1.2. Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của
1.2.3.1. Các yếu tố thuộc về tỉnh đoàn
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới công tác quản lý bồi dưỡng, bao gồm:
Thứ nhất, yếu tố thuộc về tập thể lãnh đạo, người đứng đầu
Nhận thức, trách nhiệm của ban thường vụ tỉnh đoàn, nhất là người đứng đầu là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác quản lý bồi dưỡng. Trước hết, ban thường vụ tỉnh đồn, đặc biệt là bí thư tỉnh đoàn phải nhận thức đúng về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác quản lý bồi dưỡng; phải xác định bồi dưỡng cán bộ, quản lý bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tỉnh đồn, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Việc nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của quản lý bồi dưỡng sẽ giúp cho tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu quan tâm đúng mức, bố trí thời gian thỏa đáng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý bồi dưỡng như: phân công nhiệm vụ cụ thể, lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, tâm huyết, trách nhiệm để phân công, giao nhiệm vụ tham mưu. Chỉ đạo sát sao, tồn diện tất cả các khâu trong cơng tác quản lý, nhất là nội dung, phương pháp, chất lượng bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy chế, quy định cụ thể trong quản lý. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều đổi mới, sáng tạo; đồng thời xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm hoặc làm việc cầm chừng, máy móc, qua loa, đại khái trong hoạt động bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng.
Thứ hai, yếu tố thuộc về ban tham mưu, cán bộ tham mưu
Ban Tổ chức xây dựng đồn là ban chủ trì tham mưu cơng tác quản lý bồi dưỡng; ban cần lựa chọn, phân cơng cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực chun mơn, tâm huyết với cơng tác đồn làm cơng tác tham mưu quản lý bồi dưỡng.
Đối với cán bộ ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, có nhiều đổi mới, sáng tạo sẽ tham mưu có hiệu quả, giúp cho tỉnh đồn nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng; luôn chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy định nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Đối với cán bộ tham mưu năng lực hạn chế, khơng tích cực nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo thì dẫn đến tham mưu cơng tác quản lý khơng tồn diện, không đi vào thực chất, việc quản lý chỉ mang tính hình thức, khơng quan tâm đúng mức đến nội dung, chất lượng bồi dưỡng; chủ yếu chỉ quan tâm việc hoàn thành chỉ tiêu về số lượng lớp bồi dưỡng, số lượng học viên, thời gian mở lớp.
Thứ ba, sự phối hợp giữa ban tổ chức xây dựng đồn (ban chủ trì tham mưu) với văn phịng và các ban khác thuộc tỉnh đồn
Sự phối hợp giữa ban chủ trì tham mưu với văn phịng và các ban trực thuộc tỉnh đoàn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ đảm bảo công tác tham mưu quản lý có chất lượng, hiệu quả thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu trong quá trình quản lý.
Văn phịng cơ quan tỉnh đồn có chức năng, nhiệm vụ chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cơng tác của tỉnh đoàn, của lãnh đạo tỉnh đoàn; quản trị hành chính; quản lý cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của tỉnh đồn trong đó có kinh phí bồi dưỡng cán bộ; do đó ban chủ trì tham mưu cơng tác quản lý bồi dưỡng cán bộ phải phối hợp chặt chẽ với văn phịng trong việc lập dự tốn, thanh, quyết tốn kinh phí bồi dưỡng theo quy định; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phụ vụ quản lý bồi dưỡng.
Ngồi ra, ban chủ trì phải phối hợp chặt chẽ với các ban chuyên môn khác thuộc tỉnh đồn để nắm bắt tình hình hoạt động của cán bộ đồn, nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn cho cán bộ đồn thuộc lĩnh vực ban chun mơn khác phụ trách. Cụ thể, phối hợp với ban thanh thiếu nhi trường học nắm bắt về hoạt động và nhu cầu bồi dưỡng đối với cán bộ đoàn, cán bộ tổng phụ trách đội trong khối trường học; phối hợp với ban phong trào nắm bắt về hoạt động và nhu cầu bồi dưỡng cán bộ đồn khối nơng thơn, cơ quan hành chính, lực lượng vũ trang và hội LHTN các cấp...vv.
1.2.3.2. Các yếu tố khác
a) Yếu tố thuộc về cán bộ được bồi dưỡng
Trình độ, nhận thức, tâm huyết, ý thức trách nhiệm của cán bộ được bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý bồi dưỡng, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của học viên có ý nghĩa, vai trị quan trọng. Đối với những học viên ln nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, tích cực nghiên cứu, học tập sẽ đạt được kết quả cao trong bồi dưỡng.
b) Yếu tố thuộc về các cơ quan phối hợp
Trong tổ chức bồi dưỡng cán bộ đoàn, ngoài Tỉnh đồn là cơ quan chủ trì, cịn có các cơ quan phối hợp như: (1) Các trường, học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; (2) Các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ (gọi tắt là cơ quan quản lý cán bộ); (3) các sở, ban, ngành quản lý chuyên ngành và các tổ chức chính trị - xã hội (khi cần thiết).
Các cơ quan quản lý cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng cần phối hợp chặt chẽ với tỉnh đồn, trường Chính trị tỉnh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia bồi dưỡng; trao đổi thông tin hai chiều về ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, chất lượng học tập, bồi dưỡng cùng như năng lực vận dụng thực tiễn của cán bộ sau khi tham gia bồi dưỡng.
c) Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng
Ngoài các yếu tố nêu trên, việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng có tác động đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bồi dưỡng.
Hiện nay cơ sở vật chất về địa điểm, phòng học, ký túc xá của trường Chính trị tỉnh cơ bản bảo đảm phụ vụ các lớp bồi dưỡng. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 thì hạ tầng cơng nghệ thơng tin của Trường cịn bất cập, cần phải được tiếp tục quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng.