Kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của một số tỉnh đoàn và

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn Sơn La (Trang 35 - 39)

bài học cho tỉnh đoàn Sơn La

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh đoàn

Thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đồn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020 của Trung ương Đoàn, các tỉnh đoàn đã xây dựng và tổ

chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đồn của địa phương mình; qua nghiên cứu cơng tác quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của một số tỉnh đoàn, rút ra một số kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo như sau:

1.3.1.1. Về nhận thức và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh đoàn

Ban thường vụ tỉnh đoàn đã nhận thức đầy đủ về vai trị, tầm quan trọng và quan tâm đến cơng tác quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn; chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền quan tâm đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đồn; kinh phí được tỉnh cấp cho cơng tác bồi dưỡng cán bộ đoàn, số lớp bồi dưỡng, số lượng học viên đã tăng lên hằng năm. Một số tỉnh đoàn như tỉnh đoàn Lào Cai, Yên Bái đã báo cáo, xin chủ trương lãnh đạo của thường trực tỉnh ủy để phối hợp chặt chẽ với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động Thanh thiếu niên Trung ương tổ chức đăng cai mở các lớp bồi dưỡng của Trung ương Đoàn tại tỉnh mình, tạo điều kiện cho cán bộ đồn trong khu vực Tây Bắc và trong tỉnh có điều kiện học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm vị các đơn vị bạn; từ đó nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ, năng lực chuyên mơn của cán bộ đồn tham gia bồi dưỡng được nâng lên.

1.3.1.2. Về khung nội dung bồi dưỡng

Các đơn vị đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đoàn, Chương trình nội dung bồi dưỡng theo khung của Trung ương Đồn quy định, gồm các nội dung vể: lý luận chính trị - hành chính, các kỹ năng nghiệp vụ cơng tác Đoàn, Đội, Hội; ngoài ra, tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề.

Ngồi bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cơng tác đồn, một số tỉnh đoàn đã phối hợp, đề xuất với Ban Tổ chức tỉnh ủy ra sốt, lựa chọn những cán bộ đồn đang giữ chức danh hoặc quy hoạch chức danh cán bộ chủ chốt tỉnh đoàn để tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về trình độ lý

luận chính trị, quản lý Nhà nước để bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quan tâm bồi dưỡng, phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên.

1.3.1.3. Về đối tượng bồi dưỡng

Bám sát các chức danh cán bộ đoàn để bồi dưỡng, gồm: cán bộ chủ chốt đoàn cấp huyện, cấp xã; cán bộ được quy hoạch quy hoạch chức danh Bí thư Đồn cấp xã, cấp huyện; cán bộ chuyên trách cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã. Ngoài đối tượng cán bộ chuyên trách, cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã; tỉnh đoàn Lào Cai đã quan tâm, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Trung ương đoàn tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ đoàn bán chuyên trách và cán bộ đoàn kiêm nhiệm như: chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng đội xã, phường; bí thư, phó bí thư chi đồn; cán bộ làm công tác thiếu nhi ở địa bàn dân cư; đây là cách làm sáng tạo, hiệu quả vì cán bộ bán chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm hầu hết chưa được đào tạo chun mơn về nghiệp vụ cơng tác đồn; trong khi hoạt động cơng tác đồn ở cơ sở lại đa dạng, phụ cấp còn thấp (đối với cán bộ bán chun trách) hoặc khơng có phụ cấp (cán bộ kiêm nhiệm);

1.3.1.4. Công tác phối hợp với các trung tâm, học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng

Một số tỉnh đồn đã quan tâm thực hiện cơng tác phối hợp với các trường, học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn như: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động Thanh thiếu niên Trung ương (các đơn vị phối hợp) như tỉnh đồn Lào Cai, n Bái; phối hợp tốt trong cơng tác lựa chọn giảng viên có trình độ chun mơn cao, có bề dày kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp giảng dạy phù hợp đã đem lại chất lượng, hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng; chủ động đề xuất với các đơn vị phối hợp thống nhất bổ sung những nội dung mới, có tính thực tiễn cao vào nội dung giáo trình bồi dưỡng.

1.3.1.4. Cơng tác kiểm sốt hoạt động bồi dưỡng

Một số tỉnh đồn có cách làm sáng tạo, quan tâm đến kiểm sốt kết quả đánh gía, kiểm tra kết quả bồi dưỡng của học viên; sau khóa bồi dưỡng, gửi kết quả bồi dưỡng đến cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ đoàn để theo dõi; phối hợp theo dõi năng lực, kỹ năng hoạt động, kết quả công tác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ sau bồi dưỡng.

1.3.2. Bài học cho Tỉnh đoàn Sơn La

Một là, Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của cơng

tác quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn; tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ đồn về tầm quan trọng, vai trị, mục tiêu của hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng.

Hai là, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, người

đứng đầu trong công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ; thực hiện tốt chế độ báo cáo với cấp ủy có thẩm quyền, xin chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp với các tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Ba là, Quan tâm thực hiện tốt việc lựa chọn, phân công cán bộ tham

mưu quản lý; cần lựa chọn, phân cơng cán bộ tham mưu có năng lực, trình độ, tâm huyết, ln đề cao tinh thần trách nhiệm, trong thực hiện nhiệm vụ có sự đổi mới, sáng tạo.

Năm là, Phối hợp chặt chẽ, toàn diện với các cơ quan liên quan trong

công tác bồi dưỡng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm như: Lập kế hoạch bồi dưỡng; bổ sung, cập nhật kiến thức mới cho học viên; đổi mới phương pháp bồi dưỡng; lựa chọn, bố trí giảng viên phù hợp với từng chuyên đề bồi dưỡng.

Sáu là, Tiếp tục đổi mới, tăng cường kiểm soát bồi dưỡng; thường

xun kiểm tra, đơn đốc tồn diện hoạt động bồi dưỡng; đổi mới, nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng; gắn kết chặt chẽ giữa đánh giá kết quả học tập trên lớp với kết quả hoạt động thực tiễn của học viên.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CỦA TỈNH ĐOÀN SƠN LA

GIAI ĐOẠN 2018-2020

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn Sơn La (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w