2.2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sau khi hợp nhất
Tên bằng tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Sài Gòn
Tên giao dịch tiếng Anh: Sai Gon Commercial Bank
Tên viết tắt: SCB
Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mười ngàn năm trăm tám mươi ba tỷ đồng tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn)
Tổng số cổ phần lƣu hành: 1.058.380.104 cổ phần
Email: scb@scb.com.vn.
Website: www.scb.com.vn
Logo:
Tầm nhìn chiến lƣợc
Trở thành một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Bảng 2.4 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
Cấp nhân sự Số lƣợng
Hội đồng quản trị 9
Ban kiểm soát 5
Ban cố vấn HĐQT 4
Ban Điều hành 12
Giám đốc khối, Trưởng phòng ban Hội sở 48 Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh 51 Trưởng phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch 175
Cán bộ nhân viên 3.677
TỔNG CỘNG 3.981
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Hội đồng quản trị mới của SCB gồm 9 thành viên, bao gồm: bà Nguyễn Thị Thu Sương - chủ tịch HĐQT, ông Lam Lee G - Phó Chủ tịch HĐQT thứ nhất, ơng ng Văn Ngọc Ẩn - Phó Chủ tịch HĐQT thường trực, ơng Trầm Thích Tồn - Phó Chủ tịch HĐQT, ơng Võ Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT, ơng Đinh Văn Thành - Thành viên HĐQT, ông Trần Thuận Hịa - Thành viên HĐQT, ơng Lê Khánh Hiền - Thành viên HĐQT và bà Nguyễn Thị Phương Loan - Thành viên HĐQT độc lập.
Trưởng ban kiểm soát mới của SCB nhiệm kỳ 2012-2017 là bà Phạm Thu Phong. HĐQT của SCB cũng bổ nhiệm ông Lê Khánh Hiền giữ chức danh Tổng giám đốc ngân hàng nhiệm kỳ từ 2012 - 2017. Ông Lê Khánh Hiền, nguyên trưởng ban kiểm soát được bầu làm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2012 - 2017 thay ông Uông Văn Ngọc Ẩn.
Sản phẩm và dịch vụ:
Do số lượng các sản phẩm, dịch vụ của SCB hiện nay rất đa dạng và phong phú, sau đây chỉ nêu một vài sản phẩm tiêu biểu:
Khách hàng cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm sinh lợi mỗi ngày, Ưu đãi nhân đôi, Ưu đãi kép, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thông thường, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường, Gửi tiền ngay-Vận may trúng lớn, Tiền gửi online, Tiền gửi linh hoạt-Lãi suất tối đa, Tiết kiệm tích lũy Bé Ngoan-Tích lũy học tập,…
Tiền gửi thanh tốn: Tài khoản góp vốn mua cổ phần chuyên dùng, đầu tư trực tiếp chun dùng, Tiền gửi thanh tốn có kỳ hạn thơng thường, Tiền gửi thanh tốn khơng kỳ hạn thơng thường,…
Sản phẩm cho vay
Cho vay tiểu thương, cho vay chứng minh năng lực tài chính đối với khách hàng cá nhân, cho vay cầm cố sổ/ tiết kiệm, giấy tờ có giá và số dư tài khoản tiền gửi, Cho vay ủy thác, Cho vay du lịch dành cho người cao tuổi, Cho vay mua xe ô tô, Cho vay mua nhà, đất và xây dựng, sửa chữa nhà, trang trí nội thất, Cho vay hỗ trợ học tập, Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán, …
Sản phẩm dịch vụ:
Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài bằng điện, dịch vụ phát hành bank Draft, Dịch vụ chuyển tiền nhanh qua Western Union, nhờ thu Séc,…; Dịch vụ thanh tốn hóa đơn, Dịch vụ thu/chi họ tận nơi, Dịch vụ giữ hộ vàng, Dịch vụ ký quỹ để thành lập doanh nghiệp và duy trì hoạt động kinh doanh, Dịch vụ xác nhận số dư chứng minh năng lực tài chính, Dịch vụ nạp tiền điện thoại(Topup),…
Khách hàng doanh nghiệp
Sản phẩm huy động
Tiết kiệm: Đầu tư trực tuyến, Đầu tư kỳ hạn ngày, Tiền gửi có kỳ hạn thông thường, Đầu tư linh hoạt, Tiền gửi online,…
Tiền gửi thanh toán: Tài khoản SCB 100+, Tài khoản thanh toán đa lợi, Đầu tư trực tiếp chuyên dùng,….
