Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) sau khi hợp nhất (Trang 44)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Tăng/Giảm

TÀI SẢN

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2,027,901 4,334,887 2,306,986

Tiền gửi tại NHNN 294,747 3,198,842 2,904,095 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 7,248,244 1,832,676

(5,415,568)

Chứng khoán Kinh doanh 18,772 (18,772) Các cơng cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác 828,409 97,192 (731,217) Cho vay khách hàng 64,418,900 87,165,574 22,746,674 Chứng khoán đầu tư 13,898,501 11,314,978 (2,583,523) Góp vốn, đầu tư dài hạn 541,887 71,558 (470,329) Tài sản cố định 2,196,888 2,589,928 393,040 Bất động sản đầu tư - Tài sản có khác 53,339,889 38,599,925 (14,739,964)

TỔNG TÀI SẢN 144,814,138 149,205,560 4,391,422 NỢ PHẢI TRẢ

Các khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam 18,133,852 9,772,303 (8,361,549)

Tiền gửi và vay các TCTD khác 33,899,198 18,250,965 (15,648,233)

Tiền gửi của khách hàng 58,633,444 79,192,921 20,559,477

Các cơng cụ tài chính phái sinh và các cơng cụ tài

chính khác - Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay chịu rủi ro 10,203 6,672 (3,531)

Phát hành giấy tờ có giá 19,331,272 11,949,302 (7,381,970) Các khoản nợ khác 3,471,666 18,663,332 15,191,666 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 133,479,635 137,835,495 4,355,860 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn 10,592,049 10,592,049 - Các quỹ dự trữ 414,459 415,941 1,482

Chênh lệch tỷ giá hối đoái -

Chênh lệch đánh giá lại tài sản -

Lợi nhuận chưa phân phối 327,995 362,075 34,080

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 144,814,138 149,205,560 4,391,422

Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2012

Trong tổng tài sản thì khoản mục tiền gửi tại NHNN tăng nhiều nhất, giảm

nhiều nhất là các công cụ tài chính phái sinh (giảm 88.27%), tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác cũng giảm đáng kể (74.72%). Cho khách hàng vay tăng 35.31%.

Trong khoản mục nợ phải trả, các khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam

tại thời điểm 31/12/2012 là 9,772,303 triệu đồng (giảm 46.11%), tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9,478 tỷ đồng và lãi vay 1,377 tỷ đồng, đưa số dư các khoản vay tái cấp vốn NHNN từ 18,134 tỷ hồi đầu năm xuống 9,772 tỷ đồng vào cuối năm 31/12/2012.

Về các khoản vay liên ngân hàng (khoản mục tiền gửi và vay các TCTD khác), SCB có số dư các khoản huy động trên thị trường 2 của ngân hàng ở mức

18,251 tỷ đồng, giảm 15,648 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2012. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả khoản vay hỗ trợ từ BIDV gồm 2,464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng nợ lãi. Trong một tài liệu gửi cổ đông trước khi tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2013, SCB cho biết, trong quý 1/2013 ngân hàng cũng đã thanh toán bổ sung 6,972 tỷ đồng tiền gốc và 1,639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Số dư tái cấp vốn của NHNN tại SCB ở thời điểm 31/03/2013 là 2,800 tỷ đồng. NHNN cũng đã có văn bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay này với thời hạn tối đa 24 tháng, khơng tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng

thời kỳ. Ngoài ra, ngân hàng này cịn đàm phán, thương lượng thành cơng với các tổ chức tín dụng về việc gia hạn và giảm lãi suất với các khoản vay quá hạn của SCB.

SCB cũng đang tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu danh mục tài sản có và tái cấu trúc ngân hàng để ổn định và nâng cao thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 10.583.801 triệu đồng lên 13.583.801 triệu đồng năm 2013. Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định năng lực tài chính, khả năng huy động, quy mơ tín dụng, quy mơ đầu tư, phát triển công nghệ, mở rộng mạng lưới của ngân hàng. Với sự gia tăng vốn này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị trong hệ thống SCB tăng khả năng cung ứng tín dụng, huy động vốn đối với những khách hàng lớn và hoạt động nghiệp vụ trên thị trường liên ngân hàng.

