Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty TNHH dược mỹ phẩm innopha (Trang 58)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC

3.2. Giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty

3.2.2. Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Đối với các nhân viên trẻ thì cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể là mối quan tâm hàng đầu của họ khi làm việc cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tạo cho họ có những cơ hội để phát triển nghề nghiệp thì họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp. Hiện cơng ty đã có chính sách đưa nhân viên cũ vào những vị trí cao hơn khi có u cầu, tuy nhiên một số nhân viên cũ phù hợp với cơng việc lãnh đạo có thể tin tưởng giao việc nhưng chưa có đủ nghiệp vụ để hồn thành tốt cơng việc. Do đó cơng ty cần cử những nhân viên cũ tham gia các khóa học, các khóa đào tạo ngắn để nhân viên nâng cao nghiệp vụ, nâng cao trình độ có thể hồn thành tốt cơng việc. Nhu cầu phát triển của công ty ngày một cao, sắp tới công ty sẽ liên kết với công ty Nhật để mở nhà máy và chi nhánh, do đó cơng ty sẽ cử một số nhân viên sang Nhật để học hỏi thêm về kiến thức sản phẩm, kinh nghiệm quản lý cũng như học hỏi về phong cách làm việc của các đồng nghiệp bên Nhật.

Tạo môi trường tốt để nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Những nhân viên hiện nay ln muốn có cơ hội để phát triển bản thân và tiếp tục trau dồi kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm. Công ty nên đầu tư mạnh vào việc đào tạo, phát triển nhân viên và khích lệ nhân viên và chính cơng ty sẽ hưởng lợi ích từ những điều đó. Cho mọi người được tham gia vào chương trìnnh đào tạo sẽ giúp họ cải

thiện kỹ năng, tăng giá trị bản thân và vỗ về lịng tự tơn của họ. Chứng minh cho nhân viên thấy rằng họ khơng có lý do gì để ra đi khi có cơ hội được phát triển và đào tạo ngay từ trong tổ chức.

Mặt khác công ty cũng nên cho nhân viên thử thách thêm những cơng việc mới như thay đổi một số vị trí làm việc nhằm giúp nhân viên cảm thấy công việc nào họ thực sự phù hợp, công việc nào họ có hứng thú làm việc nhất.

3.2.3 Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi

Để làm tăng sự hài lịng của người lao động đối với Cơng ty, ban lãnh đạo Công ty cần quan tâm tạo ra một môi trường và điều kiện làm việc tốt, thuận lợi cho cán bộ công nhân viên đồng thời để kích thích và thu hút cũng như giữ chân người lao động giỏi. Môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy được tối đa năng lực của mình và được hưởng mức thu nhập xứng đáng với mức cống hiến cho doanh nghiệp.

Đầu tiên, công ty nên tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận, nắm bắt các thông tin về công việc, hiểu được các mục tiêu của công việc, các mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh, cho họ thấy được triển vọng phát triển ở tương lai của Công ty.

Đưa ra các quy tắc, quy trình làm việc rõ ràng, cơng việc bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào và khúc mắc biết hỏi ai, trên cơ sở hồn thiện và tn thủ theo văn hóa cơng ty. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên thực hiện cơng việc một cách dễ dàng, hồn tồn chủ động được ở các khâu của cơng việc, hiểu và phối hợp tốt với nhau để tăng hiệu quả công việc và tránh những rủi ro khơng đáng có.

Tạo mơi trường và điều kiện làm việc tối đa cho người lao động luôn phát huy hết năng lực cá nhân, được tham gia xây dựng đóng góp ý kiến xây dựng các mục tiêu chiến lược, nêu ra những ý tưởng sáng tạo cho sự phát triển của công ty và tạo cơ hội cho họ phát triển cơng việc đồng thời qua đó cơng ty cũng có chính sách động viên khen thưởng kịp thời cho những ý tưởng sáng tạo mới mang lại lợi ích cho Công ty.

Công ty tạo điều kiện làm việc độc lập có định hướng và hỗ trợ cao, giúp nhân viên trẻ nhanh chóng hịa nhập với mơi trường làm việc mới, tạo ra nhiều vị trí mở có cơ hội cho việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp lâu dài tại Công ty. Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và chun nghiệp, ln có sự thơng cảm lắng nghe giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa đồng nghiệp và đồng nghiệp, làm cho mọi thành viên cảm nhận được cơng ty như là một gia đình, trong đó chính mỗi người lao động khơng thể thiếu, như vậy khơng có lý do gì mà nhân viên khơng hài lịng với Cơng ty.

Tiếp theo là sắp xếp cho nhân viên làm việc đúng vị trí cơng việc. Nhân viên được đặt vào đúng vị trí cơng việc phù hợp với họ dựa trên khả năng, sở thích và tính cách. Khi nhân viên được đạt vào đúng vị trí; khả năng phù hợp với yêu cầu cơng việc, sở thích phù hợp với tính chất cơng việc và tính cách phù hợp với mơi trường làm việc; tỷ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ giảm và năng suất làm việc tăng. Cơng ty có thể sử dụng các phương pháp đánh giá để xác định yêu cầu của mỗi công việc dựa trên khả năng, sở thích và tính cách phù hợp, sau đó sử dụng những thơng tin này để đặt nhân viên của mình vào những cơng việc mà họ sẽ hoàn thành tốt.