Cho vay ủy thác, vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn, Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán, Cho vay VNĐ tài trợ xuất khẩu lãi suất USD, Đồng tài trợ,…
Sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ ký quỹ để thành lập doanh nghiệp và duy trì hoạt động kinh doanh, Dịch vụ tư vấn, lập hộ bộ chứng từ xuất khẩu, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ bảo lãnh, bao thanh toán,…
Mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch
Bảng 2.5: Thống kê mạng lƣới chi nhánh và phịng giao dịch
Loại hình tổ chức Số lƣợng
Hội sở chính 1
Sở giao dịch 1
Chi nhánh 49
Phòng giao dịch 120
Quỹ tiết kiệm 57
Điểm giao dịch 2
Công ty trực thuộc 1
TỔNG CỘNG 231
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (sau hợp nhất)
2.2.2 Thực trạng hoạt động của SCB tại thời điểm hợp nhất 01/01/2012
Theo báo cáo đánh giá tổng hợp ngân hàng hợp nhất, thực trạng hoạt động của SCB tại thời điểm hợp nhất 01/01/2012 có thể được tóm tắt như sau:
Rủi ro thanh khoản:
Huy động thị trường 1 giảm mạnh do khách hàng rút tiền hàng loạt ở cả 3 ngân hàng, SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ NHNN và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV.
Các khoản quá hạn thị trường 1 tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế.
Huy động thị trường 2 đến hạn không chi trả được tăng cao, tạo áp lực thanh khoản lớn.
Kỳ hạn nguồn và sử dụng nguồn bị mất cân đối lớn do kỳ hạn huy động tương đối ngắn trong khi kỳ hạn cho vay, đầu tư khá dài.
Trạng thái âm nguồn vàng lớn, tạo áp lực thanh khoản đối với ngân hàng.
Tỷ lệ an toàn hoạt động:
Hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động của SCB đều chưa đạt theo quy định, cụ thể như: khơng duy trì đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu thấp hơn 9%, tỷ số thanh khoản thấp hơn quy định, tỷ lệ dư nợ cho vay của một khách hàng/nhóm khách hàng có liên quan so với vốn tự có và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đều vượt quy định.
Rủi ro tín dụng:
Nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao, các khoản nợ quá hạn tiềm ẩn do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nguồn trả nợ bị hạn chế, có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn cao.
Một số khoản đầu tư bị quá hạn như trái phiếu doanh nghiệp, các khoản đặt cọc, mơi giới chứng khốn khó có khả năng thu hồi, giá trị tài sản đảm bảo không chắc chắn.
Rủi ro về giá trị tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là các dự án bất động sản và cổ phiếu của chính các doanh nghiệp này.
Giá trị cũng như tính thanh khoản của các tài sản đảm bảo không cao, khả năng thu hồi khi thanh lý thấp.
Rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin:
Ngân hàng lõi của 3 ngân hàng khác nhau nên việc quản lý, báo cáo không được kịp thời. Việc triển khai hệ thống Corebanking cho ngân hàng hợp nhất mất khá nhiều thời gian và công sức.
Trong quá trình vận hành, hệ thống Smartbank và X-bank bộc lộ một số hạn chế nhất định về mặt hiệu năng khi xử lý giao dịch, khả năng tích hợp kém, địi hỏi chi phí bảo trì lớn và gây trở ngại cho việc nâng cấp trong tương lai.
Quản trị rủi ro:
Các báo cáo rủi ro còn ở mức cơ bản, chủ yếu được hỗ trợ và tạo lập một cách thủ công, các thông số rủi ro chưa được định nghĩa một cách cụ thể.
