ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV SÀI GÒN ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn (Trang 70 - 73)

ĐẾN NĂM 2013

3.1.1. Các nhiệm vụ công tác trọng tâm của BIDV Sài Gòn trong thời gian tới

Theo định hướng phát triển trên địa bàn thành phố, ngành ngân hàng tăng

trưởng huy động vốn đi đôi với phát triển dịch vụ hiện đại góp phần đáp ứng tốt nhu cầu về dịch vụ ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015.

Tập trung tái cấu trúc ngân hàng trên các hoạt động như: Tái cơ cấu nền vốn,

ổn định nền khách hàng lớn đi kèm với gia tăng nền vốn khách hàng dân cư và

doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tái cơ cấu dư nợ tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ TDH/tổng dư nợ, giảm dần các dự án lớn, dư nợ bất động sản và chứng

khoán, đẩy mạnh cho vay bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu.

Nâng cao công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm sốt đảm bảo an tồn. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh với phương châm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng, tăng trưởng bền vững.

Căn cứ mục tiêu chung của toàn ngành và của hệ thống, BIDV Sài Gòn xác

định rõ mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh như sau:

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động

của Chi nhánh. Tiếp tục là Chi nhánh có tỷ trọng về nguồn vốn huy động, tín dụng, dịch vụ và lợi nhuận cao trong hệ thống BIDV.

- Tập trung đẩy mạnh phát triển huy động vốn, gắn hoạt động huy động vốn

với tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh, đảm bảo tuân thủ hệ số Q của Chi nhánh cũng như góp phần đảm bảo thanh khoản cho hệ thống.

- Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, tận thu lãi treo và trích đủ dự phịng rủi ro. Tích cực, chủ động giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến nợ xấu, thực hiện

TCKT, dân cư trên địa bàn quận 5, 6, 8, 10, 11, Bình Tân.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo lợi ích của người lao động, xây dựng và phát triển thương hiệu - văn hóa BIDV.

- Phục vụ các chương trình phát triển kinh tế TPHCM.

Các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể:

Đơn vị: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu TH 2010 TT BQ KH 3 năm 2011-2013

2011-2013 Số tuyệt đối đến 2013 I Chỉ tiêu về quy mô

1 Tăng trưởng huy động vốn 5,397 22%-24% 9,800

Đối tượng khách hàng ĐCTC 199 43%-45% 400 Đối tượng khách hàng DN 2,587 16%-18% 4,100 Đối tượng khách hàng dân cư 2,611 25%-27% 5,300

2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng 5,088 13%-15% 7,350

II Chỉ tiêu về cơ cấu

3 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 22.43% 25% 2,000 4 Tỷ lệ dư nợ bán lẻ/TDN 9.18% 16%-18% 1,180 5 Tỷ lệ HĐV dân cư/HĐV 48.38% 55%-57% 5,400

III Chỉ tiêu về chất lượng

6 Tỷ lệ nợ xấu 2.05% 2% 150

7 Tỷ lệ nợ nhóm 2 18.63% 8% 590

IV Chỉ tiêu về hiệu quả

8 Tăng trưởng thu dịch vụ ròng 46.4 25%-27% 100 9 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 144.3 18%-20% 300 - Tăng trưởng huy động vốn: Với nỗ lực cải thiện cân đối vốn, tốc độ tăng trưởng huy động vốn phải cao hơn với tốc độ tăng trưởng tín dụng, BIDV Sài Gòn cần đạt mức tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011-2013 là 22% - 24%.

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng: BIDV Sài Gịn phát triển hoạt động tín dụng

trên cơ sở cân đối với hoạt động huy động vốn, đảm bảo chất lượng. Mức tăng

trưởng theo kế hoạch là 13%-15% do quy mô hiện nay ở mức rất cao và tỷ lệ dư nợ nhóm II/TDN cần phấn đấu giảm dưới 8%.

đạt mức tăng trưởng trên 22%.

- Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: Phát huy hiệu quả kinh doanh cao của chi nhánh giai đoạn 2006-2010 (1 trong những chi nhánh hàng đầu của địa bàn

TPHCM) và dựa trên tốc độ phát triển của huy động vốn, dư nợ tín dụng, thu dịch vụ rịng trong giai đoạn 2011-2013, chi nhánh cấn phấn đấu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức 18% - 20%.

3.1.2. Định hướng phát triển huy động vốn đến 2013

Xác định hoạt động huy động vốn là lĩnh vực trọng tâm, then chốt trong quá trình hoạt động kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền vốn, đáp ứng

nhu cầu tín dụng, đảm bảo an tồn trong hoạt động của Chi nhánh và góp phần ổn

định thanh khoản cho hệ thống.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 22-24%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2013, đạt 9.800 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2013. Về các

cơ cấu: Phấn đấu đạt tỷ trọng huy động vốn dân cư ở mức 55 – 57%/ nguồn vốn huy

động; nâng dần tỷ trọng nguồn vốn TDH/nguồn vốn huy động đạt 55- 60%.

Về đối tượng khách hàng: Tập trung phát triển mạnh huy động vốn trong cộng

đồng người Hoa, nhóm khách hàng khối vé số, các hộ dân cư là đối tượng được đền

bù giải tỏa của các dự án (thông qua việc tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với các Ban quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng các quận, huyện), thiết lập và đẩy mạnh quan hệ với các đơn vị hành chính sự nghiệp như mở tài khoản thanh tốn lương cho bệnh viện, trường học,...

Về sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, thường xuyên thiết kế các chương trình khuyến mại hấp dẫn và cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn.

Về chính sách khách hàng: Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, ưu tiên đối với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

Tăng trưởng nguồn vốn gắn với tiết kiệm chi phí huy động và có cơ cấu vốn hợp lý, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn vừa đáp ứng

thanh khoản - chi trả, dự trữ hợp lý, hiệu quả cao.

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới phòng giao dịch hiện tại, tiếp tục mở rộng có chọn lọc các địa điểm có lợi thế về huy động vốn dân cư, đặc biệt tại khu vực Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo các hộ kinh doanh

người Hoa.

Công tác quản lý nguồn vốn được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ,

triệt để từ khâu lập kế hoạch đến việc rà soát, chỉ đạo, điều hành đồng thời tăng

cường hoạt động thanh kiểm tra, thực hiện cảnh báo, ngăn chặn, phòng ngừa các sai phạm liên quan đến công tác nguồn vốn nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận của BIDV Sài Gòn.

3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG

VỐN TẠI BIDV SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)