Cơ sở xây dựng các giải pháp và định hƣớng phát triển ngành gỗ xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ gia dụng việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 71 - 74)

xuất khẩu Việt nam và XK sang thị trƣờng Nhât Bản

3.1.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ gia dụng Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản

- Qua việc phân tích, đánh giá lại thực trạng lợi thế của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản của nƣớc ta so với các nƣớc trong khu vực, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng của mơi trƣờng bên ngồi nhƣ: Kinh tế, Chính trị, Pháp luật, Văn hố Xã hội, mơi trƣờng tự nhiên, nhà cung cấp, ngƣời mua, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các cơ hội, nguy cơ đang tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật

- Qua việc khảo sát thực tế, chọn lọc từ 122 doanh nghiệp làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, tác giả đã nhận thấy rằng, ngồi một số doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt nam đã thành cơng trên thị trƣờng Nhật Bản nhƣ Vina G7, Cơng ty kỹ nghễ Gỗ Trƣờng Thành, Cơng ty Đức Thành,.. nhìn chung các doanh nghiệp XK đồ gỗ gia dụng việt Nam chƣa thực sự cĩ những giải pháp phù hợp nhằm nhằm hạn chế những nhân tố tác động bất lợi và phát huy phát huy nguồn nội lực trong mỗi doanh nghiệp trong việc khai thác và đẩy mạnh XK đồ gỗ gia dụng Việt nam sang thị trƣờng Nhật Bản.

- Thơng qua bài học kinh nghiệm về XK đồ gỗ gia dụng sang thị trƣờng Nhật Bản của một số doanh nghiệp Đài Loan

Chính từ những cơ sở trên, vừa thuận lợi, vừa khĩ khăn nên việc đƣa ra các giải pháp khắc phục khĩ khăn, hƣớng tới đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗỗ gia dụng Việt Nam sang Nhật Bản trong lúc này là cĩ cơ sở và luơn mang tính cấp bách

3.1.2. Mục tiêu và định hƣớng quy hoạch ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đến năm 2025

Theo Đề án Quy hoạch ngành chế biến gỗ đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025 đang đƣợc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam xây dựng theo đặt hàng

của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, mục tiêu đến năm 2025, phát triển ngành chế biến đồ gỗ thành ngành sản xuất cĩ cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực của sản xuất lâm nghiệp cho kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỷ USD; tổng giá trị sản xuất chiếm 3% trong tổng GDP quốc gia.

Phấn đấu đến năm 2015: tổng cơng suất gỗ xẻ đạt 4,5 triệu m3/năm; 750 nghìn m3 sản phẩm ván MDF/năm; 100 nghìn m3 ván dăm; kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 4,2-4,5 tỷ USD; giải quyết việc làm cho 350 nghìn lao động. Đối với khu vực Bắc Bộ, thúc đẩy hình thành tam giác phát triển cơng nghiệp chế biến gỗ: Hải Phịng - Hà Nội - Quảng Ninh, trên cơ sở mở rộng các cơ sở chế biến gỗ hiện cĩ và xây dựng mới các nhà máy chế biến gỗ. ở khu vực Đơng Nam Bộ, củng cố mạng lƣới cơ sở chế biến gỗ hiện cĩ tại Tp.HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng theo hƣớng chuyên mơn hố cao. Vùng Tây Nguyên, hình thành các khu, cụm cơng nghiệp chế biến gỗ gắn với đầu tƣ máy mĩc thiết bị sản xuất đồ gỗ tinh chế. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng thúc đẩy thành khu vực chuyên sản xuất đồ mộc xuất khẩu và phát triển sản xuất ván nhân tạo.

Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hĩa 2011-2020. Theo đĩ, mục tiêu đƣợc đƣa ra là đến năm 2020, xuất khẩu của VN phải gấp trên 3 lần năm 2010 và năm 2020 VN cũng phải hết nhập siêu, cân bằng đƣợc giữa xuất và nhập khẩu.