Việc thiết lập, quan sát, theo dõi, đánh giá các báo cáo rủi ro trong ngân hàng còn thực hiện trùng lắp giữa các phòng ban, bộ phận.
Cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý rủi ro cịn thấp.
Uỷ ban ALCO đã được thiết lập nhưng chưa có đầy đủ chính sách, cơ chế; do đó, hoạt động chưa hiệu quả.
Quản trị điều hành:
Văn hóa doanh nghiệp của 3 ngân hàng trước khi hợp nhất có nhiều khác biệt.
Mạng lưới hoạt động của 3 ngân hàng bị chồng chéo, các điểm giao dịch ở quá gần nhau nên cần có sự sắp xếp lại để hoạt động được hiệu quả.
Ngân hàng chưa thiết lập và bổ sung đầy đủ các ủy ban và hội đồng hỗ trợ hội đồng quản trị và ban điều hành như: ủy ban quản lý và xử lý nợ xấu, ủy ban ALCO, ủy ban kiểm tốn, ủy ban tín dụng, ủy ban đầu tư và quản lý công ty con, ủy ban đề cử.
2.2.3 Đánh giá hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sau khi hợp nhất
2.2.3.1 Đánh giá hoạt động dựa trên các báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính 2.2.3.1.1 Đánh giá thơng qua các báo cáo tài chính 2.2.3.1.1 Đánh giá thơng qua các báo cáo tài chính
Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán hợp nhất
Tổng tài sản hợp nhất của SCB tại thời điểm 31/12/2012 đạt 149,206 tỷ đồng, tăng 4,391 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 3% so với đầu năm. Tổng tài sản tăng trong năm 2012 chủ yếu là do SCB thực hiện cơ cấu các khoản nợ thông qua phương án sử dụng các tài sản có giá trị cao và đầy đủ tính pháp lý để làm tài sản đảm bảo. Theo biểu đồ 2.3 cơ cấu tổng tài sản của SCB, ta thấy cơ cấu tài sản trong năm 2012 có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng các khoản đầu tư và các khoản mục tài sản có khác (trong đó phần lớn là các khoản có tính chất đầu tư).
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng tài sản của SCB
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán hợp nhất
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Tăng/Giảm
TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2,027,901 4,334,887 2,306,986
Tiền gửi tại NHNN 294,747 3,198,842 2,904,095 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 7,248,244 1,832,676
(5,415,568)
Chứng khoán Kinh doanh 18,772 (18,772) Các cơng cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác 828,409 97,192 (731,217) Cho vay khách hàng 64,418,900 87,165,574 22,746,674 Chứng khoán đầu tư 13,898,501 11,314,978 (2,583,523) Góp vốn, đầu tư dài hạn 541,887 71,558 (470,329) Tài sản cố định 2,196,888 2,589,928 393,040 Bất động sản đầu tư - Tài sản có khác 53,339,889 38,599,925 (14,739,964)
TỔNG TÀI SẢN 144,814,138 149,205,560 4,391,422 NỢ PHẢI TRẢ
Các khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam 18,133,852 9,772,303 (8,361,549)
Tiền gửi và vay các TCTD khác 33,899,198 18,250,965 (15,648,233)
Tiền gửi của khách hàng 58,633,444 79,192,921 20,559,477
Các cơng cụ tài chính phái sinh và các cơng cụ tài
chính khác - Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay chịu rủi ro 10,203 6,672 (3,531)
Phát hành giấy tờ có giá 19,331,272 11,949,302 (7,381,970) Các khoản nợ khác 3,471,666 18,663,332 15,191,666 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 133,479,635 137,835,495 4,355,860 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn 10,592,049 10,592,049 - Các quỹ dự trữ 414,459 415,941 1,482
Chênh lệch tỷ giá hối đoái -
Chênh lệch đánh giá lại tài sản -
Lợi nhuận chưa phân phối 327,995 362,075 34,080
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 144,814,138 149,205,560 4,391,422
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn hợp nhất ngày 31/12/2012
Trong tổng tài sản thì khoản mục tiền gửi tại NHNN tăng nhiều nhất, giảm
nhiều nhất là các cơng cụ tài chính phái sinh (giảm 88.27%), tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác cũng giảm đáng kể (74.72%). Cho khách hàng vay tăng 35.31%.
