1.7 .3Kiểm định mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và yếu tố chu kỳ
2.2 Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoảncủa Ngânhàng Đôn gÁ
2.2.3.2 Các chỉ số thanh khoản
Tỷ lệ dự trữ sơ cấp
Theo quy định nội bộ của DongAbank tỷ lệ dự trữ sơ cấp tối thiểu phải bằng 5% nhằm đảm bảo thanh khoản tức thời cho ngân hàng trong những tình
huống khách hàng rút tiền trước thời gian đáo hạn. Tại thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ dự trữ sơ cấp của DongABank là 36,21% vượt khá xa quy định. Rút ra từ bài học
khủng hoảng của Ngân hàng Á Châu năm 2003, năm 2011 được xem là năm có
nhiều bất ổn kinh tế vĩ mơ, DongAbank đã có những giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra bằng tỷ lệ dự trữ sơ cấp rất cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm ở mức trung bình so với các ngân hàng khác, điều đó chứng tỏ vấn đề thanh khoản đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. (Xem phụ lục1)
Tỷ lệ dự trữ thứ cấp
Dự trữ thứ cấp bao gồm các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như: Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, các loại giấy tờ có giá được Chính phủ bảo lãnh và các giấy tờ có giá khác. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp của ngân hàng tối thiểu phải bằng 8%. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên số dư tiền gửi
của khách hàng. Tỷ lệ này được xem như là “lá chắn” tài chính của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp của DongAbank tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 8,67%, ngang mức quy định.
(Xem phụ lục 2)
Nguồn dự trữ thứ cấp của DongAbank quá thấp so với các ngân hàng khác, trong khi tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt của các ngân hàng tương đối cao, trong các loại chứng khốn đó, phần lớn là trái phiếu Chính phủ hoặc giấy tờ có giá được Chính phủ bảo lãnh vì các loại giấy tờ có giá này có thể sử dụng để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở với NHNN hoặc các ngân hàng có thể sử dụng để cầm cố vay mượn lẫn nhau khi gặp khó khăn thanh khoản.Vì vậy, với tiêu chí này thì DongAbank được đánh giá có rủi ro thanh khoản xảy ra khi khách hàng có nhu cầu rút tiền tức thời, nếu DongAbank khơng có các cơng cụ phịng chống rủi ro thanh khoản khác. Vì đây khơng phải là tiêu chí cuối cùng đánh giá khả năng thanh khoản mà phải kết hợp các tiêu chí khác, và tỷ lệ dự trữ thứ cấp quá cao đơi khi sẽ có tác dụng ngược, gây áp lực thanh khoản cho ngân
hàng do kỳ hạn của các loại giấy tờ có giá thường là trung - dài hạn trong khi nguồn vốn huy động của khách hàng phần lớn lại có kỳ hạn ngắn.
Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau
Tỷ lệ này tối thiểu bằng 15% giữa Tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và Tổng nợ phải trả. Tỷ lệ này thấp hơn 20% thì DongAbank sẽ đưa vấn đề thanh
khoản vào diện cảnh báo.
Bảng 2.3 : Bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả quy đổi ngày hôm sau của DongAbank thời điểm 31/12/2011
STT Khoản mục Thời gian đến hạn
(ngày hôm sau) I Tài sản "Có" thanh tốn ngay
1 Số dư tiền mặt 8,170,257 2 Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại NHNN
(trừ dự trữ bắt buộc) 1,362,820
3
Số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác, trừ Ngân hàng
Chính sách Xã hội
1,136,646
4
Số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán tại các TCTD khác, trừ
Ngân hàng Chính sách Xã hội.
-
5
Giá trị sổ sách và các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ VN,chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ VN, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán.
1,116,114
6 Giá trị sổ sách của Tín phiếu kho bạc, tín phiếu do NHNN phát hành.
7 Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa
hàng Phát triển Việt Nam phát hành.
8
Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán được niêm yết trên các SGD chứng khốn tại Việt Nam, nhưng khơng được vượt quá 5% tổng nợ phải trả.
1,105,387
9
Giá trị sổ sách của các loại chứng khốn, giấy tờ có giá khác được NHNN chấp thuận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
-
Tổng tài sản"Có" thanh tốn ngay (1) 13,091,224
II Tổng nợ phải trả (2) 59,734,813
Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau [=(1)/(2)] 21.92%
Giới hạn quy định 15%
Nguồn : Ngân hàng TMCP Đông Á
Qua bảng theo dõi khả năng chi trả quy đổi ngày hôm sau thời điểm
31/12/2011, tỷ lệ chi trả quy đổi ngày hôm sau là 21,92% tuân thủ quy định của
NHNN và nội bộ ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng đối với khách hàng.
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày
Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa Tổng tài sản “Có” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và Tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. Tỷ lệ này thấp hơn 1,2 thì DongAbank sẽ đưa vấn đề thanh khoản vào diện cảnh báo.
