2.2.4 .1Về mặt hiệu quả của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản
3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngânhàng thương mại cổ phần
Đơng Á.
3.2.1 Về phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 3.2.1.1 Chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ
Trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước
đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, giữ mức lạm phát trong
vòng kiểm soát theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, việc kết hợp các cơng cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân
hàng Nhà nước và chính sách tài khóa trong vịng kiểm sốt của Bộ Tài chính đơi lúc còn trái chiều, chưa đồng bộ. NHNN quá chú trọng chính sách tiền tệ để điều chỉnh
là cơng cụ chủ yếu để điều chỉnh nền kinh tế, cả khi ưu tiên chống lạm phát hay tăng trưởng kinh tế.
Đầu năm 2008, trước tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã sử dụng hầu như
tất cả các cơng cụ chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thậm chí phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc để có thể thu hút nhanh tiền từ lưu thơng về và quy định các tín phiếu NHNN không được sử dụng
để vay tái cấp vốn tại NHNN. Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14%, các lãi
suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu lên 15% và 13%... kết quả tổng phương diện thanh toán và tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2008 được
kiểm soát ở mức thấp so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, chính sách này đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua ảnh hưởng của lãi suất cao và hạn chế tín dụng. Chính sách tiền tệ thắt chặt với liều lượng quá mạnh và tiến hành đột ngột đã gây những cú sốc cho thị
trường. Đến tháng 9/2008, nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát do hậu quả của
chính sách tiền tệ thắt chặt trước đó và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Đến cuối năm 2008, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó suy thối kinh tế
trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới, NHNN đã triển khai gói kích cầu của Chính phủ thơng qua thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đi kèm các biện pháp thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình cấp và sử dụng tín dụng, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính sách tiền tiển tệ nới lỏng thông qua hàng loạt các động thái điều hành của NHNN như hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5%, tái cấp vốn xuống 7,5% và 9,5%, giảm tỷ lệ bắt buộc đối với tiền đồng
xuống 5%, thực hiện thanh tốn trước hạn tín phiếu NHNN phát hành trước đó. Kết
quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ là cả tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2
đều tăng (ở mức 36% và 26,67%).
Những tháng đầu năm 2010, diễn biến lạm phát có dấu hiệu chững lại đã khiến mục tiêu kiểm sốt lạm phát ít được Chính phủ quan tâm trong khi mục tiêu tăng
trưởng kinh tế 6,5% ln đặt ra áp lực cho chính sách tiền tệ. Vì vậy, NHNN đã mở “van “ tín dụng , hạ lãi suất…. Hệ quả của việc lơ là mục tiêu kiểm soát lạm phát đã
dẫn tới CPI tháng 9 và tháng 10 là 1,31% và 1,05%, buộc NHNN điều chỉnh tăng
1%/năm với các mức lãi suất điều hành. Kết quả lạm phát năm 2010 tăng cao hơn
nhiều so với mục tiêu đề ra của Chính phủ.
Đến đầu năm 2011, nhận thấy tình trạng lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và tổng phương diện thanh toán. Kết quả là thị trường tiền tệ diễn biến khó lường, hệ thống ngân hàng tồn tại những méo và kém minh bạch, xảy ra hiện tượng chạy đua lãi suất, thỏa thuận lãi suất ngầm với khách hàng nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Rõ ràng, trong thời gian gần đây, chính sách tiền tệ có dấu hiệu giật cục và
thiếu nhất quán trong việc điều hành chính sách tiền tệ , chuyển từ trạng thái thắt chặt sang nới lỏng hoặc từ nới lỏng sang thắt chặt một cách đột ngột gây nhiều khó khăn cho các thành viên tham gia thị trường trong việc thích nghi với những thay đổi của chính sách.
Vì vậy, chính sách tiền tệ ở Việt Nam cần phải được linh hoạt và vừa đủ,
không nên quá chú trọng việc điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kinh tế. Trong giai đoạn tới,chính sách tiền tệ ở Việt Nam cần phải được phối hợp với
chính sách tài khóa hơn nữa để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và Ngân hàng Nhà nước cần phải giảm dần các biện pháp hành chính trong điều hành hoạt động
ngân hàng nhằm giảm bớt áp lực cho các thành viên khi tham gia thị trường.