Trong khoản mục nợ phải trả, các khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam
tại thời điểm 31/12/2012 là 9,772,303 triệu đồng (giảm 46.11%), tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9,478 tỷ đồng và lãi vay 1,377 tỷ đồng, đưa số dư các khoản vay tái cấp vốn NHNN từ 18,134 tỷ hồi đầu năm xuống 9,772 tỷ đồng vào cuối năm 31/12/2012.
Về các khoản vay liên ngân hàng (khoản mục tiền gửi và vay các TCTD khác), SCB có số dư các khoản huy động trên thị trường 2 của ngân hàng ở mức
18,251 tỷ đồng, giảm 15,648 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2012. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả khoản vay hỗ trợ từ BIDV gồm 2,464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng nợ lãi. Trong một tài liệu gửi cổ đông trước khi tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2013, SCB cho biết, trong quý 1/2013 ngân hàng cũng đã thanh toán bổ sung 6,972 tỷ đồng tiền gốc và 1,639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Số dư tái cấp vốn của NHNN tại SCB ở thời điểm 31/03/2013 là 2,800 tỷ đồng. NHNN cũng đã có văn bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay này với thời hạn tối đa 24 tháng, khơng tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng
thời kỳ. Ngoài ra, ngân hàng này cịn đàm phán, thương lượng thành cơng với các tổ chức tín dụng về việc gia hạn và giảm lãi suất với các khoản vay quá hạn của SCB.
SCB cũng đang tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu danh mục tài sản có và tái cấu trúc ngân hàng để ổn định và nâng cao thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 10.583.801 triệu đồng lên 13.583.801 triệu đồng năm 2013. Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định năng lực tài chính, khả năng huy động, quy mơ tín dụng, quy mơ đầu tư, phát triển công nghệ, mở rộng mạng lưới của ngân hàng. Với sự gia tăng vốn này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị trong hệ thống SCB tăng khả năng cung ứng tín dụng, huy động vốn đối với những khách hàng lớn và hoạt động nghiệp vụ trên thị trường liên ngân hàng.
Thực hiện phương án xử lý nợ và cơ cấu danh mục tài sản có là một trong những nội dung trong đề án hợp nhất và tái cấu trúc ngân hàng của SCB. Cụ thể, SCB đã thực hiện thu hồi và cơ cấu các khoản nợ xấu, các khoản ủy thác đầu tư và các khoản tạm ứng có chất lượng thấp để thay thế bằng khoản vay mới có chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản đảm bảo tốt hơn dựa trên cơ sở kết quả định giá độc lập tài sản đảm bảo. SCB cũng nhận tài sản đảm bảo để cấn trừ nghĩa vụ trả nợ của một số khoản nợ xấu.
Tại thời điểm 31/12/2012, SCB có các khoản nợ đã q hạn thanh tốn bao gồm tiền vay NHNN, tiền gửi và vay các TCTD khác và các khoản nợ khác, SCB đồng thời cũng có một số khoản phải thu đã quá hạn nhưng chưa thu hồi được gây ra khó khăn về thanh khoản và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ban điều hành đã nhận biết được các vấn đề này và đã thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục như tăng cường thu hồi các khoản nợ đến hạn và nợ xấu, duy trì tiền gửi của các khách hàng cũ và tăng cường tìm kiếm các khách hàng mới, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của các TCTD khác, kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi phí hoạt động…
Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012
Thu nhập lãi thuần 3,195,951
Lỗ từ hoạt động dịch vụ (8,880)
Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (1,104,279)
Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh
Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (41,153)
Lãi thuần từ hoạt động khác 1,259,718
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 9,504