Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 74 - 76)

Giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác thì quản lý, giám sát và thực hiện các khoản vay nợ cơng điều cần có đội ngũ nhân lực thực hiện các công việc này. Quản lý nợ cơng cịn khá mới mẽ với Việt Nam do đó yêu cầu đặt ra là cần xây dựng đội ngũ có năng lực và kinh nghiệm cũng như luôn chuẩn bị đội

ngũ nhân lực kế thừa trong tương lai. Để thực hiện những vấn đề trên chúng ta có thể thực hiện các việc sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng một quy trình hết sức khoa học có

thể bao quát từ tìm nguồn, tạo nguồn tới vần đề lựa chọn, tuyển dụng và vấn đề giám sát, đánh giá hiệu quả cho đội ngũ nhân lực của quốc gia làm việc trong lĩnh vực công. Quy trình này phải hướng tới việc xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực cho cả một thời kỳ dài trong lĩnh vực quản lý nợ công, chứ không chỉ là cho nhu cầu hiện tại trong công tác quản lý nợ cơng. Trong quy trình đó, phải đặc biệt chú trọng tới đội ngũ nhân tài làm việc trong khu vực công. Đội ngũ này phải được hoạch định từ việc tìm nguồn đến việc tuyển chọn và đào tạo, từ việc sắp xếp công việc cho phù hợp để phát huy tối đa sở trường tới việc đãi ngộ xứng đáng để tránh hiện tượng “ chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư như đang diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, dựa trên đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng vị trí, tính chất

cơng việc về lĩnh vực quản lý nợ cơng mà chúng ta cần có những chiến lược và chính sách linh hoạt, đa dạng để trọng dụng nguồn nhân lực tài năng phù hợp. Tránh trường hợp tận dụng nhân lực theo kiểu phong trào như có chính sách “trải tham đỏ” thu hút nhân tài nhưng không thiết thực, hiệu quả làm lãng phí nguồn chất xám của đất nước. Nên chăng trước mắt, căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu quản lý nợ công của quốc gia mà chúng ta có những hợp đồng cụ thể với những người thật sự có năng lực và trả công cho họ phù hợp theo cơ chế thị trường. Ngồi kết quả cơng việc theo hợp đồng, những người này không bị ràng buộc và chi phối bởi bất cứ yếu tố nào trong quá trình thực hiện cơng việc của mình. Như vậy thì người có năng lực sẽ phát huy hết năng

lực của mình, đồng thời cơ quan quản lý nợ cơng cũng có thể giải quyết được nhiều vấn đề về quản lý nợ đang đặt ra trước mắt.

Thứ ba, để tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực quản lý nợ cơng, Việt Nam cần có những chiến lược đầu tư thích đáng hơn nữa cho giáo dục nói chung và giáo dục trong lĩnh vực cơng nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay cần phải đầu tư để hình thành những trường đại học có chất lượng và cần nâng cao chất lượng giáo dục để có khả năng thu hút những người học trong nước, họ sẽ được đào tạo để trở thành những nhà quản lý và những chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tài chính cơng và nợ cơng nói riêng. Chính đội ngũ này trong tương lai nếu thu hút và trọng dụng được họ, thì đó sẽ là đội tiên phong trên con đường hình thành các nhà quản lý nợ công tiêu biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)