Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
2.2 Các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của SHBVN
2.2.1.2 Yếu tố kinh tế, xã hội
Năm 2011 (Tổng cục Thống kê, 2011)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5.89% so với năm 2010, tuy thấp hơn mức tăng 6.78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khĩ khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18.13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18.58% so với bình quân năm 2010.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội năm 2011 đối mặt với một loạt khĩ khăn và thách thức: Lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao; doanh
nghiệp gặp nhiều khĩ khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; tỷ giá cĩ những thời điểm biến động phức tạp. Những bất ổn trên đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đĩ chủ yếu là các cân đối vĩ mơ khơng ổn định, thiếu vững chắc tiềm ẩn trong nền kinh tế từ nhiều năm qua. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chưa tập trung quan tâm đến chiều sâu, đặc biệt là chưa coi trọng chất lượng và sự bền vững trong phát triển của từng ngành, lĩnh vực nĩi riêng và của tăng trưởng tồn nền kinh tế nĩi chung.
Năm 2012 (Tổng cục Thống kê, 2012)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5.03% so với năm 2011, trong đĩ quý I tăng 4.64%; quý II tăng 4.80%; quý III tăng 5.05%; quý IV tăng 5.44%. Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5.89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khĩ khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Chính phủ.
CPI tháng 12/2012 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá cĩ nhiều biến động bất thường. Cụ thể là: CPI tăng khơng quá cao vào hai tháng đầu năm (Tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhĩm thuốc và dịch vụ y tế và nhĩm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI khơng giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng Sáu và tháng Bảy).
Khái quát lại, kinh tế-xã hội năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của kinh tế tồn cầu cùng với việc thắt chặt tài khố và tiền tệ trong nước để kiềm chế lạm phát nên gặp nhiều khĩ khăn. Tuy nhiên, với các giải pháp từ Chính Phủ, nền kinh tế - xã hội cĩ những chuyển biến tích cực và đúng hướng. Kinh tế vĩ mơ nhìn chung ổn định. Tăng trưởng ở mức hợp lý. Lạm phát được kiềm chế.
Sáu tháng đầu năm 2013 (Tổng cục Thống kê, 2013)
Theo thơng cáo báo chí của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2013 ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012, trong đĩ, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6.4%. Tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm nay xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm 2012 (4.93%) nhưng thấp hơn nhiều mức tăng 6.22% của cùng kỳ năm 2010 và mức tăng 5.92% của cùng kỳ năm 2011.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 tăng 2.4% so với tháng 12/2012 và tăng 6.69% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân sáu tháng đầu năm nay tăng 6.73% so với bình quân cùng kỳ năm 2012. Lạm phát sáu tháng đầu năm nhìn chung khơng cĩ biến động lớn và giữ ổn định ở mức tăng hoặc giảm nhẹ. Riêng chỉ số giá mặt hàng lương thực và thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hĩa tiêu dùng) chỉ tăng vào hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán, các tháng sau cĩ chỉ số giá giảm. Biểu hiện này của giá tiêu dùng cho thấy thực tế hai mặt của vấn đề ổn định vĩ mơ trong năm nay cần được xem xét kỹ, đĩ là lạm phát mặc dù được kiềm chế do tích cực thực hiện các giải pháp, nhưng thị trường cầu hiện đang ở mức thấp, phản ánh sức mua trong dân yếu, đồng nghĩa với sản xuất đang gặp khĩ khăn về tiêu thụ sản phẩm.
Trong sáu tháng đầu năm, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại giảm nhằm tháo gỡ khĩ khăn cho doanh nghiệp. Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay được cải thiện, sau khi giảm trong tháng Một đã tăng trở lại từ tháng Hai và đang cĩ chuyển biến tích cực. Thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định. Tính đến cuối tháng Sáu, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3.8 - 4% so với cuối
năm 2012 và gấp hai lần mức tăng cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các giải pháp tháo gỡ khĩ khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thơng dịng vốn bước đầu phát huy tác dụng. Huy động vốn của các ngân hàng thương mại cũng tăng khá, tính đến 20/5/2013 mức huy động tăng 5.8% so với thời điểm cuối năm 2012.
Tĩm lại, kinh tế hai quý đầu năm 2013 diễn biến khá tốt. Lạm phát được kiềm chế. Khĩ khăn của các doanh nghiệp đang dần được tháo gỡ, tín dụng theo xu hướng tăng lên, ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo cĩ những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn cịn đối mặt với nhiều khĩ khăn và ẩn chứa những rủi ro tác động đến ổn định vĩ mơ. Nợ xấu chưa được giải quyết. Lạm phát mặc dù đang ở mức an tồn nhưng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ ở ngồi nước, đồng thời bị tác động mạnh từ việc thực hiện điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng, dịch vụ. Sản xuất kinh doanh trong nước đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, tuy đã cĩ cải thiện nhưng sức mua thấp dẫn đến tiêu thụ hàng tồn kho chậm. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013.
Như vậy, kinh tế từ năm 2011 đến tháng 06/2013 diễn biến theo hướng cải thiện dần nhờ cĩ những giải pháp, chỉ đạo kịp thời từ Chính Phủ. Kinh tế tăng trưởng đều đặn, lạm phát suy giảm tuy vẫn cịn đối mặt nhiều khĩ khăn như nợ xấu vẫn cịn ở mức cao, sức mua thấp, vẫn cịn tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Diễn biến kinh tế này là nguyên nhân thu nhập hoạt động, quy mơ tài sản, quy mơ vốn chủ sở hữu của SHBVN vẫn tăng qua các giai đoạn dù kinh tế khĩ khăn. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí hoạt động quá cao so với thu nhập khiến cho ROA và ROE sáu tháng đầu năm 2013 khơng đạt mục tiêu và cĩ phần giảm so với cùng kỳ năm trước. Một điểm đáng lưu ý, CPI năm 2012 cĩ nhiều biến động, chỉ được kiềm chế vào cuối năm nhờ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Do đĩ, quy mơ
huy động vốn tháng 06/2012 của SHBVN giảm so với năm 2011, tăng trở lại vào cuối năm, khiến cho năm 2012 Ngân hàng khơng đạt mục tiêu huy động. Thêm vào đĩ, do các chính sách ổn định thị trường tiền tệ của Chính phủ, các tổ chức tín dụng bị hạn chế mức tăng trưởng tín dụng. Đối với SHBVN, tốc độ tăng trưởng so với cuối năm trước được cho phép là 17% năm 2012 và 12% cho sáu tháng đầu năm 2013. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHBVN tuy vẫn đạt mục tiêu và trong mức cho phép nhưng cĩ phần chậm lại vào những tháng đầu năm 2013.