Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-SCB sau kh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) sau khi hợp nhất (Trang 84)

khi hợp nhất

3.2.1 Xử lý các vấn đề tồn tại 3.2.1.1 Tái cơ cấu tài chính 3.2.1.1 Tái cơ cấu tài chính

 Tiếp tục xử lý các vấn đề cịn tồn đọng như: hồn trả nợ vay tái cấp vốn theo lộ trình gia hạn của NHNN, xử lý dứt điểm trạng thái âm nguồn vàng theo quy định của NHNN, ổn định và củng cố tình hình thanh khoản, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chi trả với các đối tác trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời cải thiện các tỷ lệ an toàn hoạt động, đảm bảo đến cuối năm 2013 tất cả các tỷ lệ đều nằm trong giới hạn quy định của NHNN.

 Củng cố, nâng cao năng lực tài chính thơng qua tái cấu trúc hoạt động về mọi mặt.

 Kết hợp hài hòa giữa mục tiêu sinh lời và an toàn hoạt động nhằm từng bước cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng trên cơ sở phát triển bền vững.

 Tiếp tục theo dõi và triển khai đề án tái cơ cấu toàn diện hoạt động ngân hàng theo chi đạo của NHNN và Thủ tướng Chính phủ.

3.2.1.2 Quản trị nguồn - sử dụng nguồn và quản lý thanh khoản

Mục tiêu lớn nhất của hoạt động huy động vốn là giữ vững thanh khoản thông qua các giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động thị trường 1; hoàn trả nợ vay tái cấp vốn và trả dần các khoản nhận tiền gửi thị trường 2; tiến tới giảm dần chi phí giá vốn. Cụ thể:

Về quản trị nguồn - sử dụng nguồn

 Cơ cấu lại nguồn vốn huy động phù hợp với diễn biến thị trường theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi của dân cư, tăng huy động trung dài hạn và giảm dần lãi suất huy động.

 Cải thiện kỳ hạn huy động bình quân, giảm dần chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn nhằm giảm áp lực thanh khoản trong những thời điểm thị trường biến động, góp phần đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động của ngân hàng.

 Duy trì lượng tiền mặt, tiền gửi NHNN và tài sản thanh khoản phù hợp, đảm bảo các quy định của NHNN về thanh khoản, dự trữ bắt buộc.

Về huy động thị trƣờng 1

 Tăng cường hoạt động chăm sóc, giữ chân và tiếp thị khách hàng, đặc biệt là các khách hàng đã từng có quan hệ tiền gửi với ngân hàng.

 Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng hướng đến đối tượng mục tiêu là khách hàng cá nhân.

 Duy trì và đẩy mạnh các chương trình thi đua huy động như "Chung tay vì SCB ngày mai " .

 Cơ cấu lại nguồn vốn huy động thị trường 1 theo hướng gia tăng nguồn vốn có thời hạn dài, đảm bảo tính ổn định của nguồn huy động.

Về vay NHNN: Tiếp tục hoàn trả nợ vay tái cấp vốn theo kế hoạch phù hợp với

diễn biến nguồn vốn kinh doanh.

Về huy động thị trƣờng 2

 Tiếp tục đàm phán và ký hợp đồng cơ cấu lại toàn bộ các khoản nợ quá hạn với các TCTD chưa đồng ý gia hạn hoặc chưa ký hợp đồng gia hạn theo đúng chủ trương của NHNN.

 Tăng cường quan hệ và đàm phán gia hạn các khoản tiền gửi của các TCTD khác nhằm ổn định nguồn vốn thị trường 2 với mức lãi suất giảm dần. Mục tiêu giảm lãi suất liên ngân hàng bình quân, tỷ lệ giảm từ 10-20% so với năm 2012 nhằm giảm chi phí cho SCB.

 Hoán đổi tài sản đảm bảo để thu hồi toàn bộ các khoản vàng đang cầm cố tại các TCTD khác.

 Đảm bảo đáp ứng các quy định về điều kiện tham gia giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng theo

Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của NHNN và Thông tư 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 21/2012/TT-NHNN.

3.2.1.3 Hoạt động đầu tƣ, góp vốn liên doanh

Mục tiêu trong năm 2013 của SCB là tiếp tục cải thiện hiệu quả và nâng cao an toàn trong hoạt động đầu tư với các giải pháp chủ yếu như sau:

 Xử lý thu hồi một phần và cơ cấu lại các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp theo Kế hoạch tái cơ cấu SCB sau hợp nhất đã trình NHNN, đưa tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2013 giảm xuống còn 3.200 tỷ đồng.

 Tùy tình hình thực tế, SCB sẽ thực hiện đầu tư vào trái phiếu Chính phủ thêm tối đa 2,000 tỷ đồng để gia tăng tài sản thanh khoản cho ngân hàng và phát triển nghiệp vụ thị trường mở.

 Xử lý toàn bộ khoản repo cổ phiếu đến hạn trong năm 2013 và khoản bán cổ phiếu trả chậm theo Kế hoạch tái cơ cấu SCB sau hợp nhất đã trình NHNN.

