Nội dung quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn Sơn La (Trang 30 - 32)

1.2. Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn

1.2.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn

1.2.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đoàn

Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đồn là việc đề ra một cách có hệ thống về cách thức, khung nội dung, trình tự, thời gian tiến hành bồi dưỡng nhằm đạt chất lượng, hiệu quả.

Để việc lập kế hoạch bồi dưỡng bảo đảm tính khoa học, khả thi, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng cán bộ đoàn, nhất là yêu cầu về nội dung, đối tượng bồi dưỡng trong từng năm thì trước hết phải xây dựng Quy trình lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đồn.

Quy trình lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đồn được hiểu là trình tự phải tuân theo để tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đoàn.

Việc lập kế hoạch được tiến hành hằng năm, được phê duyệt theo quy định. Nội dung kế hoạch phải xác định được mục đích, yêu cầu; khung nội dung bồi dưỡng; đối tượng, số lượng học viên; thời gian, địa điểm mở lớp; đơn vị phối hợp; đội ngũ giảng viên; kinh phí; tổ chức thực hiện.

1.2.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cán bộ đoàn

Yêu cầu: Tổ chức thực hiện đúng các nội dung và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

a) Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận hoặc cán bộ trực tiếp phụ trách tham mưu thực hiện kế hoạch; ban hành các văn bản cụ thể hóa tổ chức thực hiện Kế hoạch; trong đó chú ý đến các cơng việc, hoạt động cụ thể như: xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng lớp bồi dưỡng; phối hợp xây dựng nội dung, trong đó quan tâm bổ sung, cập nhật những thông tin mới trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các địa phương, các ngành.

b) Phối hợp với các cơ quan hữu quan: Học viện Thanh thiếu niên, Trường Chính trị tỉnh, các sở, ngành của tỉnh trong việc thống nhất nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm, giảng viên kiêm chức (nếu có); đối với giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, trường Chính trị tỉnh do Học viện và trường phân cơng, bố trí.

c) Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng

Xây dựng, biên soạn nội dung bồi dưỡng là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Căn cứ khung nội dung bồi dưỡng đã được xác định trong kế hoạch, Ban thường vụ tỉnh đoàn cần phối hợp chặt chẽ với các trường, học viện lựa chọn, phân cơng giảng viên để giảng viên bố trí thời gian biên soạn, xây dựng nội dung, giáo trình bồi dưỡng.

Nội dung bồi dưỡng theo các chuyên đề về nghiệp vụ cơng tác đồn, các kỹ năng tổ chức các hoạt động của đoàn cơ bản đã đã có trong các tài liệu, giáo trình được các trường, học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn phát hành. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng, giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, biên soạn, bổ sung những nội dung, kiến thức, kỹ năng mới phù hợp với từng đối tượng học viên.

1.2.2.3. Kiểm soát hoạt động bồi dưỡng cán bộ đồn

Kiểm sốt hoạt động bồi dưỡng là việc xem xét để phát hiện, ngăn chặn những việc xảy ra trái quy định của Nhà nước, những việc thực hiện không đúng kế hoạch đã đề ra trong hoạt động bồi dưỡng. Qua cơng tác kiểm sốt, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý, khắc phục hạn chế, tồn tại; đôn đốc việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ đã đề ra.

Để hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả, trước hết phải lập kế hoạch kiểm soát hoạt động bồi dưỡng; việc kiểm soát phải tiến hành chặt chẽ, thường xuyên tất cả các nhiệm vụ, đối tượng như: kiểm soát việc xây dựng nội dung, chương trình; việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, trong đó chú trọng kiểm sốt: việc phối hợp với các cơ quan liên quan; xây dựng, lựa chọn, bố trí giảng viên; việc chấp hành nội quy, quy chế lớp bồi dưỡng; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn của tỉnh đoàn Sơn La (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w