Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã hội nhập khá nhiều với các biến đổi của kinh tế thế giới. Sự bất ổn của một quốc gia nào trên thế giới đều có thể ảnh hưởng đến nền
kinh tế của Việt Nam, nhất là những nước có quan hệ kinh tế , các đồng tiền lớn thì sự
ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Như việc vay
ngoại tệ của nước ngồi,hay mua trái phiếu Chính phủ của các quốc gia, khi quốc gia
đó bị rơi vào tình trạng khó khăn thì các khoản tín dụng sẽ bị cắt giảm, giá trị của trái
phiếu đó cũng giảm giá thì lúc này ảnh hưởng đến nguồn cung thanh khoản cho ngân
hàng.
Hình 1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
1.4.Đánh giá rủi ro thanh khoản
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mơ hình cung - cầu về thanh khoản.
Nguyên tắc sử dụngvốn Chính sách thanh khoản Bất ổn chính trị Chính sách pháp lý Chu kỳ Sự phụ thuộc vốn Nợ xấu Tin đồn Lãi suất Rủi ro thanh khoản
Cung về thanh khoản:
Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm:
- Các khoản tiền gửi đang đến.
- Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi. - Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp.
- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng . - Vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Cầu về thanh khoản:
Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân
hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
- Khách hàng rút tiền từ tài khoản.
- Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao. - Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi.
- Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. - Thanh toán cổ tức bằng tiền.
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân
hàng được xác định như sau: Trạng thái thanh
khoản ròng (NPL) = Tổng cung về
thanh khoản - Tổng cầu về
thanh khoản
Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản
(NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Thừa thanh khoản là
một trạng thái mất cân bằng của các ngân hàng thương mại, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng hoặc
không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay, hoặc có thể do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn có hiệu quả. Nhà quản trị
ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản
(NPL<0), nghĩa là ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn để hoạt động, không đủ vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải bổ sung
thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất.
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh
khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.
1.5. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản
1.5.1 Duy trì tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh (chiến lược thanh khoản) sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.
Mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược thanh khoản phù hợp, chiến lược nên đặt ra các phương pháp tổng hợp của ngân hàng về thanh khoảng gồm các mục tiêu định tính và định lượng. Chiến lược nên đặt trong tương quan sức mạnh tài chính của ngân hàng và khả năng chịu được của ngân hàng trong bối cảnh khủng
hoảng thanh khoản tạm thời và dài hạn.
1.5.2 Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả
Các TCTD phải đảm bảo khả năng chi trả bao gồm các tỷ lệ: tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau, tỷ lệ khả năng thanh toán trong 7 ngày, tỷ lệ khả năng thanh toán quy đổi trong 1 tháng. Các tỷ lệ này được quy định cụ thể theo Thông tư số
13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành .
1.5.2.1 Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau
Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả ngày hôm sau và tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 15%.
Tỷ lệ khả năng
chi trả = Tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay x 100% (1.1)
Tổng nợ phải trả Tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay bao gồm: - Số dư tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ;
- Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại NHNN (trừ dự trữ bắt buộc); - Số tiền dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn
tại các TCTD khác, trừ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội ;
- Số tiền dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh tốn gửi tại các TCTD khác, trừ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội ; - Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, cơng trái do Chính phủ Việt Nam,
chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành
hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh tốn;
- Giá trị sổ sách của tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu do NHNN phát hành; - Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, cơng ty đầu tư tài
chính địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành;
- Giá trị sổ sách của các chứng khoán được niêm yết trên các sở giao dịch
chứng khoán tại Việt Nam, nhưng tối đa không quá 5% tổng Nợ phải trả; - Giá trị sổ sách của các loại chứng khốn, giấy tờ có giá khác được NHNN
chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
Tổng Nợ phải trả được xác định bằng số dư trên khoản mục Tổng nợ phải
trả.
1.5.2.2 Tỷ lệ khả năng thanh toán trong 7 ngày
Tỷ lệ khả năng thanh tốn trong 7 ngày
=
Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay trong 7 ngày làm việc tiếp theo
x 100% (1.2)
Tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong 7 ngày làm việc tiếp theo
Tỷ lệ này tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng bảng
Anh, đồng đô la Mỹ (các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đồng đô la Mỹ
theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).
Tài sản “Có” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hơm
sau, bao gồm:
- Số dư tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trước;
- Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trước, kể cả vàng gửi tại NHNN, TCTD khác;
- Số dư tiền gửi tại NHNN (trừ dự trữ bắt buộc), tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác cuối ngày hôm trước;
- Số dư tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD khác đến hạn thanh toán trong 7
ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau;
- 95% giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, cơng trái do Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD
phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến
cuối ngày hôm trước;
- 90% giá trị các loại chứng khoán do TCTD hoạt động tại Việt Nam
phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các ngân hàng của các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
- 85% giá trị các loại chứng khoán khác được niêm yết nắm giữ đến cuối ngày hơm trước;
- 80% các khoản cho vay có đảm bảo, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
- 75% các khoản cho vay khơng có đảm bảo, cho th tài chính, trừ nợ
xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm
sau bao gồm:
- Số dư tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác cuối ngày hơm trước; - Số dư tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác, tổ chức, cá nhân đến hạn
thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo , kể từ ngày hôm sau;
- 15% số dư bình qn tiền gửi khơng kỳ hạn của tổ chức ( trừ tiền gửi của TCTD khác), cá nhân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước. TCTD phải xác định số dư bình quân để làm cơ sở
tính tốn;
- Số dư tiền vay từ chính phủ, NHNN đến hạn thanh tốn trong 7 ngày
tiếp theo, kể từ ngày hơm sau;
- Số dư tiền vay từ các TCTD khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
- Số dư giấy tờ có giá do chính TCTD phát hành đến hạn thanh toán
trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
- Giá trị các cam kết cho vay không hủy ngang đối với khách hàng đến
hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
- Giá trị các cam kết bảo lãnh vay vốn đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
- Giá trị cam kết bảo lãnh thanh toán, trừ phần giá trị được bảo đảm
bằng tiền đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hơm
sau;
- Các khoản tiền lãi, phí đến hạn phải trả vào từng ngày 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau.