Thực hiện phương án xử lý nợ và cơ cấu danh mục tài sản có là một trong những nội dung trong đề án hợp nhất và tái cấu trúc ngân hàng của SCB. Cụ thể, SCB đã thực hiện thu hồi và cơ cấu các khoản nợ xấu, các khoản ủy thác đầu tư và các khoản tạm ứng có chất lượng thấp để thay thế bằng khoản vay mới có chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản đảm bảo tốt hơn dựa trên cơ sở kết quả định giá độc lập tài sản đảm bảo. SCB cũng nhận tài sản đảm bảo để cấn trừ nghĩa vụ trả nợ của một số khoản nợ xấu.

Tại thời điểm 31/12/2012, SCB có các khoản nợ đã quá hạn thanh toán bao gồm tiền vay NHNN, tiền gửi và vay các TCTD khác và các khoản nợ khác, SCB đồng thời cũng có một số khoản phải thu đã quá hạn nhưng chưa thu hồi được gây ra khó khăn về thanh khoản và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ban điều hành đã nhận biết được các vấn đề này và đã thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục như tăng cường thu hồi các khoản nợ đến hạn và nợ xấu, duy trì tiền gửi của các khách hàng cũ và tăng cường tìm kiếm các khách hàng mới, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của các TCTD khác, kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi phí hoạt động…

Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012

Thu nhập lãi thuần 3,195,951

Lỗ từ hoạt động dịch vụ (8,880)

Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (1,104,279)

Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh

Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (41,153)

Lãi thuần từ hoạt động khác 1,259,718

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 9,504

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 957,442

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (880,243)

TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

77,199

Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (13,364)

LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CHỦ SỞ HỮU

63,835

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 61

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gịn

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 thì phần lớn thu nhập của SCB là từ thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 17,317,298 triệu động, thu nhập thuần đạt 3,195,951 triệu đồng. Trong năm 2012, ngân hàng chi nhiều cho hoạt động dịch vụ trong đó có các chương trình khuyến mãi như giảm phí và miễn phí phát hành thẻ, khuyến mãi Western Union, và đặc biệt là các chương trình khuyến mãi lớn dành cho tiền gửi có kỳ hạn, các chương trình chăm sóc khách hàng,…. do đó thu từ dịch vụ trong năm qua khơng bù đắp đủ chi phí, lỗ từ hoạt động dịch vụ 8,880 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của SCB đạt 63,835 triệu đồng, so với một số ngân hàng khác thì mức lợi nhuận trên cịn thấp.

Sau khi phân tích Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của SCB sau một năm hợp

nhất, năm 2012, ta tiếp tục đi sâu tìm hiểu để đánh giá một cách chi tiết hiệu quả hoạt động của SCB thơng qua hai hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay.

Tình hình huy động vốn:

Bảng 2.8: Tình hình huy động vốn của SCB năm 2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Tăng/Giảm

Huy động thị trƣờng 1 78,608 106,712 35.75%

Tiền gửi khách hàng 58,633 79,193 35.07% Phát hành GTCG 19,331 11,949 -38.19% Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 10 7 -30.00% Các khoản giữ hộ và đợi thanh toán 634 15,563 2354.73%

Huy động thị trƣờng 2 33,899 18,251 -46.16% TỔNG CỘNG 112,507 124,963 11.07%

Nguồn: NH TMCP Sài Gòn (SCB)

Về các khoản vay liên ngân hàng (huy động vốn từ thị trƣờng 2)

Tính đến 31/12/2012, số dư các khoản huy động vốn thị trường 2 của SCB ở mức 18,251 tỷ đồng, giảm 15,648 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46.2% so với thời điểm đầu năm. Các khoản vay thị trường 2 trong năm 2012 giảm chủ yếu là do SCB thực hiện cân đối sử dụng nguồn vốn huy động mới trên thị trường 1, thu nợ, thu lãi từ hoạt động tín dụng để trả bớt nợ liên ngân hàng.

Về việc tăng cƣờng nguồn vốn huy động thị trƣờng 1

Nhằm tăng cường số dư huy động mà đặc biệt là huy động thị trường 1 để hỗ trợ thanh khoản và đáp ứng nhu cầu hoạt động, trong năm 2012, SCB đã liên tục triển khai mới các sản phẩm/ chương trình/chính sách huy động dành cho khách hàng cá nhân.

