CRS). Mặc dù các ngân hàng Malaysia có hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình tương đối thấp so với hiệu quả quy mơ trung bình trong thời gian trước sáp nhập, chỉ có hai ngân hàng đang hoạt động ở mức 100% hiệu quả quy mơ, trong khi có sáu ngân hàng có mức hiệu quả kỹ thuật thuần là 100% trong thời kỳ trước khi sáp nhập. Một nguyên nhân có thể là khi các ngân hàng Malaysia vẫn đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính đã tấn cơng khu vực châu Á vào năm 1997, ngân hàng đã miễn cưỡng thừa nhận rủi ro cao hơn khi giải ngân các khoản vay trong khoảng thời gian trước khi sáp nhập.

Bảng 1.11: Thống kê mức hiệu quả trung bình của các ngân hàng Malaysia

Ngân hàng Trước khi sáp nhập (*)

Trong khi sáp nhập (**)

Sau khi sáp nhập (***)

OE PTE SE OE PTE SE OE PTE SE

Affin Bank 0.921 0.942 0.978 0.865 0.869 0.995 0.976 1.000 0.976 Alliance Bank 0.987 1.000 0.987 1.000 1.000 1.000 0.982 0.995 0.987 Arab- Malaysian Bank 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 Bumiputra- Commerce Bank 0.989 1.000 0.989 0.857 1.000 0.857 1.000 1.000 1.000 EON Bank 0.924 0.931 0.992 0.915 1.000 0.915 0.982 1.000 0.982

Hong Leong Bank 0.862 0.877 0.983 0.799 1.000 0.799 0.999 1.000 0.999 Maybank 0.958 1.000 0.958 0.907 1.000 0.907 0.936 1.000 0.936 Public Bank 0.958 0.961 0.997 0.738 0.739 0.998 0.891 0.908 0.981 RHB Bank 0.993 1.000 0.992 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 Southern Bank 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 Trung bình 0.959 0.971 0.988 0.910 0.961 0.947 0.976 0.990 0.986

(*): năm 1998 – 1999 , (**) năm 2000, (***) năm 2001- 2003 OE: chỉ số hiệu quả tổng thể (overall efficiency)

PTE: chỉ số hiệu quả kỹ thuật thuần (pure technical efficiency) SE: chỉ số hiệu quả quy mô

Mặc dù số lượng ngân hàng có mức hiệu quả tổng thể tăng từ 2 (OE = 1) trong những năm trước sáp nhập lên 4 trong năm sáp nhập, tuy nhiên, mức độ hiệu quả tổng thể trung bình giảm xuống 91,0% trong năm sáp nhập so với 95,9% trước khi sáp nhập. Hơn nữa, vì tổng tài sản của các ngân hàng tăng lên, đó là bằng chứng cho thấy phi hiệu quả theo quy mô ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng Malaysia với mức hiệu quả trung bình 94,7% so với 96,1% của mức hiệu quả kỹ thuật thuần. Trong năm sáp nhập, có 4 ngân hàng có hiệu quả quy mơ 100% so với chỉ có 2 ngân hàng phi hiệu quả kỹ thuật thuần trong cùng thời kỳ. Hai ngân hàng, cụ thể là Arab - Malaysian Bank và RHB Bank, không tham gia trong bất kỳ hoạt động sáp nhập trong năm sáp nhập. Ngân hàng Southern Bank là một trường hợp đặc biệt, khi hoàn toàn hiệu quả trong tất cả các năm trước và sau sáp nhập. Ngoại trừ Affin Bank và Public Bank, tất cả các ngân hàng khác đều có hiệu quả quy mơ thấp hơn trong năm sáp nhập.

Bảng 1.11 cũng cho thấy Public Bank có mức hiệu suất tổng thể giảm đáng kể trong năm sáp nhập so với trước khi sáp nhập. Mức hiệu quả tổng thể trung bình của ngân hàng giảm từ 95,8% trước khi sáp nhập xuống còn 73,8% trong năm sáp nhập phần lớn gây ra bởi tính khơng hiệu quả kỹ thuật thuần. Có thể giải thích ngun nhân là do ngân hàng đã mua lại Hock Hua Bank – hoạt động tập trung chủ yếu ở Đông

Malaysia trong khi trụ sở chính của Public Bank được đặt tại Kuala Lumpur (Malaysia). Do đó, ngân hàng có thể phải chịu chi phí cao hơn liên quan đến việc tích hợp hệ thống và đóng cửa chi nhánh so với các ngân hàng khác tham gia vào các vụ sáp nhập trong năm.

