Kinh nghiệm về hoàn thiện hoạt động sau khi hợp nhất của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) sau khi hợp nhất (Trang 29 - 32)

Hoạt động M&A giữa các ngân hàng hiện nay sẽ gặp phải thách thức lớn trong xử lý nợ xấu, xung đột văn hóa cơng ty, sắp xếp nhân sự và chi phí mua lại ngân hàng mục tiêu. Tất cả các thách thức này nếu không được quản trị tốt sẽ là rủi ro tiềm ẩn dẫn đến hoạt động không hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập, điển hình là 2 trường hợp sau:

Hợp nhất giữa hai ngân hàng JP Morgan và Mahattan Chase: sau khi hợp nhất hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả, vượt qua được những thách thức ban đầu của quá trình hợp nhất và đi vào ổn định là nhờ ngân hàng đã chú trọng đến nguồn lực con người; thơng tin kịp thời; văn hóa cơng ty được coi trọng và xác định rõ mục tiêu.

Ngược lại, sau khi hợp nhất giữa ngân hàng ICICI và Rajasthan của Ấn Độ hoạt động của ngân hàng sau hợp nhất không hiệu quả, một trong những nguyên nhân được cho là do công tác tư tưởng của ngân hàng Rajasthan không được triển khai kịp thời nhằm trấn an sự lo lắng của người lao động về khả năng có thể mất việc sau khi sáp nhập với ngân hàng ICICI; Văn hóa Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, phân biệt tầng lớp và giai cấp vẫn ăn sâu vào tiềm thức người lao động. Do vậy sự hợp nhất giữa hai ngân hàng đã tạo ra làn sóng lớn phản đối vì sự khác biệt về văn hóa, tơn giáo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Có thể nói , mua lại, sáp nhập và hợp nhất ngân hàng là con đường tất yếu cho sự phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai, kinh nghiệm từ sự thành công của các ngân hàng châu Âu có thể là bài học hữu ích cho các ngân hàng Việt Nam. Để có thể thành công trong các thương vụ sáp nhập, mua lại, hợp nhất thì các ngân hàng cần có một chiến lược rõ ràng trong sự phát triển của mình. Hiệu quả hoạt động kinh doanh sau khi hợp nhất là một trong những thước đo để đánh giá sự thành công của một thương vụ hợp nhất.

Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, các ngân hàng đều phải chịu sự cạnh tranh hết sức gay gắt từ các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Muốn đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh các ngân hàng phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong các phương cách để các ngân hàng đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu bao trùm và lâu dài này đòi hỏi các ngân hàng phải kinh doanh hiệu quả, trong hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn để cho vay phải đảm bảo an toàn và sinh lời tối ưu.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) SAU KHI HỢP NHẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) sau khi hợp nhất (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)