Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng tiêu biểu qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và nua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

(Đơn vị: %). Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vietcombank 9,57 9,3 9,2 8,9 8,11 7,03 9,67 Techcombank 15,72 17,28 14,30 13,99 9,6 13,1 12,4 ACB 12,10 10,89 16,19 12,44 9,97 10,33 9,24 Sacombank 15,40 11,82 11,07 12,16 11,41 9,97 11,66 Eximbank 12,36 15,97 27 45,89 32,79 17,79 12,53

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng do cơng ty chứng khốn Bảo Việt thực hiện năm 2008 và báo cáo thường niên các NH và Tạp chí ngân hàng số 03/02/2012)

2.5 TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.5.1 Tác động tích cực

2.5.1.1 Đối với ngân hàng

 Tăng giá trị ngân hàng sau M&A, đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

- Sau M&A, các ngân hàng đều có cơ hội gia tăng quy mơ vốn và tổng tài sản. Việc sáp nhập của Habubank vào SHB hay nhƣ việc sáp nhập của 3 ngân hàng SCB,

TinNghiaBank và FicomBank thành SCB đã làm tăng giá trị tài sản, vốn điều lệ cũng nhƣ các chỉ số tài chính khác. Sau sáp nhập, tổng tài sản của SHB tăng 28% từ 80.985 tỷ lên 103.785 tỷ đồng và vốn điều lệ của SHB tăng gần gấp đôi lên 8.865 tỷ đồng rút ngắn chênh lệch với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu. Vốn điều lệ của SCB tăng 2.5 lần từ 4 ngàn tỷ lên 10.584 tỷ đồng, giúp SCB “mới” vƣơn lên vị trí thứ 5 xét về quy mô vốn điều lệ, chỉ đứng sau EximBank, VietinBank, VietcomBank, BIDV và Agribank. Và lợi nhuận trƣớc thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng, tổng tài sản ngân hàng đạt hơn 150.000 tỷ đồng, nếu xét về quy mô tổng tài sản, ngân hàng SCB mới đứng thứ 7 trong toàn hệ thống ngân hàng và thứ 3 về trong khối NHTM Cổ phần (sau Ngân hàng Á Châu và Techcombank).

 Tận dụng công nghệ chuyển giao, học tập kinh nghiệm

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống Core Banking khác nhau nhƣ : T24, I-flex, TCBS...Khi 2 ngân hàng sáp nhập với nhau, ngaòi việc kết hợp cơ sở hạ tầng thì việc tích hợp hệ thống cơng nghệ thông tin cũng là một vấn đề cần lƣu tâm khi các ngân hàng sử dụng core khác nhau. Sau sáp nhập, ngân hàng SCB mới đã đầu tƣ và triển khai thành công hệ thống Internet Banking Oracle Flexcube (Oracle Flexcube Corebanking) hiện đại đƣợc nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới sử dụng hiện nay.

 Mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường

- Sau khi sáp nhập thì thị phần của NH SCB đã gia tăng đáng kể, trong đó thị phần huy động chiếm 2.86% và thị phần tín dụng chiếm 2.77% đứng vị trí thứ 9 về thị phần huy động và vị trí thứ 8 về thị phần tín dụng trong tồn hệ thống ngân hàng.

Việc M&A với các công ty hay ngân hàng lớn sẽ góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng, không chỉ trong nƣớc mà cả trên trƣờng quốc tế. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ nét qua các thƣơng vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt ở các thƣơng vụ mua bán cổ phần có yếu tố nƣớc ngồi. Ngày 16/11/2012, S&P cũng nâng xếp hạng tín nhiệm EximBank ở mức B+ với triển vọng ổn định theo quan điểm EximBank sẽ đƣợc hƣởng

lợi từ sự hợp tác với cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài nắm giữ 15% vốn là Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corp.