1.5.2.3 Tỷ lệ khả năng thanh toán quy đổi trong 1 tháng
Tỷ lệ khả năng thanh toán quy đổi trong 1 tháng =
Tổng tài sản “Có” quy đổi có thể
thanh toán ngay x 100% (1.3)
Tổng tài sản “Nợ” quy đổi có thể thanh tốn ngay trong 1 tháng tiếp theo
Tỷ lệ tối thiểu bằng 25% giữa Tổng tài sản “Có” quy đổi có thể thanh tốn ngay và Tổng tài sản “Nợ” quy đổi phải thanh toán ngay trong 1 tháng tiếp theo.
1.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo thanh khoản
Các ngân hàng có thể sử dụng bốn phương pháp sau để dự báo thanh khoản :
Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn
Phương pháp này bắt nguồn từ hai thực tế đơn giản sau:
Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay
giảm.
Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay
tăng.
Ngay từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng,
quý trong năm. Bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản. Độ lệch này được xác định như sau:
Độ lệch thanh khoản (liquidity gap) = Tổng cung thanh khoản (1) - Tổng cầu
thanh khoản (2).
Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương. Ngân hàng phải nhanh chóng đầu
tư phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi.
Khi (2)>(1): Độ lệch thanh khoản âm. Ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các
nguồn tài trợ khác nhau với chi phí thấp nhất.
Trên thực tế, các bước cơ bản trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:
Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong khoảng thời gian hoạch định thanh khoản đã cho (ngày, tháng, quý).
Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính tốn cho cùng
khoảng thời gian xác định đó.
Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của
ngân hàng, hoặc thặng dư hay thâm hụt dựa vào sự biến đổi của tiền gửi và cho vay.
Để xây dựng mơ hình dự báo về tiền gửi và tiền vay trong tương lai, nhà
quản trị có thể sử dụng các kỹ thuật thống kê khác nhau cộng với kinh nghiệm của mình. Chẳng hạn, một mơ hình dự báo về sự thay đổi trong tiền gửi và tiền vay có thể như sau:
Thay đổi dự kiến của tiền vay phụ thuộc vào các biến số sau:
Tốc độ tăng trưởng dự kiến của GDP. Lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến.
Tỷ lệ tăng trưởng về cung tiền của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng thương mại.
Tỷ lệ lạm phát dự báo.
Thay đổi dự kiến của tiền gửi phụ thuộc vào các biến số sau:
Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến. Mức tăng bán lẻ dự báo.
Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền của ngân hàng trung ương. Lợi suất dự kiến của tiền gửi trên thị trường tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Sau khi xây dựng được những biến số thống kê kinh tế nêu trên, ngân hàng có thể
ước lượng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính:
Mức thặng dư (+) hay thâm hụt (-)
thanh khoản =
Thay đổi dự kiến của tiền gửi -
Thay đổi dự kiến của tiền vay
(1.4)
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành nhiều loại trên cơ sở ước
lượng xác suất rút tiền của khách hàng. Chẳng hạn, tiền gửi và các nguồn khác của ngân hàng có thể chia thành ba loại:
Loại 1: Ổn định thấp. Loại 2: Ổn định vừa phải. Loại 3: Ổn định cao.
Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại tiền gửi trên cơ sở ấn định
tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ: Loại 1: 95%.
Loại 2: 30%. Loại 3: 15%.
Như vậy, nhu cầu thanh khoản cho tổng các loại tiền gửi được tính như sau: Dự trữ thanh khoản cho tài sản “Nợ” huy động = 95% x (Loại 1 – DTBB) + 30% x (Loại 2 – DTBB) + 15% x (Loại 3 – DTBB).
Đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sẵn sàng khi khách hàng
có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện tín dụng tức là các khoản vay chất lượng cao.
Trong trường hợp này, nhu cầu thanh khoản cho các khoản cho vay là:
Dự trữ thanh khoản cho tài sản “Có” cho vay = Dự trữ thanh khoản tài sản “Nợ” huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng.
Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống
Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước:
Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xãy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo
ba cấp độ:
Khả năng xấu nhất khi: tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền
vay lên cao trên mức dự kiến.
Khả năng tốt nhất khi: tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay
xuống thấp dưới mức dự kiến.
Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:
n
Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑ PixSDi (1.5) i=1
Trong đó:Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng.
SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng.
Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản
Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Các chỉ số thanh khoản sau thường được sử dụng:
Vốn tự có
Chỉ số H1 = x 100% (1.6) Chỉ số giới hạn huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động
Vốn tự có
Chỉ số H2 = x 100% (1.7) Chỉ số đòn bẩy Tổng tài sản “Có”
Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính
Chỉ số H3= (1.8)
Trạng thái tiền mặt Tổng tài sản “Có”
Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào:
Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được: