Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 67 - 70)

Từ con số tuyệt đối nợ công không phản ánh hết được mức độ nghiêm

trọng của nó , điều quan trọng hàng đầu trong vấn đề nợ công nằm chỗ: hiệu

quả sử dụng đồng vốn vay. Tức liên quan đến chỉ số ICOR (Incremental Capital – Output Rate), đo lường hiệu quả đầu tư. ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng thấp. Chỉ số ICOR Việt Nam năm 2010 là 6,9, nói đơn giản là phải bỏ ra 6,9 đồng vốn đầu tư mới được 1 đồng tăng trưởng, trong khi đó Trung Quốc là 4,1, Nhật là 3,2, Hàn Quốc là 3,2, Đài Loan là 2,7. Chỉ số này cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam cao gần gấp đôi. Riêng năm 2008, chỉ số ICOR chung của nền kinh tế Việt Nam là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế nhà nước lên tới 12 – thuộc hạng cao nhất thế giới. Từ đó mới thấy hết được hiệu quả yếu kém của khu vực kinh tế nhà nước đang chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Để thực hiện tốt việc quản lý nợ vay, có các điểm chính chúng ta cần xây dựng

Thứ nhất, về quản lý nợ vĩ mơ, thay đổi chính sách cấp bảo lãnh của

Chính phủ đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tăng cường việc thẩm định các dự án đầu tư vay vốn nước ngoài. Việc thẩm định các dự án đầu tư không nên thực hiện tập trung ở cấp trung ương. Cấp trung ương chỉ nên thẩm định những dự án có tầm quan trọng đặc biệt và tập trung vào việc

xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định dự án và quan trọng hơn nữa là tập trung vào xây dựng việc quy hoạch tổng thể nền kinh tế. Do đó, việc thẩm định các dự án sẽ được phân cấp cho các địa phương trên cơ sở quy hoạch tổng thể và hệ thống tiêu chuẩn. Đồng thời, cần giám sát tốt việc tuân thủ quy hoạch tổng thể của quốc gia và các tiêu chuẩn phê duyệt dự án.

Thứ hai, Về thể chế và cơ chế quản lý, tập trung các quy định về quản

lý nợ nước ngồi một cách có hệ thống vào trong một văn kiện như Luật vay trả nợ nước ngồi. Điều này có thể giúp giảm đáng kể chi phí tuân thủ và tăng hiệu quả quản lý, đồng thời, hiệu lực thực hiện các quy định trên thực tế rất có thể sẽ cao hơn nhiều vì các đối tượng tuân thủ sẽ dễ nắm bắt hơn, tính pháp lý của luật cao hơn các quy chế, quy định, nghị định hoặc thơng tư.

Hồn thiện hệ thống văn bản pháp quy ở cấp Chính phủ theo hướng đáp ứng yêu cầu đồng bộ và thống nhất trong quản lý nợ. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện văn bản pháp quy cấp Chính phủ là tránh sự trùng lắp về nội dung giữa các văn bản khác nhau về quản lý nợ.

Thành lập ủy ban quản lý nợ để tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành. Uỷ ban này sẽ đưa ra các yêu cầu báo cáo nhất quán và cụ thể đối với các Bộ, ngành cho đến tận các tổ chức vay nợ. Đây cũng là cơ quan có thể thực hiện nhiệm vụ rà soát và đánh giá lại một cách thường xuyên cách thức tổ chức và hiệu quả quản lý của hệ thống quản lý nợ để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu quản lý nợ của từng thời kỳ phát triển.

Hồn thiện khn khổ tổ chức và phân công trách nhiệm nằm tránh sự trùng lặp trong phân cơng trách nhiệm giữa các cơ quan Chính phủ trong quản lý nợ. Việc làm trước mắt là tránh mâu thuẫn giữa hai Nghị định về quản lý nợ nước ngoài và quản lý ODA. Về lâu dài nên tập trung trách nhiệm xây

dựng chiến lược nợ và quản lý nợ vào cơ quan quản lý tài chính của quốc gia, đó là Bộ Tài chính. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu của mơ hình quản lý nợ nước ngồi hiệu quả và thông lệ quốc tế.

Thứ Ba, Kiểm soát chặt chẽ rủi ro của các định chế tài chính, trong

cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu hiện nay, vấn đề kiểm soát rủi ro cho hệ thống ngân hàng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các chính sách kiểm sốt được rủi ro của các định chế tài chính ngân hàng. Từ thực tiễn Việt Nam

và thế giới, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng nợ cơng hiện nay, có thể khẳng

định rằng một khi nhà nước kiểm soát được trạng thái rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các định chế tài chính ngân hàng thì về cơ bản nhà nước giữ được an toàn hoạt động cho hệ thống định chế này.

Thực tế thì pháp luật Việt Nam đã đề cập đến hai loại rủi ro này một cách có bài bản cho dù Việt Nam chưa có bề dày lịch sử về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như chính ngay khoa học về quản trị rủi ro trên thế giới cũng chưa phải là đã có một bề dày lịch sử. Về quản trị rủi ro tín dụng, pháp luật hiện hành của Việt Nam đề cập bốn vấn đề: phòng ngừa, đánh giá, xử lý và tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng.

Để nhà nước có thể kiểm sốt được trạng thái rủi ro của các định chế tài chính ngân hàng, thực hiện ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng tương tự như cuộc khủng khoảng tài chính 2008 đối với nền kinh tế Việt Nam, khuôn khổ pháp lý hiện hành của Việt Nam về quản trị rủi ro đối với các định chế tài chính cần được hồn thiện trên ba phương diện của quản trị rủi ro là phòng, đo lường và chống rủi ro trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu một cách sáng tạo những nguyên tắc quản lý rủi ro của Uỷ ban Basel về giám sát

ngân hàng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam mà trước hết là đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Đối với phòng ngừa rủi ro tín dụng cần nghiên cứu hồn thiện, bổ sung những qui định cẩn trọng của pháp luật về: các điều kiện cấp tín dụng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ, về các biện pháp kỷ luật tài chính nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn hay khơng trả được nợ cho định chế tài chính.

Đối với rủi ro thanh khoản, pháp luật hướng vào việc hoàn thiện chiến lược và kịch bản tác nghiệp phòng chống rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo ngân hàng thương mại chủ động ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra, đồng thời tạo một khuôn khổ pháp lý thơng thống cho việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường mua bán nợ nhằm làm tăng tính thanh khoản của các tài sản của ngân hàng thương mại cũng như góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc tác nghiệp phòng chống rủi thanh khoản của ngân hàng thương mại. Vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc tái cấp vốn, trong việc dự báo vĩ mơ cũng phải được hồn thiện để hỗ trợ cho định chế ngân hàng thương mại trong việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)