 Tiết kiệm chi phí hành chính, mở rộng mạng lưới chi nhánh

- Với M&A, thay vì việc xây dựng chi nhánh và phịng giao dịch từ đầu với rất nhiều chi phí thành lập, xây dựng, mở rộng hệ thống, triển khai mạng lƣới phân phối, ngân hàng sau M&A có thể tận dụng ngay hệ thống mạng lƣới, con ngƣời sẵn có của các đối tác. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà cịn giúp giảm đến mức tối đa thời gian thâm nhập thị trƣờng. Đối với thƣơng vụ ngân hàng Liên Việt sáp nhập với công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC), bởi bản thân đối tác đã có hệ thống mạng lƣới lớn nhất trong cả nƣớc với hơn 10.000 điểm giao dịch tại các bƣu cục, vì thế, sau khi sáp nhập họ đã trở thành một trong các ngân hàng có mạng lƣới lớn nhất cả nƣớc, lớn hơn rất nhiều so với con số 60 điểm giao dịch trên toàn quốc trƣớc khi sáp nhập. Tƣơng tự, với việc sáp nhập với Habubank, số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch của SHB tăng gấp rƣỡi từ 141 chi nhánh và phòng giao dịch lên 211 chi nhánh và phòng giao dịch.

- Song song với việc tăng điểm giao dịch, việc sáp nhập cũng giúp giảm chi phí thuê văn phịng, chi phí tiền lƣơng nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phịng giao dịch. Chi phí giảm xuống đồng nghĩa với doanh thu tăng lên là yếu tố sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập, mua lại hoạt động hiệu quả cao hơn. Nhận định về khía cạnh này, ơng Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT SHB cho biết thƣơng vụ sáp nhập SHB và Habubank đƣợc cho là đã rút ngắn đƣợc thời gian 5 năm và tiết kiệm nhiều chi phí trong chiến lƣợc phát triển của SHB.

 Tăng cơ sở khách hàng, đội ngũ nhân sự chuyên môn

- Bên cạnh việc gia tăng số lƣợng điểm giao dịch, việc mua bán và sáp nhập còn làm tăng cơ sở khách hàng nhờ tận dụng hệ thống khách hàng của nhau. Thực tế cho thấy, lũy kế từ thời điểm sáp nhập với Habubank ngày 28/8 đến ngày 28/9/2012, số lƣợng khách hàng cá nhân tại SHB tăng thêm là 9.611 khách hàng; số lƣợng khách hàng doanh nghiệp tăng thêm là 182 khách hàng.

- Ngoài những lợi thế trên, hoạt động M&A còn đem lại cho ngân hàng lợi thế về đa dạng hóa hệ thống dịch vụ, chọn lọc nhân tài cũng nhƣ đƣợc hƣởng những lợi ích về

thuế. Chẳng hạn, sau khi Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lƣợc của ACB, các khách hàng VIP của ACB sẽ đƣợc phục vụ trọn gói các u cầu giao dịch tài chính và tƣ vấn riêng theo phƣơng thức đầu tƣ tài chính sinh lợi nhất tại Standard Chartered Bank cũng nhƣ có cơ hội nhận ƣu đãi tại các địa điểm giao dịch của Standard Chartered Bank tại Singapore và Malaysia… Đối với vấn đề nhân sự, việc sáp nhập sẽ tạo cho ngân hàng có cơ hội lựa chọn đƣợc đội ngũ nhân sự thực sự có tài, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung, từng bƣớc xây dựng đƣợc nguồn nhân lực vừa có tâm, vừa có tầm và lại vừa có tài.

2.5.1.2 Đối với nền kinh tế

- Hoạt động M&A sẽ góp phần thực hiện phƣơng châm đa dạng hóa đối tác đầu tƣ và hình thức đầu tƣ.

- Hoạt động M&A góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu phát triển của đất nƣớc, đồng thời tạo điều kiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động khi ngân hàng mục tiêu đang trên bờ vực phá sản và giữ vững hệ thống thị trƣờng tài chính quốc gia.

- Nhà nƣớc và Chính phủ sẽ yên tâm hơn và không mất nhiều nguồn lực để khắc phục những hậu quả từ việc phá sản doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính - ngân hàng..

- Tạo điều kiện cho Việt Nam có thêm nguồn vốn ngoại cho tăng trƣởng kinh tế: M&A sẽ là con đƣờng ngắn nhất để thu hút một lƣợng vốn đáng kể từ đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ mở rộng quy mơ các NHTM Việt Nam. Bởi vì các ngân hàng nƣớc ngồi muốn vƣợt qua rào cản thị trƣờng để thâm nhập ngành tài chính Việt Nam.