Trong năm 2012, SCB đã triển khai tổng cộng 29 sản phẩm/chương trình/ chính sách huy động vốn liên quan đến khách hàng cá nhân; trong đó có những sản phẩm/ chương trình huy động vốn nổi bật, thu hút được lượng lớn tiền gửi như:

“Hợp nhất triệu lộc xuân”, “Tận hưởng mùa hè cùng SCB”, “Gửi tiết kiệm-nhận quà vàng”, “60 Ngày vàng-ngập tràn quà tặng”, “Tiết kiệm linh hoạt” và “Ưu đãi nhân đôi”.

Nhờ đó, SCB đã chặn đứng việc rút tiền ồ ạt, ổn định thị trường, tạo lại lòng tin cho khách hàng gửi tiền, góp phần giữ vững và gia tăng thị phần huy động cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2012, tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB đạt mức 106,712 tỷ đồng, tăng 28,103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35.75% so với đầu năm.

Sự tăng trưởng trong nguồn vốn huy động thị trường 1 không chỉ giúp cho SCB củng cố và tăng cường thanh khoản, đáp ứng cao nhất nhu cầu chi trả của khách hàng; mà còn tạo điều kiện cho SCB thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng giảm sự phụ thuộc vào vốn vay tái cấp vốn NHNN và vốn vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tiết giảm chi phí và gia tăng tự chủ tài chính. Theo biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy cuối năm 2012, tỷ trọng huy động từ vay NHNN và thị trường 2 giảm đồng thời tỷ trọng huy động từ thị trường 1 tăng một cách rõ nét.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Nguồn: NH TMCP Sài Gòn (SCB)

Trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động thì huy động từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất, do đó ta tiếp tục đi sâu phân tích tình hình huy động từ thị trường 1 từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013.

Huy động từ thị trường 1 chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư, chiếm khoảng 93% đến 95% tổng nguồn vốn thị trường 1.

Bảng 2.9: Tình hình huy động tiền gửi của khách hàng trên thị trƣờng 1 Đvt: Triệu đồng

Nguồn: NH TMCP Sài Gòn (SCB)

Xét về kỳ hạn huy động vốn, bằng việc tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dài như "Tiết kiệm linh hoạt", "Gửi tiền nhận lãi ngay" thì các khoản tiền gửi trên 12 tháng từ cuối năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng. Tính đến 31/12/2012, huy động kỳ hạn trên 12 tháng của SCB chiếm 21.9% tổng huy động thị trường 1(tỷ lệ này vào thời điểm đầu năm là 19.0%). Qúy 1/2013, huy động kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 40.34% và đến quý 2/2013 tỷ lệ này là 75.34%.

Chỉ tiêu Cuối năm 2012 Qúy 1/2013 Qúy 2/2013

THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

Tiền gửi dân cư 85,281,168 101,849,608 118,408,879

Tiền gửi Tổ chức kinh tế 5,986,217 5,764,971 4,929,218

THEO LOẠI TIỀN

VND 83,777,853 100,848,876 116,376,048 Vàng 15,530,554 14,406,840 10,261,182  Vàng (Không giữ hộ) 1,251,993 454,702 423  Vàng (Giữ hộ vàng) 14,278,561 13,952,137 10,260,760 Ngoại tệ 6,237,538 6,311,001 6,961,626 THEO KỲ HẠN Tiền gửi KKH 752,140 1,554,062 1,322,643 Tiền gửi CKH 90,515,245 106,060,516 122,015,454  Tiền gửi CKH ( <12 tháng ) 70,527,689 62,646,098 29,098,029  Tiền gửi CKH ( >=12 tháng ) 19,987,556 43,414,418 92,917,425 TỔNG CỘNG 91,267,385 107,614,578 123,338,097

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu huy động thị trƣờng 1 theo kỳ hạn

Nguồn: NH TMCP Sài Gịn (SCB)

Xét về huy động theo loại tiền thì huy động VND chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trước thực tế thiếu hụt thanh khoản VND vào thời điểm đầu năm, SCB đã tích cực triển khai các sản phẩm chương trình huy động trên quy mơ lớn, trong đó đặc biệt tập trung tăng trưởng số dư tiền gửi VND. Với nỗ lực đó, nguồn vốn huy động VND đã tăng mạnh. Điều này đã góp phần cải thiện đáng kể thanh khoản VND, đảm bảo khả năng chi trả, nhất là vào thời điểm cuối năm 2012.