Quản lý ở các vị trí và ban giám đốc cần phải chứng tỏ cho nhân viên thấy được mình là những đầu tàu, năng nổ trong công việc, là người đi đầu trong các hoạt động đổi mới và phát triển của cơng ty, có tinh thần và trách nhiệm. Thường xuyên hỗ trợ và động viên nhân viên để nhân viên có thể hồn thành tốt cơng việc của mình.

Thứ ba là trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho nhân viên làm việc. Đối với những nhân viên tiếp thị ngoài thị trường, cần cung cấp hàng mẫu đủ để nhân viên đưa khách hàng thử, trang bị đồng phục thống nhất cho từng bộ phận. Trang bị thiết bị bảo quản hàng hóa hợp lý.

Thứ tư là tạo mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp đặc biệt là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Mối quan hệ cấp trên với cấp dưới cũng là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng tinh thần làm việc của nhân viên. Vì vậy để tăng mức độ thỏa mãn của cán bộ cơng nhân viên đối với cơng ty thì vấn đề mối quan hệ

cấp trên, cấp dưới cũng cần được quan tâm và làm tốt. Cấp trên thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ phân công, sắp xếp giao việc cho cấp dưới và đồng thời ln hoanh nghênh các đóng góp cũng như thường xun đánh giá thành tích thực hiện cơng việc của cấp dưới, những nhân viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục và phát triển trong công việc.

Để thực hiện tốt nhiệm vụtrên, người cấp trên ln cần phải ln tìm hiểu tâm tư nguyện vọng làm việc của nhân viên qua đó phối hợp hỗ trợ và dẩn dắt họ đến các mục tiêu của công việc, thực hiện các chế độ khen thưởng, đãi ngộ kịp thời đúng thời điểm cho những cá nhân và tập thể tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mạnh dạn giao việc cho các nhân viên trẻ có năng lực từ đó tìm kiếm và phát triển tài năng cho Công ty.

Trong chỉ đạo làm việc, người cấp trên đừng bao giờ đưa ra những chỉ thị kiểu như ra lệnh mà luôn đối xử tôn trọng với cấp dưới. Cần nhận thức người nhân viên là những người cộng sự, vì thế việc lắng nghe ý kiến của cấp dưới là một kỹ năng tốt của cấp trên, với những thông tin không quá tối mật, hãy chân thành chia sẻ với cấp dưới và ln đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét những vấn đề của cấp dưới. Bởi vì, khi được tơn trọng và lắng nghe ý kiến, người nhân viên sẽ cảm nhận được sự đánh giá cao và được coi trọng, họ sẽ trở nên say mê và sáng tạo hơn trong công việc cũng như cấp lãnh đạo cơng ty sẽ có những đóng góp ý kiến giá trị từ nhân viên cho đơn vị mình. Ln gương mẫu, trong Cơng ty tránh sự thiên vị có thiện cảm với nhân viên này nhiều hơn nhân viên khác mà người lãnh đạo luôn trung thực thẳng thắn, công bằng trong mối quan hệ với cấp dưới, trong đánh giá nhận xét nhân viên.

Đối với mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, cần tạo môi trường làm việc thoải mái, đặc biệt là ở những bộ phận như kinh doanh thường xảy ra trình trạng ghen ghét đấu đá lẫn nhau, tranh giành khách hàng, gây nên những hỗn lộn trong công ty. Cần phân chia thị trường giữa các nhân viên hợp lý và công bằng. Nhân viên nào phụ trách khu vực nào sẽ bán hàng và chăm sóc khách hàng ở khu vực đó, khơng được bán hàng qua những khu vực khác. Phân chia công việc, và có

chính sách bán hàng, chính sách lương thưởng rõ ràng cũng là một yếu tố tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên.

Bên cạnh đó, cơng ty nên tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Tạo ra một mơi trường mà ở đó việc nhân viên được khích lệ là bình thường. Để đạt được điều này, nơi làm việc cần có sự giao tiếp mở, tinh thần hợp tác và bầu khơng khí tin tưởng. Cần trao đổi với nhân viên cho nhân viên biết công ty đang hướng đến đâu và những kế hoạch để đạt được điều đó. Đồng thời hãy đề cập đến vai trị quan trọng của họ trong kế hoạch đó và giải thích rằng họ chính là yếu tố không thể thiếu để đưa công ty đến thành cơng.

Và cuối cùng, trong q trình tuyển dụng, cơng ty nên đưa ra bảng phân tích cơng việc rõ ràng, những việc mà nhân viên cụ thể phải làm, mỗi vị trí sẽ có những u cầu cơng việc khác nhau. Nói rõ cho các ứng viên biết cơng việc cụ thể họ sẽ làm, ví dụ ở bộ phận kinh doanh, nhân viên thường xuyên ra ngoài phát triển thị trường phát triển sản phẩm, do đó hầu hết thời gian làm việc của nhân viên là ở ngồi thị trường, thường xun đi cơng tác ở các tỉnh thành để phát triển các dòng sản phẩm mới, việc nói rõ về cơng việc mà nhân viên sẽ làm sau này giúp các ứng viên có thể hình dung ra cơng việc, những khó khăn mà họ gặp phải, xem họ có thể trả lời và có thể hồn thành tốt cơng việc hay khơng, tránh mất thời gian đào tạo.

