Sự biến động của lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 25 - 26)

Những xu hướng của sự thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng thông qua cơ chế tác động đến Tài sản “Nợ”, Tài sản “Có”

như sau:

Sự biến động của lãi suất tác động trên Tài sản “Có” của ngân hàng

Khi lãi suất thị trường tăng, giá trị thị trường của trái phiếu và các khoản cho vay với lãi suất cố định mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ bị giảm giá. Bởi lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu và các khoản cho vay đã được ấn định từ trước, nên

lãi suất của trái phiếu và các khoản cho vay sẽ thấp hơn lãi suất thị trường hiện tại, khiến chúng bị giảm giá. Trái phiếu và các khoản cho vay có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn, nếu ngân hàng muốn bán đi các tài sản này thì phải chấp nhận tổn thất vì giá trị của chúng giảm so với trước, và ngược lại. Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng, giá thị trường các chứng khoán mà ngân hàng đang nắm giữ bị giảm, nghĩa là tính thanh khoản của Tài sản “Có” bị giảm và làm giảm vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng.

Khi lãi suất thị trường giảm, giá trị thị trường của trái phiếu và các khoản cho vay với lãi suất cố định mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ tăng giá. Bởi lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu và các khoản cho vay đã được ấn định từ trước, lãi

suất thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ và các khoản cho vay với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn. Trái phiếu và các khoản cho vay có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Nghĩa là tính thanh khoản của Tài sản

“Có” sẽ tăng. Việc chuyển đổi các trái phiếu trong giai đoạn này sẽ rất dễ dàng,

giúp ngân hàng sinh được nhiều lợi nhuận từ hoạt động này.

Sự biến động của lãi suất tác động trên Tài sản “Nợ” của ngân hàng

Khi lãi suất huy động tăng, người dân sẽ có hướng gởi tiền tại các TCTD nhiều hơn làm cho giá trị của tài sản “Nợ” của ngân hàng cao hơn, thanh khoản ngân hàng được cải thiện hơn.

Khi lãi suất huy động giảm, trong ngắn hạn, người dân có xu hướng gửi tiền với kỳ hạn dài hơn nhằm chống lại sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; nhưng

trong dài hạn, những người gửi tiền này có xu hướng rút vốn khỏi ngân hàng và đầu

tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; làm cho giá trị của tài sản “Nợ” của ngân

hàng giảm đi đáng kể. Tính thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn này sẽ trở nên

yếu hơn trước áp lực rút vốn của người gửi tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)