Tăng trưởng huy động và cho vay 6 tháng đầu năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 71)

Nợ xấu ngành ngân hàng

Nợ xấu đang trở thành “vấn nạn” trong ngành ngân hàng, khiến “dòng chảy” tín dụng bị tắc nghẽn.Trong năm 2011, giá trị nợ xấu trên dư nợ điều chỉnh là 11,48% tương đương với trên 300 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4,16 lần tỷ lệ nợ xấu báo cáo của các TCTD là trên 3,3% 6. Như vậy, thực tế cho thấy rủi ro hệ thống tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng rất lớn khi các TCTD lách hạn mức tăng trưởng tín dụng, che dấu các khoản nợ

xấu liên quan đến bất động sản và chứng khoán khiến cho việc kiểm sốt khó khăn và

ảnh hưởng lớn đến thanh khoản hệ thống và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Đến ngày 30/6/2012, ước tính con số nợ xấu trong những tháng đầu năm

nay vào khoảng 256.000 tỷ tương đương với 10% trên tổng dư nợ toàn ngành,

chiếm đến 10% GDP năm 2011 và 80% vốn chủ sở hữu toàn bộ hệ thống ngân

hàng.

Bảng 2.1 : Số liệu cơ cấu nợ xấu năm 2011

ĐVT : Tỷ đồng

Nhóm TCTD

Theo báo cáo Điều chỉnh Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu NHTM NN 37,090 2.95% 105,251 8.15% NHTM CP 21,283 2.30% 160,273 13.98% NNLD NHNN 3,964 1.86% 16,250 7.55% Cty TC, CTTC 14,706 16.56% 39,048 27.60% Toàn ngành 77,043 3.10% 320,822 11.48%

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước

Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực sản xuất có liên quan do sức cầu ở các thị trường này suy giảm mạnh trong hơn một năm qua. Chỉ riêng tổng dư nợ bất động sản là xấp xỉ 200.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Sỡ dĩ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều bất ổn là do các ngân hàng đã cho vay quá nhiều so với lượng vốn huy động từ những năm trước đó. Theo tính tốn của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating thì tỷ lệ cho

vay trên huy động của Việt Nam là 103% cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

trong quý I/20127.

Hình 2.7 : Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng từ năm 2008 đến tháng 6/2012. Nguồn : Tổng hợp của NHNN

2.2. Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á 2.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Tên gọi : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á Tên viết tắt : DongA Bank

Trụ sở chính: 130 Phan Đăng Lưu, P.3, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện thoại: 848) 39951483 Fax: (848) 39951614

Website : www.dongabank.com.vn Logo :

Vốn điều lệ: 4.500.000.000.000 VNĐ

Giấy phép thành lập : số135/GP-UB ngày 06/04/1992 của UBND TP. HCM

Giấy phép hoạt động : số 009/NH-GP ngày 27/03/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Giấy phép ĐKKD : số 0301442379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM

cấp, đăng ký lần đầu số 059011 ngày 08/04/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 17/06/2011).

Mã số thuế : 0301442379

Ngành nghề kinh doanh :

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có

kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật qui định, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh

ngoại tệ, vàng, bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;

Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ nội địa với nhãn hiệu

thương mại là Dong A Card. Phát hành và thanh toán thẻ quốc tế;

Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo quy định của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Mua bán các loại ngoại tệ với đồng Việt Nam. Huy động và chi trả kiều

hối. Đặt các bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn hoạt động của ngân hàng;

Vay vốn bằng ngoại tệ và tiếp nhận vốn ủy thác bằng ngoại tệ từ các tổ

chức và các cá nhân nước ngoài;

Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế Việt

Nam;

Thanh toán bằng ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối. Các loại hình giao dịch hối đoái: kỳ hạn

Kinh doanh trái phiếu (bao gồm: mua, bán trái phiếu, tham gia đấu thầu

trái phiếu Chính phủ; bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu chính phủ) theo quy định của pháp luật. Nghiệp vụ thị trường mở theo quy định của pháp luật;

Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm;

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử

dụng hoặc đi thuê; đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp; đại lý thanh toán trái

phiếu doanh nghiệp và đấu thấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

Dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Qua 19 năm kể từ ngày thành lập, hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á đã không ngừng phát triển. DongA Bank đã khẳng định được vị trí của mình

trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Liên tục qua 19 năm, Ngân hàng đều kinh doanh có lãi và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là

ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả, được Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp

bằng khen nhiều năm liền. Không bằng lịng với vị trí hiện nay, định hướng của

DongAbank trong giai đoạn 2010 – 2015 là trở thành một trong những Tập đoàn Tài chính tốt nhất Việt Nam.

Hình 2.8 : Bảng q trình tăng vốn điều lệ DongAbank Nguồn : Tổng hợp từ website www.dongabank.com.vn

Trong năm 2011, nền kinh tế Việt nam tuy cịn đang trong q trình phục hồi và thốt khỏi suy giảm, song vẫn cịn bộc lộ nhiều bất ổn đáng lo ngại : tăng

trưởng thấp 5,89% so với năm 2010 là 6,78%, lạm phát ngày càng tăng cao 18,13% so với năm 2010 là 11,75%, các cân đối vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế mặc dù đã có những cải thiện nhất định, nhưng nền kinh tế vẫn ở tình trạng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách 4,9%, thâm hụt ngoại thương 10,2%), nợ công gia tăng8, gây áp lực rủi ro tài chính tiềm ẩn đối với nền kinh tế.

Năm 2012, kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi và nhanh chóng ổn định,

cùng với năng lực tài chính được nâng cao cụ thể : đến cuối năm 2012 DongAbank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ VNĐ và định hướng sớm trở thành một trong những Tập đồn Tài chính tốt nhất Việt Nam. DongAbank đã đặt ra kế hoạch cho hoạt động kinh doanh tăng 20% so với năm 2011 (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của DongAbank năm 2012

ĐVT : tỷ đồng

Vốn điều lệ 4.500 6.000 33%

8Theo cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), tỷ lệ nợ công/GDP của Việt nam giai đoạn 2006-2011 đã tăng liên tục: 42,9%(2006);45,6%( 2007);43,9%(2008);49%(2009);56,6%(2010);58,4%(2011) và dự báo 56,8% (2012)

CHỈ TIÊU Thực hiện năm

2011 Kế hoạch năm 2012 Mức tăng trưởng so với năm 2011 Tổng tài sản 65.548 100.000 52% Nguồn vốn huy động 48.120 86.000 78% Dư nợ cho vay 44.003 50.600 15% Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – 5) 1,69% < 1,5%

Lợi nhuận trước thuế 1.255 1.500 20%

Tỷ lệ cổ tức (%) 16% 15%

ROA 1,53% 2%

Nguồn : Tổng hợp từ website www.dongabank.com.vn

Với tinh thần Nghị Quyết số 11, NHNN đã đưa ra những biện pháp quyết liệt, và mạnh mẽ trong việc điều hành chính sách tiền tệ thì các ngân hàng thương mại có quy mơ vừa và nhỏ đã bộc lộ những yếu điểm thanh khoản. Bằng cuộc chạy

đua cạnh tranh bằng lãi suất nhằm huy động tiền gởi từ những nguồn khác nhau dẫn đến lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong năm 2011, cho đến năm 2012 cuộc chạy đua đó vẫn còn đang “ngầm” tiếp diễn trước những biến động của Thông tư

19/2012/TT-NHNN chính thức giảm trần lãi suất huy động xuống 9%/năm; và đề

án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm thúc đẩy sáp nhập, giám sát chặt chẽ

những ngân hàng yếu kém. Trước những biến động khó lường trên thị trường tiền tệ và sự canh tranh gay gắt của các ngân hàng với nhau, thì DongAbank có những chính sách quản trị thanh khoản ( gọi tắt là chính sách thanh khoản) như thế nào để

đảm bảo thanh khoản và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ln có hiệu quả. Phần

sau, Luận văn xin trình bày chính sách thanh khoản của DongAbank trong điều kiện thị trường tiền tệ như hiện nay.