2.5.2 Tác động tiêu cực

2.5.2.1 Đối với ngân hàng

 Tổng tài sản tăng nhưng chất lượng tài sản sau M&A lại giảm do các khoản lỗ và

nợ xấu tăng

- Trong trƣờng hợp khi một ngân hàng phải sáp nhập với một ngân hàng yếu và tỷ lệ nợ xấu cao, mặc dù tổng tài sản có tăng lên nhƣng nếu chất lƣợng tài sản sau M&A không

mới lợi thế cạnh tranh hơn, hoặc ngang ngửa so với những ngân hàng đang có khối lƣợng tài sản tƣơng đƣơng. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, đến thƣơng hiệu, vị thế của ngân hàng và sau đó là đến thu nhập của từng ngƣời lao động. Đây chính là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với việc sáp nhập Habubank, SHB phải xử lý khoản lỗ nghìn tỷ và hàng tỷ đồng nợ xấu. Sau khi sáp nhập với Habubank, lợi nhuận trƣớc thuế 9 tháng của SHB lỗ 1.105 tỷ đồng, trong khi 6 tháng (thời điểm trƣớc sáp nhập) ngân hàng này lãi hơn 600 tỷ đồng. Nợ xấu của SHB ở thời điểm 30/09/2012 đạt hơn 6.200 tỷ đồng, chiếm 13,23% tổng dƣ nợ, trong khi đầu năm trƣớc khi sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của SHB chỉ ở mức 2,23%.

 Ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng

- Nếu chỉ thực hiện một phép tính số học, ngân hàng mới sẽ có sự gia tăng về số lƣợng khách hàng. Song điều đó chỉ đúng trên sổ sách tại thời điểm sáp nhập , cịn sau đó, ngân hàng có duy trì đƣợc cơ sở khách hàng này hay không là cả một vấn đề . Bởi lẽ , kinh doanh di ̣ch vu ̣ nói chung và di ̣ch vu ̣ ngân hàng nói riêng , yếu tố tâm lý lƣ̣a cho ̣n nhà cung cấp luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết đi ̣nh . Hơn nữa, ngân hàng là lĩnh vực mà hoạt động chủ yếu dựa vào uy tín và niềm tin. Mặc dù một số khách hàng cho rằng, sáp nhập, mua lại sẽ tạo ra một NHTM với diện mạo mới hơn, an toàn và lành mạnh hơn nhờ sự gia tăng về quy mô, nâng cao chất lƣợng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhƣng cũng có khơng ít khách hàng cho rằng sau khi sáp nhập sẽ có sự thay đổi trong chính sách đãi ngộ khách hàng hay hồi nghi về hiệu quả hoạt động ngân hàng sau sáp nhập. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lƣợng của cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng.

c. Bất ổn về nhân sự, mâu thuẫn về văn hoá

- Sự xáo trộn về nhân sự, sự khác biệt về văn hóa cơng ty và mâu thuẫn về mục tiêu, tầm nhìn của các Lãnh đạo cũng là những cản trở trong giao dịch sáp nhập và mua lại.

- Ngồi ra, nguồn nhân lực có chất lƣợng là tài sản quý giá của ngân hàng và các nhà quản trị công ty. Nhƣng những xáo trộn và những bất ổn trong bản thân đội ngũ nhân sự

trƣớc, trong và sau khi sáp nhập sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới môi trƣờng làm việc, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

2.5.2.2 Đối với nền kinh tế

- Nếu nhƣ khơng có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý thị trƣờng thì độc quyền là một hậu quả không thể tránh khỏi. Về lý thuyết, một ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng (hay doanh nghiệp) nắm từ 25% thị phần trở lên đã có thể có những hành vi mang tính độc quyền đối với toàn thị trƣờng nhƣ: tăng lãi suất cho vay, áp dụng các loại phí dịch vụ quá cao...

- Sau khi sáp nhập, ngân hàng mới có thể sẽ tái cấu trúc lại bộ phận nhân sự của họ, tinh gọn bộ máy làm cho nhiều ngƣời lao động bị mất việc, gây ảnh hƣởng đến đời sống của cơng nhân và mang lại khó khăn cho nền kinh tế.

- Đối với một thƣơng vụ M&A thất bại, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thì sẽ gây tác động ảnh hƣởng dây chuyền đến hệ thống tài chính – ngân hàng trong nƣớc nói riêng và gây hiệu quả tiêu cực cho nền kinh tế nói chung.

