Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn Sơn La (Trang 25 - 30)

1.2. Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàncủa tỉnh đoàn của tỉnh đoàn

1.2.1.1. Khái niệm Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn

Khái niệm “Quản lý” đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội nghiên cứu và đưa ra khái niệm:

- Trong cuốn “Khoa học và tổ chức quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo đã xác định: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.

- “Quản lý là tác động của chủ thể lên đối tượng theo mục tiêu nhất định”. - Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Quản lý” là “Tổ chức và điều khiển các

hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.

- Từ những khái niệm trên và qua hoạt động thực tiễn có thể đưa ra khái niệm “Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn”: “ Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động bồi dưỡng cán bộ đoàn theo những mục tiêu, yêu cầu đề ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng cán bộ đoàn”.

Các hoạt động bồi dưỡng cán bộ đoàn gồm: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; kiểm soát hoạt động bồi dưỡng; các hoạt động khác…

Như vậy, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ đồn phải thực hiện

được q trình tổ chức và điều khiển (tác động vào) các hoạt động: Lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, kiểm soát hoạt động bồi dưỡng, một số hoạt động khác theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng cán bộ đoàn.

Đối với tỉnh đoàn, chủ thể quản lý bồi dưỡng là Ban thường vụ tỉnh đồn; trong đó, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, văn phòng và cá

nhân tham mưu giúp Ban thường vụ thực hiện quản lý. Khách thể của quản lý là các hoạt động bồi dưỡng, trong đó bao gồm cả con người (cán bộ, giảng viên, học viên) tham gia các hoạt động bồi dưỡng và các điều kiện, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng.

1.2.1.2. Mục tiêu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn

a) Tổ chức, điều khiển các hoạt động bồi dưỡng bảo đảm khoa học và hiệu quả

Quản lý nhằm tác động, điều khiển các hoạt động bồi dưỡng được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Tính khoa học thể hiện trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch một cách có hệ thống theo trình tự nhất định. Khi lập kế hoạch tức là đã xác định những nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện từng công việc; các yêu cầu và khung nội dung, tiến độ thời gian bồi dưỡng cũng như số lượng lớp học, học viên tham gia bồi dưỡng; nhiệm vụ của các cơ quan phối hợp; nhiệm vụ của ban chuyên môn, cán bộ ban chun mơn của tỉnh đồn.

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng bảo đảm đúng yêu cầu về nội dung, chương trình, số lượng lớp học, học viên, thời gian.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng

Mục tiêu cơ bản của quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng; trong tất cả các hoạt động bồi dưỡng phải được quản lý tốt để đạt được mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng cán bộ đã đề ra. Sau khi được bồi dưỡng, năng lực cơng tác của cán bộ Đồn tiếp tục được nâng lên; phát huy tốt nhất kỹ năng hoạt động thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác; góp phần quan trọng “xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

trong tình hình mới”.

Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn lực, kinh phí và thời gian đầu tư cho cơng tác bồi dưỡng.

c) Thực hiện có hiệu quả cơng tác phối hợp giữa các cơ quan

Trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng, bảo đảm sự thống nhất cao, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của các cơ quan trong quá trình thực hiện.

Công tác phối hợp thể hiện trong các hoạt động như: xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng; xây dựng, lựa chọn, phân cơng giảng viên; bố trí về cơ sở, vật chất, thống nhất địa điểm mở lớp bồi dưỡng...vv.

Bảo đảm sự thống nhất ý trí giữa cơ quan Tỉnh đồn, đội ngũ giảng viên và học viên; giữa các học viên.

d) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng

Kiểm soát là một trong những nội dung quản lý, đồng thời cũng là mục tiêu của công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ đồn.

Kiểm sốt phải tiến hành toàn diện trong tất cả các hoạt động; nhằm bảo đảm thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Đổi mới, tăng cường kiểm tra, đơn đốc, đánh gía đúng kết quả bồi dưỡng. Trong công tác kiểm tra, đôn đốc kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế để khắc phục; biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích sắc trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

1.2.1.3. Nguyên tắc Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn

a) Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của mọi tổ chức, góp phần quan trọng hồn thành mục tiêu của công tác quản lý.

Thứ nhất, Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý bồi dưỡng cán bộ

Đồn u cầu cơng tác quản lý bảo đảm đúng chủ trương, quan điểm của Đảng, quy định của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nội dung quản lý đề ra phải phù hợp, không trái với quy chế cịn hiệu lực của tỉnh đồn và các đơn vị phối hợp. Bảo đảm thực thi đúng quyền hạn của chủ thể quản lý, việc

chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế lớp bồi dưỡng của đối tượng quản lý.