Tính đến 31/12/2012, huy động bằng VND của SCB chiếm 79.3% tổng huy động thị trường 1 (tỷ lệ này vào thời điềm đầu năm là 72.5%) và hiện là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Huy động bằng VND tiếp tục tăng ở quý 1 và quý 2/2013. Trong khi đó, huy động vàng ngày càng giảm do ngân hàng thực hiện chủ trương ngừng huy động vàng của NHNN, cụ thể: huy động vàng chỉ còn chiếm 14.8% tổng huy động thị trường 1 vào cuối năm 2012 (đầu năm 2012 là 19.8%). Huy động ngoại tệ chiếm 5.9% tổng huy động thị trường 1 vào cuối năm 2012 (đầu năm 2012 là 7.7%).

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu huy động thị trƣờng 1 theo loại tiền

Nhìn chung tình hình huy động vốn của SCB trong một năm qua, năm 2012, một năm đầy khó khăn khi SCB vừa phải tái cấu trúc ngân hàng, vừa phải xử lý nợ xấu và ổn định thanh khoản thì nhìn chung SCB đã làm tương đối tốt hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, nếu so với tồn ngành ngân hàng thì tốc độ tăng huy động vốn của SCB còn tương đối thấp, so với năm Ngân hàng TMCP khác là: CTG, VCB, MBB, EIB, STB thì tốc độ tăng trưởng huy động của SCB chỉ đạt 11.07%.

Biểu đồ 2.7: Tăng trƣởng huy động của SCB so với một số ngân hàng năm 2012

Nguồn: NH TMCP Sài Gịn (SCB)

Tình hình cho vay

Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay từ cuối 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Cuối năm

2012 Qúy 1/2013 Qúy 2/2013

THEO ĐỐI TƢỢNG KHÁCH HÀNG

TCKT,cá nhân 84,595,640 89,073,743 93,601,725

TCTD khác 2,570,680 1,285,340 1,323,044

THEO LOẠI TIỀN

VND 82,720,646 88,125,347 92,767,838

XAU 979,985 506,981 428,236

Nguồn: NH TMCP Sài Gịn (SCB)

Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 87,166 tỷ đồng, tăng 22,085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35.31% so với đầu năm 2012. Trong 6 tháng đầu 2013, tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng, quý 2/2013 đạt 94,925 tỷ đồng. Đối tượng cho vay chủ yếu là tổ chức kinh tế và cá nhân, chiếm khoảng 96%-98% tổng dư nợ, từ cuối 2012 đến nữa đầu năm 2013 dư nợ cho vay đối với TCTD giảm và tăng cho vay TCKT và cá nhân.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Thực hiện chủ trương của NHNN tại quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012, SCB đã thực hiện cơ cấu dư nợ cho 263 khách hàng. Các khoản nợ nêu trên chủ yếu được cơ cấu theo hướng chuyển từ dư nợ ngắn hạn sang dư nợ trung dài hạn. Do đó, cơ cấu dư nợ cho vay của SCB trong năm 2012 cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đối với dư nợ ngắn hạn; thay vào đó, dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng về tỷ trọng. Trong tổng dư nợ tín dụng thì phần lớn là nợ trung dài

THEO KỲ HẠN

Ngắn hạn 39,946,076 20,240,464 24,100,346

Trung dài hạn 47,220,244 70,118,619 70,824,423

TỔNG DƢ NỢ CHO VAY 87,166,320 90,359,083 94,924,769

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ 22 22 25 Tỷ lệ nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ 76 76 73

hạn, cụ thể chiếm từ 70% đến 77% trong tổng dư nợ, nợ ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 23%-30% tổng dư nợ (tương đương khoảng ¼ trong tổng dư nợ).

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Do các khoản nợ được cơ cấu chủ yếu bằng VND, đồng thời khách hàng thực hiện tất toán một lượng lớn các khoản vay bằng vàng đã khiến cho cơ cấu dư nợ theo loại tiền của SCB trong năm 2012 có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay bằng vàng, ngoại tệ và tăng tỷ trọng cho vay VND. Theo biểu đồ 2.9 Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) sau khi hợp nhất (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)