2.6 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG M&A NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 2.6.1 Ƣ u điểm 2.6.1 Ƣ u điểm

Nhìn chung, có thể nói hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua đã mang lại những thành tựu nhất định:

- Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng: các NHTM nhỏ đã thành công trong việc đáp ứng đƣợc mức vốn điều lệ quy định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP cũng nhƣ đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, giảm tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng nhỏ yếu kém sau sáp nhập cũng nhƣ bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng nói chung, “cứu cánh” cho các NHTM nhỏ yếu kém đang trên bờ vực phá sản giữ vững hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.

- Tăng giá trị ngân hàng sau M&A, lợi ích kinh tế nhờ quy mô, tận dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý của nƣớc ngồi, tiết kiệm chi phí hành chính, mở rộng

- Mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trƣờng cho các ngân hàng sau sáp nhập

2.6.2 Hạn chế

2.6.2.1 Tình hình hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

 Ngân hàng Việt Nam phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa cao

Việt Nam đang nằm trong số ít các quốc gia có tỷ lệ số ngân hàng/GDP cao. Hàn Quốc, GDP đạt 1000 tỷ USD chỉ có khoảng 20 ngân hàng. Việt Nam có khoảng 100 ngân hàng, trong đó GDP đạt gần 105,8 tỷ USD. Nếu so về quy mơ, NHTM Việt Nam cịn rất nhỏ bé, nhƣ NHTMCP lớn nhất Việt Nam là NHTMCP Ngoại Thƣơng, vốn điều lệ 12.000 tỷ (0,7 tỷ USD) trong khi cùng thời điểm đó, ở Thái Lan là 3,2 tỷ USD.

Bảng 2.13: Số lƣợng các loại hình TCTD tại Việt Nam (đến 31/12/2012)

Loại hình Số lƣợng

NHTM Nhà nƣớc 5

NHTM CP 34

Chi nhánh NH nƣớc ngoài tại Việt Nam 50

NH liên doanh 4

NH 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 5 Văn phịng đại diện NH nƣớc ngồi 49

NH phát triển 1

NH chính sách xã hội 1

(Nguồn : Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam)

Bảng 2.14 : Một số chỉ tiêu cơ bản về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Loại hình NHTM Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ ROA ROE Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng Nhà nƣớc 2,108,323 7.04 134,339 16.15 111,550 28.08 0.79 10.34 10.45 21.82 98.85

Cổ phần 2,106,380 -6.89 179,838 4.42 172,854 5.24 0.49 5.10 13.93 16.69 75.64 Liên doanh,

nƣớc ngoài 521,985 -4.54 94,332 8.81 75,376 1.78 0.92 4.50 30.36 -2.11 90.70

Nguồn: NHNN (Khối ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm cả NHTMCP Công thương Việt Nam- Vietinbank và NHTMCP Ngoại thương - Vietcombank)

- Theo thống kê của NHNN, xét về quy mô, số lƣợng NHTMCP lớn gấp hơn 6 lần NHTM nhà nƣớc nhƣng nhìn chung, khi xét các chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả hoạt động NHTMCP lại rất thấp. Điều này cho thấy, sự tăng trƣởng về số lƣợng các NHTMCP không đồng hành với chất lƣợng.

 NHTM có quy mơ hoạt động nhỏ và vốn thấp

- Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng lên 3,5% trong những tháng cuối năm 2011. Các NHTM dần bộc lộ những yếu kém trong quản trị, xuất hiện tình trạng 2 sổ sách, báo cáo đối phó với NHNN để vƣợt trần lãi suất tiết kiệm, các số liệu báo cáo thiếu tin cậy , tính cơng khai minh bạch trong thông tin thấp. -. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP yêu cầu các NHTM cổ phần có lộ trình tăng vốn pháp định lên 3000 tỷ đồng ngày 31/12/2010, nhƣng lộ trình này đã không đƣợc thực hiện. Tính đến thời hạn trên, cịn tới 9 NHTM có vốn điều lệ chƣa đủ 3.000 tỷ đồng, 13 NH khác vẫn cịn có mức vốn điều lệ dƣới 4.500 tỷ đồng. Do đó, NHNN buộc phải đề xuất và đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ chấp thuận ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP gia hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và nua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)