Bài nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Malaysia đã được hưởng lợi từ việc sáp nhập. So với trước và trong năm sáp nhập, mơ hình 1 cho thấy rằng sau sáp nhập các ngân hàng Malaysia đã cải thiện đáng kể mức hiệu quả tổng thể trung bình lên 97,6% từ 91,0% trong năm sáp nhập và 95,9% trước khi sáp nhập. Số lượng các ngân hàng hoạt động ở mức hiệu quả tổng thể 100% vẫn giống như trong năm sáp nhập. Từ Bảng 1.11 cũng cho thấy có 6 ngân hàng đã đạt được mức độ hiệu quả tổng thể cao hơn, hai ngân hàng vẫn duy trì hiệu quả khơng đổi, trong khi Alliance Bank và Maybank có mức độ hiệu quả giảm sau sáp nhập do phi hiệu quả quy mô so với thời kỳ trước khi sáp nhập.

Ngoại trừ Arab-Malaysian Bank, RHB Bank và Southern Bank có mức hiệu quả

đầy đủ trong tất cả các giai đoạn, Bumiputra-Commerce Bank là một trong những ngân hàng kém hiệu quả trong năm sáp nhập nhưng hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) trong giai đoạn sau sáp nhập. Trong năm sáp nhập, mức độ hiệu quả tổng thể của ngân hàng giảm xuống 85,7% từ mức 98,9% trước khi sáp nhập, nguyên nhân là phi hiệu quả theo quy mô. Mặc dù vậy, mức độ hiệu quả của ngân hàng có cải thiện đáng kể và nó đã có thể hoạt động hiệu quả khơng đổi theo quy mô sớm nhất là năm đầu tiên của việc sáp nhập. Hơn nữa, ngân hàng cũng có thể duy trì mức độ hiệu quả 100% trong suốt thời kỳ sau sáp nhập trong bài nghiên cứu này.

Hầu như tất cả các ngân hàng khi sáp nhập đều thực hiện đóng cửa chi nhánh trùng lặp, mà kết quả là nhân viên bị sa thải. Ngoại trừ Public Bank, có một chiến lược khác nên giữ lại tất cả các nhân viên sau khi sáp nhập. Ngân hàng này đã thực hiện đào tạo lại nhân viên của mình và bố trí lại đến các khu vực nơi mà ngân hàng tin rằng

nhân viên có thể mang lại lợi ích cho họ. Kết quả cho rằng ngân hàng có mức lợi nhuận không đáng kể từ việc di chuyển này. Mức hiệu quả tổng thể trung bình của ngân hàng sau sáp nhập (89,1%) vẫn còn thấp hơn so với trước khi sáp nhập (95,8%). Việc di chuyển này vì vậy là tốn kém với ngân hàng hợp nhất, vì sáp nhập gánh chịu những chi phí quản lý cao và sự dư thừa nhân viên. Nhìn chung, những phát hiện của nghiên cứu này tương tự như các nghiên cứu ở Mỹ về hiệu quả của ngân hàng và có kết luận chung là các ngân hàng nhỏ có hiệu quả tăng khi tăng quy mô hoạt động (IRS) (Hunter và đồng sự (1990), Noulas và đồng sự (1990), Berger và Humphrey (1991)). Hơn nữa, theo nghiên cứu của McAllister và McManus (1993) cũng cho thấy các ngân hàng lớn hơn thì hoạt động tốt nhất là khi hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) và lúc tồi tệ nhất là khi hiệu quả giảm khi tăng quy mô hoạt động (DRS).

Ngược lại với những phát hiện trước đó của Chu và Lim (1998) (Singapore), Berger và đồng sự (1993) và Miller và Noulas (1996) (Mỹ) và Drake và Hall (2003) (Nhật Bản), tìm thấy mức phi hiệu quả lớn ở các ngân hàng lớn so với các ngân hàng nhỏ hơn, kết quả cho thấy rằng việc sáp nhập có tác động tích cực lớn hơn đối với các ngân hàng vừa và nhỏ, trong khi các ngân hàng lớn vẫn còn phải gánh chịu phi hiệu quả về mặt quy mô sau ba năm sáp nhập. Các kết quả do đó có một ý nghĩa chính sách rất quan trọng vì nó cho thấy rằng các ngân hàng quy mơ vừa và nhỏ có thể tiết kiệm chi phí đáng kể từ việc mở rộng và sáp nhập thơng qua do tính kinh tế nhờ quy mơ. Nó cũng có thể lập luận rằng, các ngân hàng vừa và nhỏ phần lớn đã được hưởng lợi từ chương trình sáp nhập do ít trùng lặp chi nhánh so với các ngân hàng lớn, nơi mà trước khi sáp nhập có mạng lưới rộng và hệ thống chi nhánh được thiết lập trên cả nước. Mặt khác, các ngân hàng lớn được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí hơn thơng qua việc giảm quy mô đầu ra hơn là cải thiện hiệu quả đầu vào. Do đó, kết quả cho thấy các ngân hàng lớn nhất nên giảm quy mô để hưởng được lợi thế quy mô.