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không được vượt quá 80% được xác định theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số
19/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, theo Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 hiệu lực ngày 09/09/2011 đã bỏ tỷ lệ cấp
lệ giới hạn từ nguồn vốn huy động được để cho vay sẽ giúp cho tình hình thanh
khoản của các ngân hàng tốt hơn. Đề tài giữ đề xuất các NHTM vẫn cần phải duy trì tỷ lệ này ở mức tối đa là 80%. Chỉ tiêu này còn là một chỉ tiêu phản ánh xu hướng tín dụng, sản phẩm của ngân hàng. Chỉ tiêu này cịn thể hiện một khoảng cách an tồn cho các chỉ tiêu mục tiêu của các ngân hàng thương mại.Việc bỏ các giới hạn này sẽ làm cho dung lượng vốn cấp tín dụng nhiều hơn, nếu khơng có những giới hạn quy
định nội bộ về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động thì việc cấp tín dụng q
mức có thể dẫn đến tình trạng dư nợ tín dụng quá mức, nợ xấu gia tăng…
Bảng 2.4 : Bảng tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của DongAbank ngày 31/12/2011.
STT Chỉ tiêu
Số liệu báo cáo (ĐVT : Triệu đồng)
1 Nguồn vốn huy động 51,904,341
1.1 Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân. 31,502,761
1.2
Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác, trừ kho bạc nhà nước)
12,839,684
1.3 25% tiền gửi không kỳ hạn của TCKT( trừ TCTD) 1,141,367
1.4
Tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của TCTD khác có kỳ hạn 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của TCTD khác trong nước để bù đáp thiếu hụt tạm thời) và tiền vay của TCTD nước ngoài.
1,547,955
1.5 Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.
4,872,574
2 Tổng dư nợ cho vay 40,973,078
3 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động
[{=(2)/(1)}<80%] 78.94%
Qua bảng tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động thời điểm 31/12/2011 thì tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của DongAbank là 78,94. Như vậy, DongAbank vẫn đạt tỷ lệ khá an toàn trong vấn đề quản lý thanh khoản, ngoài việc
đây là tỷ lệ an toàn trong quản lý thanh khoản mà còn thể hiện hiệu quả của nguồn
vốn huy động.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn với tính ổn định khơng cao, các nguồn vốn này chủ yếu có được do lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, các khoản tiền không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng. Đặc tính của khoản tiền gửi này là khách hàng có thể rút tiền gửi trước hạn. Ngân hàng phải cân đối đầu tư để sử dụng một phần khoản tiền này để cho vay.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng không
được vượt quá 30%. Tỷ lệ này rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro thanh khoản
bởi vì một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro thanh khoản là do độ lệch
kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, giữa tài sản nợ và tài sản có.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của
DongAbank thời điểm 31/12/2011 là 12,34% tuân thủ quy định của NHNN.
Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của DongAbank ( thời điểm 31/12/2011).
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Nguồn vốn ngắn hạn
42,461,338
1.1 Tiền gửi KKH,CKH có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của các TCTD khác
4,186,819 1.2 Tiền gửi KKH,CKH có thời hạn gửi cịn lại đến 12 tháng
của các tổ chức, cá nhân.
5,870,865 1.3 Tiền gửi tiết kiệm KKH,CKH có thời hạn gửi cịn lại đến
12 tháng của các tổ chức, cá nhân.
25,983,125
1.4 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá có thời hạn thanh tốn cịn lại đến 12 tháng.
4,872,574 1.5 Khoản vay từ TCTD khác có thời hạn còn lại đến 12 tháng
(trừ các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng)
1,547,955
2 Nguồn vốn trung và dài hạn
10,855,390
2.1 Tiền gửi CKH có thời hạn gửi cịn lại trên 12 tháng của các TCTD khác
-
2.2 Tiền gửi CKH có thời hạn gửi còn lại trên 12 tháng của các tổ chức, cá nhân.
1,576,455 2.3 Tiền gửi tiết kiệm CKH có thời hạn gửi còn lại trên 12
tháng của cá nhân.
2,633,568 2.4 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có
giá có thời hạn thanh tốn cịn lại trên 12 tháng.
-
2.5 Khoản vay từ TCTD khác có thời hạn cịn lại trên 12
tháng. -
2.6 Vốn tự có 4,884,151
2.7 Giá trị còn lại của TSCĐ 1,223,566
2.8 Góp vốn mua cổ phần 537,650
2.9 Các khoản phải trừ -
3 Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn
16,096,216
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay
trung và dài hạn[{(3-2)/1}*100] < 30% 12.34%
Nguồn : Ngân hàng TMCP Đông Á
Chỉ số H1- Chỉ số giới hạn huy động vốn
Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân
của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990, hệ số H1 phải lớn hơn hoặc bằng 5%.