Dự kiến đến năm 2020, sản lƣợng gỗ khai thác trong nƣớc khoảng 22 triệu m3, nhƣng nhu cầu đồ gỗ thế giới khi đĩ cĩ khả năng tiếp tục tăng khi nền kinh tế phục hồi, nên việc nhập khẩu gỗ vẫn phải tính tới

Doanh nghiệp gỗ đang cĩ những đột phá nhƣ lập kho hàng hoặc kho ngoại quan tại các thị trƣờng mục tiêu, xây dựng các đầu mối bán hàng để trực tiếp cung ứng vào hệ thống phân phối

( Nguồn: hội thảo “Triển vọng một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam” ngày 18/4/2012 tại TP.HCM, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (EU- Việt Nam Mutrap III) tổ chức )

Rõ ràng với định hƣớng quy hoạch ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu đến năm 2025 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đƣa ra các giãi pháp chiến lƣợc xuất khẩu đồ gỗ Việt nam sang thị trƣờng Nhật.

3.1.3. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ gia dụng việt nam sang thị trƣờng Nhật Bản

Ngồi Mỹ, thị trƣờng Nhật Bản sẽ mở ra cho các nhà XK đồ gỗ gia dụng trong nƣớc lợi thế lớn trong lúc nƣớc Nhật Bản đang tái thiết xây dựng do ảnh hƣởng của trận động đất kép xảy ra vào ngày 11-9-2010, Nhật Bản cũng là thị trƣờng thân thiện và an tồn cho các nhà XK gỗ của chúng ta. Nhu cầu ở Nhật Bản sẽ vẫn cao, trong khi hoạt động của các nhà máy chế biến gỗ ở trong nƣớc chƣa trở lại bình thƣờng sau trận sĩng thần và động đất vào đầu năm 2011, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần xk đồ gỗ sang Nhật..

Ngày 18-9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cùng Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) tổ chức hội thảo “Giải pháp cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn kinh tế suy thối”. Tại đây, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu biết nắm bắt cơ hội từ bây giờ thì ngành đồ gỗ Việt Nam sẽ cĩ đƣợc khơng ít thành cơng lớn sau này. Đĩ là do các nƣớc cĩ ngành chế biến gỗ phát triển nhƣ Trung Quốc, Malaysia… hiện cĩ giá nhân cơng cao hơn so với nƣớc ta.

Hơn nữa, một số thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand… và thị trƣờng trong nƣớc cũng khá khả quan. Theo các chuyên gia, để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững, các doanh nghiệp nên đầu tƣ bài bản việc trồng rừng để chủ động nguồn nguyên liệu và đảm bảo việc bảo vệ mơi trƣờng. Theo dự báo của Bộ Cơng thƣơng, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2012 cĩ thể đạt 11% (năm 2011 là 13%) với kim kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm sẽ đạt 4,3 tỷ USD, trong đĩ XK sang Nhật Bản dự kiến đạt 13,6 tỷ USD. Dự kiến, trong 5 háng cuối năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng này sẽ đạt khoảng 6 tỷ USD, nhƣ vậy, cả năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cĩ thể đạt 13,6 tỷ USD, vƣợt mục tiêu đề ra là 11 tỷ USD, Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luơn là thị trƣờng nhập khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt hàng dệt may đồ gỗ và thủ cơng mỹ nghệ

Theo tham tán Thƣơng mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Trung Dũng cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng tối đa Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản cĩ hiệu lực vào tháng 10/2009. Trong 10 năm kể từ khi hiệp định này cĩ hiệu lực, 84,6% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiến tới miễn thuế, tạo mơi trƣờng thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất sang nƣớc này, đặc biệt nơng sản, thực phẩm, thủy sản, đồ gỗ, dệt may và các mặt hàng cơng nghiệp khác

Theo Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn (MARD), tổng khối lƣợng xuất khẩu gỗ đạt 2,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2012, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc tăng 35,3%, sang Hoa Kỳ tăng 32,3% và tăng 25,5% sang Nhật Bản

Qua các sự kiện phân tích trên cho thấy triển vọng và phƣơng hƣớng xúc tiến việc xuất khẩu đồ gỗ gia dụng Việt Nam sang thị trƣờng Nhật là cĩ cơ sở, tuy nhiên cần phải xây dựng những chiến lƣợc và giãi pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam để xúc tiến tốt việc xuất khẩu đồ gỗ gia dụng sang thị trƣờng Nhật.

3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ gia dụng việt nam sang thị trƣờng Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ gia dụng việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 71 - 74)