3.2.4 Xây dựng kế hoạch phát triển, văn hóa của cơng ty trong thời gian tới

Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Các giá trị này được biểu hiện thành các quan niệm và tập quán, truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mực đích chung. Văn hố doanh nghiệp được coi như một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành cơng của doanh nghiệp. Văn hóa là công cụ để tập hợp, phát huy nguồn lực con người, là gạch nối tạo ra lực điều tiết, tác động đến tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải xây dựng được các yếu tố gắn kết mọi thành viên với doanh nghiệp. Đó là các chính sách, ngun tắc, các tập tục, nề nếp....quy định các mối quan hệ, thái độ, hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp hướng tới những giá trị tốt đẹp và tạo ra nét riêng biệt cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần phải tạo được môi trường làm việc thân thiện, xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tơn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên trong doanh nghiệp, mà trước hết người đứng đầu doanh nghiệp phải gương mẫu thực hiện. Nhiều khi, chính chủ doanh nghiệp lại không giữ cam kết của mình đưa ra. Điều tệ hại dẫn tới trong trường hợp này là nhân viên không cịn động cơ gắn bó, khơng dám chia sẻ khó khăn, gánh vác trách nhiệm với doanh nghiệp. Khi bị mất lòng tin, họ sẽ đi tìm niềm tin của họ. Theo ơng Neville Dean, chuyên gia tư vấn người Úc, thì giải pháp cho vấn đề này thật đơn giản. “Người chủ phải thực hiện cho được những điều mình đã hứa với nhân viên. Nhân viên sẽ khó lịng thơng cảm với bất cứ lời giải thích nào. Và các ơng chủ cũng khơng nên lấy việc giải thích và xin lỗi ra để chống đỡ”

- Ngươi lãnh đạo, quản lý cần tạo dựng được phong cách lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp, thấu hiểu mong muốn và tâm huyết của nhân viên. Những điều này đặc biệt quan trọng với nhân viên giỏi. Họ không quá coi trọng vấn đề thu nhập, mà điều họ thực sự cần là một mơi trường làm việc chun nghiệp, ở đó họ được cống hiến tồn bộ tâm huyết của mình.

Theo bà Nguyễn Trương Minh - Chuyên gia của Tổ chức Businesss Edge thuộc MPDF thì một nhân viên giỏi ngồi "phần nổi" mà chúng ta có thể nhận biết kiến thức, kỹ năng... thì có "phần chìm" là tố chất tâm huyết... đây là điều rất ít "sếp" quan tâm nhận biết và chính nó trở thành yếu tố nguy hiểm khiến nhân viên ra đi bất cứ lúc nào. Theo các chuyên gia Businesss Edge, việc giữ nhân viên là cả một quá trình xuyên suốt, bắt đầu từ việc thu hút - tuyển dụng - hội nhập cho đến cộng tác trong cơng việc và lợi ích. Tất cả các khâu này đều đòi hỏi thực hiện một cách chuyên nghiệp đi với cùng với đó là một sự nhìn nhận và chia sẻ có tâm huyết và

tình cảm của người lãnh đạo với nhân viên. Đó là sợi dây gắn kết bền chặt nhân viên với doanh nghiệp.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với công ty Innopha

Đối với công ty thương mại, doanh số công ty cũng như khách hàng là quan trọng, nó quyết định phần đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như ảnh hưởng sống còn đến sự tồn tại và phát triển của cơng ty. Do đó ngồi chính sách kinh doanh hợp lý, cơng ty cần phải có chính sách nhân sự phù hợp đặc biệt là chính sách nhằm duy trì những nhân viên cũ - những người đã quen với cơng việc và có mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm giữ doanh số của công ty ổn định và ngày càng phát triển trong tương lai.

Bên cạnh chính sách duy trì nguồn nhân lực, cơng ty cần chú ý đến chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực, việc thu hút nhân viên giỏi cũng rất quan trọng vì cơng ty ngày một phát triển và mở rộng, do đó nguồn nhân lực phải dồi dào để đáp ứng với việc phát triển của công ty.

Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác cũng khơng đủ mà cần có những người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Do đó việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố sơng cịn của doanh nghiệp, cơng ty cần có những chính sách hợp lý để thu hút và giữ chân nhân viên để công ty phát triển ngày một vững mạnh.

3.3.2. Đối với Nhà nước

Chính phủ cần có chính sách lương cơ bản hợp lý, hiện nay giá cả thị trường luôn biến động, tuy nhiên mức lương của nhân viên tăng rất thấp, xảy ra tình trạng việc tăng lương không theo kịp với việc tăng của giá cả thị trường, điều này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty TNHH dược mỹ phẩm innopha (Trang 58)