2.2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đơng Á.

Chính sách thanh khoản của DongAbank nhằm mục đích: (i) tuân thủ

những qui định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý thanh khoản; (ii) đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn của tồn hệ thống, đảm bảo an toàn trong hoạt động; (iii) giảm thiểu rủi ro thanh khoản qua quá trình theo dõi, ước tính ,

kiểm sốt rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; (iv) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh; (v) cải tiến quy trình quản lý thanh khoản. DongAbank đưa ra những nguyên tắc về chính sách thanh khoản nhằm đảm bảo những mục tiêu trên như sau:

Phịng nguồn vốn- Hội sở chính là đầu mối quan trọng quản lý thanh khoản

và rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống. Việc quản lý toàn bộ nguồn vốn của hệ thống thông qua cơ chế quản lý và điều hành vốn tập trung.

Thanh khoản được quản lý hằng ngày, thực hiện đúng các chính sách, quy định về hạn mức thanh khoản của NHNN, Ủy ban ALCO.

Hội đồng quản trị , Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban ALCO phải được thơng

tin kịp thời về tình hình thanh khoản của ngân hàng.

Quản lý thanh khoản được thực hiện thơng qua quy trình, thiết lập và kiểm

sốt hạn mức thanh khoản.

Quản lý thanh khoản được thực kiện kết hợp giữa 2 phương pháp: phân

tích thanh khoản tĩnh (phân tích chỉ số, tỷ lệ khả năng chi trả…) và phân tích thanh khoản động (các phương pháp dự báo).

Quản lý thanh khoản thơng qua các biện pháp, kế hoạch trong tình huống

dư thừa, thiếu hụt hoặc khủng hoảng thanh khoản.

2.2.3 Những quy định cụ thể trong chính sách thanh khoản và thực trạng rủi ro thanh khoảncủa Ngân hàng Đơng Á

2.2.3.1 Tỷ lệ an tồn vốn ( hệ số CAR- Capital Adequacy Ratios)

Tỷ lệ an tồn vốn các NHTM phải ln đảm bảo tối thiểu bằng 9% theo quy định của NHNN tại thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 và có hiệu lực ngày 01/10/2010.

Tỷ lệ an toàn vốn của DongAbank tại thời điểm 31/12/2011 là 16,67%

(xem phụ lục 5) vượt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (9%) theo quy định hiện nay của NHNN. Hiện nay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN đã được xây dựng theo tiêu chuẩn Basel 1,2 và 3. Theo Basel 2, hệ số CAR là 8% Tổng tài sản “Có” rủi ro, trong đó : Vốn cấp 1 tối thiểu phải bằng 4% và Vốn cấp 2 tối đa bằng

100% vốn cấp 1.Theo Basel 3, hệ số CAR vẫn là 8%, nhưng Vốn cấp 1 tối thiểu

được nâng từ 4% lên 6% và trong 6% đó phải có 4,5% là vốn của các cổ đông

thường.

