2.2 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội-chi nhánh TPHCM
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MBHCM giai đoạn 2009-2012
2.3.1. Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của MBHCM
Nhìn chung, giai đoạn 2009 – 2012 đánh dấu nhiều thay đổi trong các mặt hoạt động của MBHCM. Năm 2009 hầu hết các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh đều đạt kết quả khá cao. Cuối năm 2010, do sự chuyển tách các chi nhánh cấp 2 theo chủ trương của NHNN làm cho nguồn vốn chỉ tăng 0,8% trong khi dư nợ tín dụng giảm mạnh 23%, phát hành thẻ giảm 5% kéo theo các chỉ tiêu trong năm 2011 như thu lãi ròng, thu dịch vụ ròng cũng giảm mạnh, kết quả là lợi nhuận giảm 17%. Chính vì vậy, trong năm 2011, chi nhánh đã từng bước khôi phục và phát triển các mặt hoạt động kinh doanh nhằm bù đắp lại sự sụt giảm doanh số do việc chuyển tách các chi nhánh cấp 2.
Bảng 2.1 : Một số hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh của MBHCM giai đoạn 2009 – 2012
(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của MBHCM các năm 2009 – 2012)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng 10/09 11/10 12/11 1. Nguồn vốn (ngàn tỷ đồng) 24.6 24.8 28.0 27.2 0.8% 12.7% -2.7% Trong đó vốn huy động 22.8 23.5 25.4 24.6 3.1% 8.1% -3.1% 2. Dư nợ tín dụng (ngàn tỷ đồng) 13.9 10.6 13.8 16.7 -23% 29.8% 21.7% 3. Thanh toán quốc tế (tỷ USD) 7.5 10.1 9.9 9.4 34.7% -2.2% -5.2% 4. Kinh doanh ngoại tệ (tỷ USD) 5.6 7.1 8.3 12.9 26.8% 17.2% 55.6%
5. Phát hành thẻ (1000 thẻ) 88 84 76 63 -4.5% -9.8% -16%
Trong đó thẻ ATM 84 77 72 57 -8.3% -6.1% -21% 6. Thu lãi ròng (tỷ đồng) 1,359 1,778 1,750 2,503 31% -2% 43% 7. Thu nhập ngoài lãi (tỷ đồng) 483 611 558 1,934 27% -9% 247%
Trong đó thu DV rịng 115 140 167 199 22% 19% 19% 8. Lợi nhuận (tỷ đồng) 585 740 617 1,088 26% -17% 76%
Về cơ bản, các mặt hoạt động chính của MBHCM đã có sự tăng trưởng khá, tạo đà cho những năm tiếp theo, điển hình năm 2012 dư nợ tín dụng tăng 21,7% so với
2011, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 55,6%. Đặc biệt, bước sang những tháng đầu năm 2012, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động mạnh, Chính phủ thực hiện các chính sách siết chặt tiền tệ để chống lạm phát. Điển hình là “cơn bão” lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn kéo theo sự dịch chuyển một lượng khách hàng của chi nhánh sang giao dịch tại các NH khác làm cho vốn huy động giảm 3,1%. Trong khi đó NHNN yêu cầu các NHTM đảm bảo dư nợ tín dụng chỉ tăng 30%, cho nên dư nợ tín dụng tại MBHCM năm 2012 chỉ tăng 21,7% so với 2011.Trước tình hình đó, bằng nhiều nỗ lực, MBHCM đã làm chủ được tình thế và gặt hái được những kết quả đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các mặt hoạt động, điển hình là các mảng kinh doanh dịch vụ truyền thống. Trong năm 2012, riêng mảng dịch vụ truyền thống của MB là kinh doanh ngoại tệ đã đạt được thành quả đáng kể giúp chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi của MBHCM tăng 247% góp phần tăng lợi nhuận năm 2012 lên 76% so với năm 2011.
2.3.2. Đánh giá về thị phần hoạt động của MBHCM
Mặc dù có sự giảm sút thị phần so với các năm trước nhưng vị thế của MBHCM trong tồn hệ thống vẫn tiếp tục được duy trì. Hầu hết các mặt hoạt động MBHCM đều dẫn đầu tồn hệ thống chứng tỏ chi nhánh có vai trị quyết định đến sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh của hệ thống MB nói chung.
Trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, tất cả các mặt hoạt động dịch vụ của MBHCM đều chiếm tỷ trọng cao so với các NHTM khác, đặc biệt là các mảng kinh doanh truyền thống, tuy nhiên thị phần bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Điển hình là thị phần huy động và tín dụng giảm rất nhanh, đến năm 2009 huy động chỉ còn chiếm 5% còn dư nợ chỉ còn 3%. Thị trường thẻ ATM cũng bị chia sẻ bởi các NHTM khác với mức độ ngày càng tăng, riêng hai mảng dịch vụ truyền thống là thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ vẫn cịn giữ được vị trí số một mặc dù mảng thanh tốn quốc tế đã có sự giảm sút so với các năm trước.
Bảng 2.2 : So sánh thị phần của MBHCM với toàn hệ thống MB
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Vị trí
1. Nguồn vốn 18% 18% 15% 14% 1
Trong đó huy động vốn 23% 20% 19% 17% 3
2. Dư nợ tín dụng 21% 23% 16% 14% 3
3. Thanh toán quốc tế 33% 37% 44% 37% 1
4. Kinh doanh ngoại tệ 30% 34% 38% 32% 1
5. Phát hành thẻ
Trong đó thẻ ATM 57% 54% 46% 36% 1
6. Thu lãi ròng 41% 27% 17% 11% 1
7. Thu nhập ngoài lãi 26% 34% 17% 12% 1
8. Lợi nhuận 42% 59% 15% 18% 1
( Nguồn : Tổng hợp của tác giả - 2013)
Bảng 2.3 : So sánh thị phần của MBHCM với các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Vị trí
1.Vốn huy động 13% 12% 8% 5% 5
2. Dư nợ tín dụng 8% 8% 5% 3% 7
3. Thanh toán quốc tế 36% 40% 37% 30% 5
4. Kinh doanh ngoại tệ 15% 14% 12% 10% 5
5. Phát hành thẻ ATM 42% 22% 14% 13% 7
(Nguồn : Tổng hợp của tác giả- 2013)
Hiện nay, các NHTMCP trong nước đang đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ và họ đã chinh phục được thị trường bởi chất lượng dịch vụ hơn hẳn các NHTMNN, điển hình là dịch vụ huy động vốn có tốc độ tăng trưởng trên 50%, cá biệt có những NH có mức tăng trưởng trên 100% trong năm 2008 như Sacombank. Bên cạnh đó, các NHTMNN khác trên địa bàn cũng chú trọng hơn đến chính sách khách hàng cũng như khơng ngừng đưa ra những sản phẩm mới nhằm duy trì thị phần và thu hút khách hàng. Các NH liên doanh, chi nhánh NHNNg mặc dù chưa
tấn công mạnh vào thị trường nhưng cũng đang gấp rút chuẩn bị cho các chiến lược dài hạn nhằm khai thác tiềm năng to lớn của nền kinh tế Việt Nam. Tất cả những đối thủ này là thách thức rất lớn đối với MBHCM, nhất là khi Việt Nam mở cửa hoàn tồn thị trường tài chính NH vào năm 2010. Trong các năm tiếp theo để tiếp tục giữ vững vai trị đầu tàu trong tồn hệ thống, chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều nhằm du trì các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường mở rộng các hoạt động của dịch vụ ngân hàng hiện đại.
2.3.3. Q trình ứng dụng cơng nghệ thông tin tại MBHCM
Đầu năm 2000, MB triển khai dự án MB – 2010 với phần mềm chương trình có tên là Global Termonos (T24). Đây chính là chương trình dựa trên thiết kế của Mỹ và được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của ngân hàng khu vực Châu Á. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quản lý dữ liệu tập trung tại MBTW và kết nối online toàn hệ thống. Đầu năm 2007, triển khai chương trình T24 tại MBHCM, chi nhánh lớn của MB, quyết định sự thành công của dự án MB – 2010. Cuối năm 2008, chương trình T24 được triển khai tồn hệ thống MB làm nền tảng ban đầu để ứng dụng các công nghệ mới phục vụ khách hàng như : mở tài khoản 1 nơi và thực hiện giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch của hệ thống MB trên toàn quốc,dịch vụ E-banking, ATM, Phone-Banking, Internet-Banking…
Các đặc tính của hệ thống Global Termonos :
9 Cung cấp nhiều giải pháp lựa chọn thơng minh : giúp cho MB có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ mới
9 Tính linh hoạt cao: khả năng tương thích khi mở rộng và phát triển hệ thống của MB hiện có.
9 Khả năng tích hợp cao với nhiều hệ thống khác: như thẻ Visa, MasterCard, IBPS, SWIFT…
Những dịch vụ mới được ứng dụng trên Global Termonos:
9 Đáp ứng nhiều yêu cầu khách hàng tại 1 quầy: giúp giảm thời gian giao dịch của khách hàng tại quầy.
