Giải pháp về quản trị điều hành 78 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn (Trang 88 - 90)

3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV SÀI GÒN 68 

3.3.5. Giải pháp về quản trị điều hành 78 

Về cơng tác quản lý dịng tiền

- Chi nhánh quán triệt chủ trương phát triển tín dụng phải gắn với tăng trưởng huy động vốn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Hội sở chính về việc cam kết điều kiện duy trì số dư tiền gửi, chuyển doanh thu trong các Hợp đồng tín dụng. Đối với các doanh nghiệp thực hiện chưa đúng việc chuyển dòng tiền về BIDV như cam kết, Chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp, chế tài mạnh như dừng giải ngân, thu nợ trước hạn...

- Đối với các khoản tín dụng mới, Chi nhánh đưa điều kiện bắt buộc về cam

kết duy trì số dư tiền gửi, chuyển doanh thu và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại BIDV với tỷ lệ cụ thể (số tiền cụ thể) trong Hợp đồng tín dụng. Đồng thời, Chi nhánh có

cơ chế giám sát nội bộ, gắn trách nhiệm với từng bộ phận, cá nhân liên quan trong việc đôn đốc khách hàng thực hiện đúng cam kết.

- Chi nhánh quản lý chặt chẽ và bám sát khách hàng để nắm bắt thơng tin dịng tiền, đặc biệt là các khách hàng có nguồn doanh thu chuyển về lớn vào dịp cuối

năm, dự báo khả năng quay vòng của các khoản tiền gửi lớn đang hiện hữu tại Chi nhánh, chủ động vận dụng linh hoạt các cơ chế kết hợp với các biện pháp chăm sóc, tiếp thị đủ mạnh, đảm bảo mục tiêu quyết tâm giữ vững nền vốn, quay vòng những khoản tiền gửi lớn sắp đến hạn (đặc biệt là những khoản tiền gửi của Đài truyền

- Chú trọng xây dựng các phần mềm hỗ trợ quản lý sản phẩm: bên cạnh việc thiết kế và cung cấp sản phẩm mới, BIDV Sài Gòn cần chú trọng đến việc xây dựng mới và nâng cấp chương trình quản lý sản phẩm, nhằm theo dõi, đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của từng dịng sản phẩm, tăng cường khả năng tự động hóa

trong việc tính tốn doanh thu, lợi nhuận và phí của khách hàng, từ đó làm cơ sở để có cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá sản phẩm: bao gồm các chỉ tiêu hiệu quả; chỉ tiêu đánh giá về quy trình văn bản hướng dẫn, chương trình vận hành, các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm… phù hợp với đặc thù của từng sản phẩm. Công tác đánh giá này được thực hiện định kỳ nhằm rà soát lại tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, trên cơ sở nghiên cứu thị thường, thực hiện phiếu điều tra thăm dò ý kiến khách hàng, so sánh với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các yêu cầu hồn thiện, nâng cấp sản phẩm.

Về cơng tác giao kế hoạch kinh doanh:

- Trước tình hình nguồn vốn căng thẳng, cần rà soát việc giao chỉ tiêu tín dụng và chỉ tiêu huy động vốn, đặc biệt đối với những đơn vị có nhu cầu gia tăng giới hạn tín dụng, nhất thiết phải gia tăng huy động vốn và chỉ thực hiện gia tăng tín dụng khi đảm bảo hệ số Q.

- Rà sốt khả năng thực hiện của các phịng quan hệ khách hàng và đơn vị trực thuộc được giao chỉ tiêu huy động vốn phấn đấu để có điều chỉnh/cân đối kịp thời.

- Rà soát, so sánh kết quả huy động vốn của các phòng giao dịch ở các khu

vực khác nhau, xác định và có chỉ đạo cụ thể, sát thực đối với từng địa bàn, từng chi nhánh có kết quả huy động vốn khơng hồn thành kế hoạch được giao. Trên cơ sở

đó, nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích các PGD đạt kết quả huy động

vốn tốt, các biện pháp xử lý đối với các PGD khơng hồn thành kế hoạch.

- Cần tiến hành phân giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đến từng cán bộ

hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ của tất cả cán bộ, khơng phân biệt phịng/ban, nghiệp vụ đang thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn (Trang 88 - 90)