1.2. Rủi ro nợ công và Khủng hoảng nợ công
1.2.3. Khủng hoảng nợ công
Có khá nhiều những khái niệm khác nhau thảo luận về tình trạng của một quốc gia khi nào được coi là lâm vào khủng hoảng nợ. Các nghiên cứu khác nhau sử dụng các định nghĩa về khủng hoảng nợ khác nhau, tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu cụ thể và thông tin có sẵn trong nguồn dữ liệu sử dụng. Đặc biệt, khơng có định nghĩa thực nghiệm riêng lẻ nào về điều gì cấu thành nên sự vỡ nợ quốc gia hay một cuộc khủng hoảng nợ. Một số nghiên
cứu biên soạn một danh sách các cuộc khủng hoảng nợ hoặc các trường hợp
vỡ nợ từ các bài học thực tiễn, những người khác dựa trên phương pháp định lượng. Trong một nghiên cứu phát triển mơ hình cảnh báo sớm đối với khủng hoảng nợ chính phủ, Alessio Ciarlone và Giorgio Trebeschi (2006) đã định nghĩa khủng hoảng nợ như một sự kiện mà ít nhất phải xảy ra một trong các điều kiện sau đây: (i) khi một quốc gia cơng bố chính thức lệnh hỗn trả nợ trong việc chi trả nợ nước ngoài hay nợ cơng, hoặc quốc gia đó có dấu hiệu trong việc tái cấu trúc nợ hay quyết định tái cơ cấu danh mục với các nhà cho vay thương mại hay thuộc chính quyền; (ii) khi một quốc gia đã bỏ lỡ việc chi
trả lãi suất và vốn gốc trong nghĩa vụ trả nợ nước ngồi có quan hệ với nhà
cho vay chính quyền và thương mại với số lượng nhiều hơn 5% tỉ số trả lãi nợ vay được chi trả vào cuối năm; (iii) khi một quốc gia đã tích luỹ tiền nợ đáng lẽ ra phải trả trước đó của lãi suất và vốn gốc trong nghĩa vụ trả nợ nước ngồi có mối quan hệ với nhà cho vay chính quyền hay thương mại với số lượng nhiều hơn 5% của tổng nợ nước ngoài chưa trả vào cuối năm; (iv) khi
một quốc gia đã nhận sự giúp đỡ của IMF vượt quá 100% hạn ngạch đề ra.
Theo đó, nói chung khủng hoảng nợ chính phủ được định nghĩa như là các khoản nợ quá hạn, sự thiếu hụt khả năng chi trả của quốc gia trong các nghĩa vụ nợ nước ngoài và các khoản quan trọng từ IMF. Trong định nghĩa của khủng hoảng nợ, vấn đề là sự kiện này có thể diễn ra theo một hình thức khác,
sắp xếp từ các khoản nợ quá hạn một phần hay tất cả trữ lượng nợ cơng hay nợ nước ngồi đến xác định sự khó khăn của việc trả lãi suất nợ dựa theo tính thanh khoản nhiều hơn là dựa theo tình trạng khơng trả được nợ.
Khái niệm thường gặp nhất là theo tiêu chuẩn của IMF và Standard & Poor’s. Cụ thể, Standard & Poor's xếp hạng các quốc gia phát hành vào rủi ro vỡ nợ khi chính phủ khơng đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán vốn hoặc lãi của một khoản vay bên ngoài vào ngày đáo hạn (bao gồm cả các đề nghị trao đổi công cụ tài chính, các hốn đổi cổ phần nợ, và mua lại tiền mặt). Một