 Kết luận

Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, nghiên cứu này cố gắng để điều tra tác động của việc sáp nhập đến hiệu quả của các ngân hàng Malaysia. Bài viết đã mở rộng định nghĩa về các khoản dự phịng nợ khó địi như là biến đầu vào của ngân hàng để đo lường những tác động rủi ro đến hiệu quả của các ngân hàng Malaysia qua tất cả các giai đoạn.

Kết quả cho thấy rằng trong khoảng thời gian nghiên cứu, các ngân hàng Malaysia có mức hiệu quả tổng thể cao 95,9%, cho thấy sự lãng phí đầu vào tối thiểu là 4,1%. Bài nghiên cứu cho thấy rằng trong năm sáp nhập, mức độ hiệu quả tổng thể của ngân hàng Malaysia giảm đáng kể so với thời kỳ trước khi sáp nhập, chủ yếu là do phi hiệu quả về mặt quy mô. Mặc dù vậy, sau sáp nhập ngân hàng Malaysia có mức hiệu quả tổng thể trung bình khơng chỉ phục hồi mà cịn cao hơn so với thời kỳ trước khi sáp nhập. Hơn nữa, phi hiệu quả về mặt quy mô chiếm ưu thế so với hiệu quả kỹ thuật thuần trong việc sáp nhập các ngân hàng Malaysia. Mặc dù các ngân hàng Malaysia có mức độ hiệu quả tổng thể trung bình cao hơn sau khi sáp nhập, nghĩa là chương trình sáp nhập thành cơng, kết quả cịn cho thấy rằng các ngân hàng vừa và nhỏ đã được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình sáp nhập trong khi các ngân hàng lớn vẫn phải chịu phi hiệu quả về mặt quy mơ sau sáp nhập. Vì vậy, kết quả này có rất hàm ý chính sách quan trọng vì nó cho thấy rằng trong khi các ngân hàng vừa và nhỏ có thể tiết kiệm chi phí đáng kể từ việc mở rộng và sáp nhập thông qua hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, các ngân hàng lớn hơn nên thu nhỏ quy mô để được hưởng lợi từ lợi thế quy mô. Các nhà lập chính sách do đó có nhiều lý do hơn để thúc đẩy việc sáp nhập như là một biện pháp để mang lại hiệu quả.

1.2.2.3 M&A có thực sự cải thiện hiệu quả trong ngành cơng nghiệp ngân hàng ở Đài Loan – Một trường hợp áp dụng mơ hình DEA để phân tích Loan – Một trường hợp áp dụng mơ hình DEA để phân tích

 Tóm tắt

Bài nghiên cứu này sử dụng mơ hình DEA để phân tích sự ảnh hưởng của M&A trong các cải thiện hiệu quả của 49 ngân hàng thương mại nội địa Đài Loan trong giai đoạn từ năm 1997 – 2006. Có 03 kết quả thực nghiệm chính đạt được trong bài nghiên cứu. Đầu tiên, những ngân hàng hợp nhất có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và hiệu quả phân bổ hơn những ngân hàng khơng hợp nhất, trong khi đó khơng có sự gia tăng nào của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí bởi hợp nhất. Thứ 2, phân tích hiệu quả chi phí, do sự khơng hiệu quả của kỹ thuật cơng nghệ là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng chi phí. Cuối cùng, dù có M&A hay khơng thì đa số các ngân hàng đang hoạt động dưới sự gia tăng lợi nhuận theo quy mô IRS, điều này hàm ý hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ có thể đạt được khi quy mơ hoạt động tăng lên.

Bài nghiên cứu này có 2 mục đích sau:

 Đầu tiên, theo tài liệu nghiên cứu, hầu hết những nghiên cứu trước đây nhằm xác định những tác động của hoạt động hợp nhất giữa ngân hàng thương mại ở Mỹ và Châu Âu, nhưng có một vài ứng dụng thực nghiệm có liên quan đến hành vi của ngân hàng trên các thị trường tài chính mới nổi, đặc biệt như Đài Loan. Thêm vào đó, những nghiên cứu trước đây về những hiệu quả trong M&A các ngân hàng đã nghiên cứu hầu hết những ngân hàng lớn (Al-Sharkas và cộng sự, 2008) nhưng hoạt động hợp nhất giữa hệ thống ngân hàng nên được quan tâm xem xét, trong đó các ngân hàng có quy mơ khác nhau cùng tồn tại. Để bổ sung thêm tài liệu cho nghiên cứu sau này, bài nghiên cứu này xem xét nghiên cứu lại mối liên hệ giữa hoạt động M&A và những hiệu quả đạt được bằng nguồn dữ liệu của hệ thống ngân hàng thương mại Đài Loan, cung cấp một cái nhìn làm

căn cứ cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ra quyết định cũng như những nhà làm chính sách.

 Thứ 2, do sự khơng nhất quán trong các kết quả nghiên cứu trước đây, DeYoung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả ngân hàng TMCP việt nam sau ma (Trang 34)