9 Quản lý vốn tự động: giúp cho khách hàng đầu tư vốn hiệu quả. 9 Chuyển tiền tự động
9 Trả lương tự động
9 Hoạt động trực tuyến (online): cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại tất cả các chi nhánh khác của ngân hàng. Giao dịch, thông tin sẽ cập nhật tức thời trên toàn hệ thống. Cũng nhờ vào tính năng này của hệ thống, mà việc cung cấp một dịch vụ mới hết sức tiện lợi cho khách hàng: Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking).
9 Cung cấp thơng tin nhanh chóng và chính xác.
Với nền tảng cơng nghệ được đầu tư hiện đại, MBHCM đã có điều kiện để phát triển các dịch vụ NH hiện đại.
2.4. Thực trạng ứng dụng các dịch vụ NHĐT tại ngân hàng Quân Đội- chi nhánh HCM trong thời gian qua
2.4. 1. Thực trạng kinh doanh các dịch vụ ngân hàng điện tử tại MBHCM 2.4.1. 1.Tình hình thu nhập từ dịch vụ của MBHCM
Bảng 2.4 : Tình hình thu nhập của MBHCM giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị : tỷ đồng
THU NHẬP 2009 % 2010 (+/-) % 2011 (+/-) % 2012 (+/-) %
Thu nhập từ lãi 1,359 92 1,778 31% 93 1,750 -2% 91 2,503 43% 93 Thu phí dịch vụ 115 8 140 22% 7 167 19% 9 199 19% 7
( Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 – 2012 của MBHCM )
Nhìn chung, nguồn thu nhập lớn nhất của MBHCM là thu nhập từ lãi, chiếm từ 91% đến 93% (từ năm 2009 – 2012).
Mặc dù thu phí dịch vụ chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng thu nhập chỉ khoảng 8% nhưng đây là nguồn thu có tính chất ổn định, tăng trưởng đều đặn (trung bình 19%/năm, từ 115 tỷ năm 2009 lên 199 tỷ năm 2012) ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngồi như lãi suất, tỷ giá.
Hình 2.3: Tình hình thu nhập của MBHCM giai đoạn 2009-2012
( Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 – 2012 của MBHCM - Bảng 2.4)
Tăng trưởng hằng năm của thu nhập từ lãi là khoảng 31% - 43% / năm, trong khi đó thu phí dịch vụ chỉ khoảng 19% - 22% / năm. Một sự chênh lệch rất lớn giữa thu nhập từ các khoản dịch vụ với thu nhập từ lãi do kinh doanh vốn.
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động thì nguồn thu nhập từ lãi do hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và nguy cơ rủi ro rất lớn.
Để ổn định nguồn thu nhập của ngân hàng, MBHCM cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một giải pháp đẩy mạnh nguồn thu phí dịch vụ cho MBHCM.
2.4.1.2. So sánh việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của MBHCM và các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được hiện đại hóa, từ đó cho ra đời các sản phẩm ngân hàng điện tử, nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các cá nhân và doanh nghiệp. Hiện tại trên địa bàn TP.HCM có một số ngân hàng đang triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, trong số đó đáng chú ý như: ACB, Techcombank, HSBC… Việc áp dụng các dịch vụ NHĐT cũng đã mang lại cho các ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể bù đáp cho việc giảm lợi nhuận từ lãi vay.
Theo báo cáo tài chính quí 3 của một số ngân do TBKTSG Online tổng hợp thì đa số các ngân hàng lớn có nguồn thu từ dịch vụ trong 9 tháng đầu năm tiếp tục tăng. Trong khi đó các ngân hàng nhỏ thỉ nguồn thu từ dịch vụ của họ rất thấp hoặc bị lỗ và nguồn thu chính lại phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lãi vay.
Hình 2.4: Tình hình thu nhập từ dịch vụ của một số NH quí 3 -2013
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính quí 3 của một số ngân hàng do TKKTSG Online tổng hợp)
Nhìn chung trên địa bàn TP.HCM, MBHCM đã bắt hỗ trợ dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng. Nhờ vào vị thế của người đi sau và tiếp thu, học hỏi được những thành tựu, kinh nghiệm trong những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử của các NH đi trước. Hiện nay, các dịch vụ này được MB cài đặt và hỗ trợ sử dụng cho khách hàng đều miễn phí.