Qua bảng 2.6 thì hệ số H1 của DongAbank là 9.41% vượt mức qui định, tức vốn tự có chiếm 9.41% so với nguồn vốn huy động, đảm bảo khả năng chi trả. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thương mại bao gồm cả DongAbank đều có chỉ
số H1 cao do các ngân hàng phải tăng vốn tự có đảm bảo mức vốn pháp định theo
lộ trình. Số vốn tăng lên này chưa được đưa vào để nâng cao cơ sở vật chất và mở rộng quy mô ngân hàng kịp thời nên mức độ huy động vốn không tăng nhanh tương
ứng được. Trong trường hợp này, chỉ số H1 cao chưa hẳn là tốt nếu DongAbank
cho vay ra quá nhiều bằng các nguồn vốn khác hoặc nguồn vốn tự có mà khơng phải là vốn huy động từ khách hàng.
Bảng 2.6: Bảng chỉ số thanh khoản từ H1-H8 của DongAbank ( thời điểm 31/12/2011). STT Chỉ số Tỷ lệ % 1 H1 9.41% 2 H2 7.45% 3 H3 18.89% 4 H4 62.51% 5 H5 113.61% 6 H6 4.77% 7 H7 73.47% 8 H8 34.34%
Nguồn : BCTC DongAbank năm 2011 và kết quả tính tốn của học viên
Chỉ số H2- chỉ số đòn bẩy
Chỉ số này được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản Có của một ngân hàng. Ở Việt Nam, quy chế đảm bảo an toàn kinh doanh đối với các tổ
chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông qua Quyết định
107/QĐ/NH5 ngày 09/06/1992 buộc các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản Có ở mức 5%. Tương tự chỉ số H1, chỉ số H2 của DongAbank là 7.45% (xem bảng 2.6)đảm bảo mức độ an tồn
cho tài sản Có, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng trong điều kiện thị trường tiền tệ biến động.
Chỉ số H3- Chỉ số trạng thái tiền mặt
Chỉ số này phản ánh khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Một ngân hàng có chỉ số H3 cao thì ngân hàng đó có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh. Hiện chỉ số này của DongAbank đạt mức 18.89% (xem bảng 2.6) đảm bảo
khả năng thanh tốn nhanh khi khách hàng có nhu cầu. Việc duy trì một tỷ lệ này quá cao sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của DongAbank khơng hiệu quả,dịng tiền sẽ khơng sinh lợi nếu dự trữ tài sản này cao, và đây là tài sản có tính thanh khoản cao nhất nhưng khả năng sinh lợi thấp nhất. Do đó, tùy theo từng giai đoạn và diễn biến thị trường mà DongAbank có cách giải quyết bài tốn an tồn và hiệu quả rất khác nhau.
Chỉ số H4- Năng lực cho vay
Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh
khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số này của DongAbank chiếm 62.51%(xem bảng 2.6), có nghĩa cứ 100 đồng tài sản Có thì DongAbank chỉ có thể
cho vay 62.51 đồng. Với chỉ số này DongAbank vẫn có khả năng đảm bảo thanh
khoản bằng 37.49 đồng tài sản Có, cùng với việc lập dự phịng các khoản vay thì chỉ tiêu được đánh giá vẫn đảm bảo mức độ an toàn thanh khoản.
Chỉ số H5- Dư nợ/tiền gửi khách hàng
Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp,ở mức 113.61%(xem
bảng 2.6), lượng tiền cho vay của DongAbank vượt lượng tiền gửi khách hàng chỉ
13.61%,có nghĩa nhu cầu cho vay cao hơn khả năng huy động vốn. Như vậy,
DongAbank đạt hiệu quả kinh doanh, nhưng khả năng thanh khoản vẫn đảm bảo do tỷ lệ vượt 13.61% thì DongAbank có thể tài trợ bằng vay từ các TCTD khác hay trên thị trường liên ngân hàng.
Chỉ số H6- Chứng khoán thanh khoản
Thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam đang khởi sắc nên việc nắm giữ các chứng khoán này cũng cải thiện được trạng thái thanh khoản. Từ đầu năm
2011, một số ngân hàng thương mại tăng cường nắm giữ các chứng khốn thanh khoản, nhưng DongAbank vẫn cịn “dè dặt” trước việc phịng thủ thanh khoản bằng chứng khốn, nên chỉ số này chỉ chiếm 4.77% trong tổng tài sản Có (xem bảng 2.6). Do đó có thể kết luận DongAbank sẽ gặp rủi ro thanh khoản khi có những biến cố từ thị trường nếu lãi suất thị trường liên ngân hàng còn cao như trong giai đoạn
tháng 10/2011. Tuy nhiên, việc nắm giữ các chứng khốn có thể dễ chuyển đổi
thành tiền mặt càng cao chứng tỏ trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
Chỉ số H7- Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD
Chỉ số này chiếm 73,47%(xem bảng 2.6) có nghĩa là DongAbank đã đi vay nhiều hơn gửi lại đối với các TCTD khác, với lý do năm 2011 ngân hàng đã giải quyết vấn đề thanh khoản chung. Nhưng hầu hết các ngân hàng trong giai đoạn này có chiến lược đi vay nhiều hơn gửi tại các TCTD như nhau để giải quyết vấn đề thanh khoản vốn. Đây được xem là giải pháp khá hợp lý và an toàn nhằm giải quyết vấn
đề thanh khoản.