3.2.1.4 Hoạt động xử lý, thu hồi nợ

 Tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ, trong đó tập trung thu hồi nợ quá hạn - nợ xấu, mục tiêu đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% và nợ xấu xuống dưới 3% tổng dư nợ.

 Triển khai hoạt động bán nợ thông qua công ty mua bán nợ và bán nợ cho các TCTD khác.

 Giảm dần giá trị tài sản nhận gán nợ theo đúng lộ trình đã trình NHNN thơng qua các biện pháp xử lý, bán nợ hoặc đưa vào khai thác sử dụng làm trụ sở SCB, góp phần cải thiện chất lượng tài sản có và thu hồi nguồn vốn kinh doanh.

 Đẩy mạnh thu hồi đối với các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính.

3.2.2 Phát triển hoạt động kinh doanh 3.2.2.1 Hoạt động tín dụng 3.2.2.1 Hoạt động tín dụng

 Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và triển khai các giải pháp bán nợ, cơ cấu và cấn trừ nợ nhằm cải thiện chất lượng tín dụng .

 Phát triển hoạt động cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, tận dụng nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi để cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay VND lãi suất USD, cho vay tiêu dùng và các hình thức cho vay khác trong năm 2013.

 Tiếp tục cho vay tài trợ dự án dở dang đối với những dự án có khả năng tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.

 Triển khai và đưa vào vận hành dự án tin học hóa quy trình tín dụng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng đồng thời đảm bảo cho công tác quản trị, điều hành được nhanh chóng và kịp thời trong cơng tác tín dụng.

 Giảm dần các khoản cho vay bất động sản và cho vay phi sản xuất theo đúng chủ trương của NHNN.

3.2.2.2 Sản phẩm dịch vụ

Nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ một cách phù hợp và hiệu quả, SCB định hướng trong năm 2013 tiếp tục phát huy tối đa các sản phẩm huy động vốn đồng thời phát triển các dịch vụ để cải thiện thu nhập dịch vụ, cụ thể:

 Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ, chương trình và chính sách huy động với tính hấp dẫn cao, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để hỗ trợ công tác huy động vốn.

 Tăng dần tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập thông qua đẩy mạnh và phát triển các dịch vụ như dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ phi tín dụng.

 Duy trì và từng bước phát huy vai trò của các sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho huy động vốn. Đặc biệt lưu ý đến gói sản phẩm dành cho khách hàng tổ chức.

 Từng bước rà soát và đánh giá lại danh mục sản phẩm dịch vụ hiện hữu, xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh cho hoạt động của ngân hàng trong các năm tiếp theo phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu và mang đến hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

 Triển khai các sản phẩm Bancassurance nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ và hạn chế bớt tác động từ sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn.

3.2.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

 Doanh thu thuần thanh toán quốc tế năm 2013 đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm 2012 ít nhất 30%.

 Tiếp thị khách hàng thanh toán quốc tế: thông qua việc tố chức hội nghị khách hàng, tiếp thị trực tiếp tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, . . .

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tốn quốc tế cho các chi nhánh, đảm bảo đào tạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống.

 Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, hồn thiện các quy trình, quy định thanh tốn quốc tế, kết hợp các đợt kiểm tra Chi nhánh để rà sốt tính tn thủ các quy trình tiêu chuẩn chất lượng thanh tốn quốc tế tại các Chi nhánh.

3.2.2.4 Hoạt động kinh doanh thẻ và ngân hàng điện tử

Nỗ lực phát triển hoạt động thẻ, từng bước tạo nên thương hiệu cho dịch vụ thẻ SCB thông qua các kế hoạch:

 Đảm bảo mức độ tăng trưởng tối thiểu 25% so với thực hiện năm 2012, áp dụng đối với tất cả các loại chi tiêu kinh doanh liên quan đến thẻ và ngân hàng điện tử.

 Triển khai kế hoạch kinh doanh sản phẩm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế SCB Mastercard, triển khai dịch vụ 24/7, trục tiếp kết nối Mastercard chấp nhận thẻ quốc tế Mastercard tại ATM SCB. Mục tiêu phát hành ít nhất 05 ngàn thẻ ngay trong năm đầu triển khai.

 Nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai thẻ Visa, bước đầu hoàn thành việc xin cấp phép trong năm 2013 .

 Kiện toàn nghiệp vụ thẻ và ebanking trong toàn hệ thống; thực hiện rà soát, sắp xếp lại hệ thống ATM trong toàn hàng.

 Triển khai và đẩy mạnh hoạt động thẻ và ngân hàng điện tử cho các đơn vị trên toàn hệ thống.

 Củng cố tồn diện đối với dịch vụ thanh tốn thẻ (POS). Tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Chấn chỉnh công tác quản lý máy móc thiết bị POS trên tồn hàng đảm bảo khơng thất thốt máy móc thiết bị và sử dụng máy với hiệu quả cao, xây dựng chiến lược về giá đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả so với thị trường.

 Tiếp tục gia tăng số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa SCB, dịch vụ chi hộ lương qua thẻ, dịch vụ ebanking. Đồng thời thống kê số lượng thẻ đang hoạt động và thẻ chết, đánh giá chất lượng hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ.

 Gia tăng tiện ích trên kênh Internet Banking và ATM nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán vé máy bay; thanh toán trục tuyến tại các website thương mại điện tử; chuyển tiền qua thẻ với Smartlink.

 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sản phẩm dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tư cho đội ngũ CBNV đặc biệt là đội ngũ CBNV trục tiếp tư vấn, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và đội ngũ nhân viên trên toàn hệ thống.

3.2.2.5 Hoạt động kinh doanh ngoại hối

 Hồn tất đóng trạng thái âm nguồn vàng phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho ngân hàng và phù hợp với quy định của NHNN;

 Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hoạt động kinh doanh vàng miếng trên toàn hệ thống theo giấy phép kinh doanh đã được NHNN cấp, đồng thời triển khai cơng tác kiểm sốt trạng thái vàng tương ứng đối với hoạt động kinh doanh Nghiên cứu xây dựng và từng bước triển khai các cơng

cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đối, quyền chọn đối với một số khách hàng lớn có quan hệ xuất nhập khẩu với ngân hàng.

 Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Chi nhánh/ SGD nhằm gia tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ cho ngân hàng. Mục tiêu doanh số kinh doanh ngoại hối toàn ngân hàng năm 2013 tăng trưởng ít nhất 50% so với thực hiện năm 2012.

3.2.3 Kiện toàn bộ máy tổ chức 3.2.3.1 Quản trị điều hành 3.2.3.1 Quản trị điều hành

Kế thừa kết quả đạt được của quá trình nâng cao trình độ quản trị điều hành trong năm 2012 tại SCB và đưa hoạt động quản trị điều hành lên tầm cao mới, bao gồm:

 Tiếp tục phân định rõ và quán triệt vai trò, nhiệm vụ trong công tác quản trị, kiểm sốt và điều hành để q trình ra quyết định của mỗi cấp là khoa học, hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng, không chồng chéo, can thiệp quá sâu vào chức năng, nhiệm vụ của nhau. Các biện pháp chủ yếu là xây dựng các quy chế, quy định hoạt động theo từng cấp lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc của mỗi cấp, đồng thời kiện toàn bộ máy giúp việc ở từng cấp.

 Xây dựng hệ thống phân cấp, phân quyền trong quản trị, điều hành các hoạt động nhằm tăng tính trách nhiệm của cá nhân đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.

 Tạo môi trường tốt để công tác kiểm tra, giám sát đi vào thực chất, giúp cho các cấp điều hành đi đúng con đường phát triển của ngân hàng.

3.2.3.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực Về cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức

Với mục tiêu xây dựng mơ hình cơ cấu tố chức tiên tiến, phù hợp với chiến lược kinh doanh, hướng đến khách hàng, các giải pháp chủ yếu cần thiết phải triển khai trong năm 2013 như sau:

 Xây dựng và phân định rõ chức năng nhiệm vụ, phân cấp phân quyền của các khối, Phịng/ban, Đơn vị, hồn thiện định biên nhân sự trong toàn hệ thống.

 Đẩy mạnh, phát huy hiệu quả việc thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Phòng/ban.

 Thành lập, cơ cấu lại các bộ phận, Phịng/ban theo mơ hình mới và phù hợp với hoạt động của ngân hàng. điều chỉnh mơ hình, chức năng nhiệm vụ cho phù hợp.

Về nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt phát triển đội ngũ lãnh đạo cấp cao, cấp trung và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp với các kế hoạch cụ thể:

 Tiếp tục rà sốt, sắp xếp lại các vị trí cơng việc phù hợp với năng lực của từng CBNV phù hợp với quy hoạch mạng lưới, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí hoạt động.

 Tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ bán hàng, từng bước có được chất lượng nhân sự bán hàng một cách đồng bộ trên toàn hàng, hỗ trợ tối đa cho công tác bán hàng, đặc biệt là công tác huy động vốn.

 Triển khai khảo sát mức độ hài lịng của CBNV đối với mơi trường làm việc tạo tiền đề cho việc xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh, lành mạnh và chế độ đãi ngộ cao.

 Nghiên cứu lộ trình, phương hướng triển khai hệ thống các chi tiêu đánh giá năng lực làm việc của CBNV (KPI) và chế độ khen thưởng, đề bạt kịp thời.

 Xây dựng chế độ lương khoán trên cơ sở định biên nhân sự nhằm khuyến khích các đơn vị tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập.

3.2.3.3 Quản trị rủi ro

Tiếp tục triển khai mơ hình kiểm sốt "03 vịng bảo vệ" và kiện toàn tố chức hoạt động, công cụ hỗ trợ tại mỗi vòng kiểm soát. Từng bước áp dụng các phương pháp đo lường, dự báo các loại rủi ro theo chuẩn Basel II. Đưa vào hoạt động bộ phận chuyên môn về quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALM).

Đối với cơng tác quản lý rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) sau khi hợp nhất (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)