2.2.3.2 Các chỉ số thanh khoản

Tỷ lệ dự trữ sơ cấp

Theo quy định nội bộ của DongAbank tỷ lệ dự trữ sơ cấp tối thiểu phải bằng 5% nhằm đảm bảo thanh khoản tức thời cho ngân hàng trong những tình

huống khách hàng rút tiền trước thời gian đáo hạn. Tại thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ dự trữ sơ cấp của DongABank là 36,21% vượt khá xa quy định. Rút ra từ bài học

khủng hoảng của Ngân hàng Á Châu năm 2003, năm 2011 được xem là năm có

nhiều bất ổn kinh tế vĩ mơ, DongAbank đã có những giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra bằng tỷ lệ dự trữ sơ cấp rất cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm ở mức trung bình so với các ngân hàng khác, điều đó chứng tỏ vấn đề thanh khoản đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. (Xem phụ lục1)

Tỷ lệ dự trữ thứ cấp

Dự trữ thứ cấp bao gồm các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như: Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, các loại giấy tờ có giá được Chính phủ bảo lãnh và các giấy tờ có giá khác. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp của ngân hàng tối thiểu phải bằng 8%. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên số dư tiền gửi

của khách hàng. Tỷ lệ này được xem như là “lá chắn” tài chính của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp của DongAbank tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 8,67%, ngang mức quy định.

(Xem phụ lục 2)

Nguồn dự trữ thứ cấp của DongAbank quá thấp so với các ngân hàng khác, trong khi tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt của các ngân hàng tương đối cao, trong các loại chứng khoán đó, phần lớn là trái phiếu Chính phủ hoặc giấy tờ có giá được Chính phủ bảo lãnh vì các loại giấy tờ có giá này có thể sử dụng để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở với NHNN hoặc các ngân hàng có thể sử dụng để cầm cố vay mượn lẫn nhau khi gặp khó khăn thanh khoản.Vì vậy, với tiêu chí này thì DongAbank được đánh giá có rủi ro thanh khoản xảy ra khi khách hàng có nhu cầu rút tiền tức thời, nếu DongAbank khơng có các cơng cụ phịng chống rủi ro thanh khoản khác. Vì đây khơng phải là tiêu chí cuối cùng đánh giá khả năng thanh khoản mà phải kết hợp các tiêu chí khác, và tỷ lệ dự trữ thứ cấp q cao đơi khi sẽ có tác dụng ngược, gây áp lực thanh khoản cho ngân

hàng do kỳ hạn của các loại giấy tờ có giá thường là trung - dài hạn trong khi nguồn vốn huy động của khách hàng phần lớn lại có kỳ hạn ngắn.

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau

Tỷ lệ này tối thiểu bằng 15% giữa Tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và Tổng nợ phải trả. Tỷ lệ này thấp hơn 20% thì DongAbank sẽ đưa vấn đề thanh

khoản vào diện cảnh báo.

Bảng 2.3 : Bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả quy đổi ngày hôm sau của DongAbank thời điểm 31/12/2011

STT Khoản mục Thời gian đến hạn

(ngày hôm sau) I Tài sản "Có" thanh tốn ngay

1 Số dư tiền mặt 8,170,257 2 Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại NHNN

(trừ dự trữ bắt buộc) 1,362,820

3

Số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác, trừ Ngân hàng

Chính sách Xã hội

1,136,646

4

Số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh tốn tại các TCTD khác, trừ

Ngân hàng Chính sách Xã hội.

-

5

Giá trị sổ sách và các loại trái phiếu, cơng trái do Chính phủ VN,chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ VN, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán.

1,116,114

6 Giá trị sổ sách của Tín phiếu kho bạc, tín phiếu do NHNN phát hành.

7 Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa

hàng Phát triển Việt Nam phát hành.

8

Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán được niêm yết trên các SGD chứng khoán tại Việt Nam, nhưng không được vượt quá 5% tổng nợ phải trả.

1,105,387

9

Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được NHNN chấp thuận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.

-

Tổng tài sản"Có" thanh toán ngay (1) 13,091,224

II Tổng nợ phải trả (2) 59,734,813

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau [=(1)/(2)] 21.92%

Giới hạn quy định 15%

Nguồn : Ngân hàng TMCP Đông Á

Qua bảng theo dõi khả năng chi trả quy đổi ngày hôm sau thời điểm

31/12/2011, tỷ lệ chi trả quy đổi ngày hôm sau là 21,92% tuân thủ quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)