Thứ hai, Các nội dung quản lý phải được xây dựng, bàn bạc dân chủ,

công khai, minh bạch; phát huy tối đa năng lực, sáng kiến của các cơ quan và cán bộ trong sự thống nhất, phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và đề ra những quy tắc chung trong công tác phối hợp.

Thứ ba, Bảo đảm sự thống nhất ý trí và hành động giữa tỉnh đồn với

các đơn vị phối hợp, giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý; quá trình thực hiện tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định đã đề ra.

b) Nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tỉnh đoàn, gắn với hoạt động đoàn

Các nội dung quản lý bồi dưỡng đề ra phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tỉnh đồn; trong đó, có nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn. Đề ra các quy định về quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng cán bộ đoàn.

Quản lý nội dung bồi dưỡng bảo đảm nội dung bồi dưỡng phải gắn với hoạt động của Đoàn; hoạt động của Đoàn hết sức đa dạng, trên nhiều lĩnh vực, các cấp bộ đồn có chức năng, nhiệm vụ “tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”; các phong trào, hoạt của Đồn ln gắn kết chặt chẽ và đồng hành với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Các cấp bộ đồn phải làm tốt cơng tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đông đảo lực lượng thanh niên xung kích tham gia các hoạt động, phong trào do tổ chức đoàn tổ chức; do vậy, quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn phải bảo đảm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo gắn với hoạt động đồn.

Có thể lấy ví dụ khung nội dung bồi dưỡng một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho chức danh bí thư đồn cơ sở gắn với hoạt động đoàn như:

- Kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động thiếu nhi. - Đồn tham gia xây dựng nơng thơn mới.

- Đồn tham gia xây dựng đô thị văn minh.

- Đồn tham gia cải cách hành chính và phong trào “3 trách nhiệm”. c) Nguyên tắc thực hiện quy trình quản lý

Trong quản lý bồi dưỡng phải thực hiện đầy đủ các nội dung: lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, kiểm sốt hoạt động bồi dưỡng.

Quy trình quản lý trong hoạt động bồi dưỡng là quy trình mang tính tổng thể, bảo đảm việc tổ chức và điều khiển các hoạt động bồi dưỡng theo trình tự, quy định và yêu cầu đề ra. Trước hết phải lập kế hoạch bồi dưỡng, bởi vì lập kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý, là chức năng cơ bản của công tác quản lý. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo các yêu cầu, nội dung, trình tự và thời gian đã đề ra trong kế hoạch. Trong quá trình thực hiện phải thực hiện kiểm sốt hoạt động bồi dưỡng nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

d) Nguyên tắc kế thừa và phát triển

Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm kế thừa, phát huy được những kinh nghiệm, kết quả tích cực trong quản lý trong thời gian trước đây. Qua các năm, sau khi hoàn thành lớp bồi dưỡng, đã xác định kết quả, ưu điểm, chỉ ra hạn chế, yếu kém để khắc phục. Qua đó, tiếp tục kế thừa những kết quả, ưu điểm đã đạt được.

Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng những nội dung mới nhằm đạt được hiệu quả cao trong q trình quản lý; căn cứ u cầu cơng tác quản lý trong tình hình mới, cần tăng cường và quản lý việc xây dựng nội dung bồi dưỡng. Tránh tình trạng nội dung bồi dưỡng không kịp thời đổi mới, bổ sung nội dung mới, chỉ “đóng khung” trong giới hạn nội dung đã biên soạn từ những

năm trước, trong đó có nội dung chưa kịp thời bổ sung, như: hệ thống các văn bản mới của của Đảng, Nhà nước, địa phương trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của địa phương.

e) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Trong tất cả các khâu của hoạt động bồi dưỡng phải được quản lý tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm trong hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng là việc sử dụng đúng hoặc thấp hơn định mức chi phí theo quy định cho hoạt động bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao nhất có thể đạt được trong cơng tác quản lý.

Quản lý có hiệu quả khơng chỉ tiết kiệm về kinh phí, điều kiện vật chất mà còn tiết kiệm cả về nguồn nhân lực, thời gian. Trong thời gian mở lớp bồi dưỡng, cần quản lý tốt quỹ thời gian; bố trí, sử dụng quỹ thời gian hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt các nội dung trong kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn Sơn La (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w