Bên cạnh đó, các ngân hàng khác cũng đã bắt đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử. Các ngân hàng khác tuy mới triển khai và cịn ít người biết đến. Nhưng do ra đời sau, nên các ngân hàng này đã áp dụng công nghệ cao và được quảng bá với quy mô lớn. Các ngân hàng này trong tương lai sẽ là đối thủ cạnh tranh với dịch vụ ngân hàng điện tử của MB.
Theo khảo sát của Công ty TNHH KPMG ngày 31/12/2012 về việc phân chia nhóm các ngân hàng trên thị trường Việt Nam dựa trên vốn điều lệ, tỷ lệ vốn điều lệ/ tổng tài sản thì Ngân hàng MB, ACB và HSBC nằm trong nhóm 2 ( 5 nghìn tỷ <Vốn điều lệ< 20 nghìn tỷ) và doanh thu ngồi lãi chiếm dưới 10%.
Theo lý thuyết cạnh tranh của M.Porter, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm 4 yếu tố. Trong bốn yếu tố trên, yếu tố bản thân doanh nghiệp và yếu tố chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
Dựa vào 2 yếu tố trên và kết quả khảo sát của KPMG, tác giả lựa chọn 3 ngân hàng trên vì:
• Mục tiêu chung cho sự phát triển của các ngân hàng là tăng tỷ lệ thu dịch vụ so với tổng doanh thu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và là nguồn thu ổn định. • Chiến lược phát triển khá tương đồng ( do qui mô và mạng lưới hoạt động
cịn ít) nên cả ngân hàng MB, HSBC đều muốn tập trung phát triển khách hàng thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử. Việc phát triển này HSBC đã khá thành công khi phát triển mạnh các dịch vụ NHĐT như : Máy ATM, Pos hoặc liên kết với các ngân hàng địa phương để tận dụng mạng lưới sẵn có của đối tác.
• MB và ACB bank sử dụng hệ thống phầm mềm giao dịch, sản phẩm ngân hàng điện tử khá tương đồng.
• HSBC là ngân hàng nước ngoài hoạt động khá lâu tại thị trường Việt Nam, qui trình của HSBC đối với các sản phẩm ngân hàng điện tử khá hoàn thiện và tuân theo tiêu chuẩn mực giao dịch quốc tế. Bên cạnh đó, mức độ đầu tư công nghệ , nghiên cứu thị trường cho phân khúc này của HSBC cũng khá lớn và cũng mang lại hiệu quả trong công tác phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Bảng 2.5: Tình hình ứng dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại
MB ACB HSBC
Internet Banking 9 9 9
Phí sử dụng Miễn phí Miễn phí
Miễn phí cho cá nhân. Tính phí cho DN
Điều kiện sử dụng Có tài khoản tại NH Có tài khoản tại NH Có tài khoản tại NH Chức năng Tra cứu thông tin Tra cứu thông tin Tra cứu thơng tin
Thanh tốn
E - Banking 9 9 9
Phí sử dụng Miễn phí Miễn phí Thu phí thường niên
Điều kiện sử dụng
Khách hàng có tài khoản tại NH và có số lượng giao dịch nhiều
Khách hàng có tài khoản tại NH
Khách hàng có tài khoản tại NH
Chức năng
Tra cứu thơng tin Thanh tốn UNC Thanh tốn lương
Tra cứu thơng tin Thanh tốn UNC Thanh tốn lương
Tra cứu thơng tin Thanh tốn L/C
Thanh toán thẻ Visa, ATM, tiền vay…
Phone Banking 9 9
Mobile Banking 9 9 9
SMS Banking 9 9 9
( Nguồn :Tổng hợp của tác giả -2013)
2.4.2. Thực trạng triển khai các hình thức dịch vụ NHĐT tại MBHCM 2.4.2.1. Phone - Banking
Chương trình truy vấn thơng tin ngân hàng qua điện thoại giúp khách hàng có thể thuận tiện nhanh chóng nắm bắt thơng tin về tài khoản, lãi suất,tỷ giá ở mọi lúc mọi nơi. Dịch vụ này đã đưa vào sử dụng từ năm 2005 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, đến nay đã có hàng ngàn khách hàng tham gia.
2.4.2.2. Internet Banking (www.mbbank.com.vn)
Hiện nay, theo diễn đàn banking 2011 có 20 NHTM đã triển khai Internet