1.4 Quản trị rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương
1.4.3.1 Nhận diện rủi ro tác nghiệp
Xác định rủi ro là quá trình sử dụng các biện pháp cần thiết để nhận dạng các rủi ro chính trong hoạt động của các ngân hàng. Nhận dạng đó là loại rủi ro nào: con người, quy trình, hệ thống hay từ các yếu tố bên ngoài tác động. Việc phân tích các loại rủi ro này là rất cần thiết vì những phần quan trọng rất dễ bị bỏ sót. Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro chẳng hạn như:
- Xem qua danh sách mơ tả, nhận định xem điều gì có thể xảy ra.
- Suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức, phân tích các rủi ro đối với từng bộ phận. - Nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể.
- Phỏng vấn nhiều người để có thể lấy những ý kiến khác nhau Xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, tự đánh giá kiểm sốt rủi ro:
Xây dựng một chương trình tự đánh giá kiểm soát rủi ro tốt sẽ giúp cho Ngân hàng có thể nắm bắt được các rủi ro, kiểm sốt, đánh giá các rủi ro thơng qua các đơn vị đo lường được Basel tín nhiệm, các đo lường nội bộ mà các Ngân hàng mong đợi và sử dụng chúng để quản lý rủi ro tác nghiệp tổng thể của Ngân hàng. Theo đó, chương trình tự đánh giá kiểm sốt rủi ro có thể bao gồm q trình nhận
dạng và đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm soát; thử nghiệm các biện pháp kiểm soát và kiểm toán độc lập; thu thập dữ liệu tổn thất nội bộ.
Cơ sở dữ liệu rủi ro tác nghiệp đầy đủ và hoàn thiện là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng cho quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhận thức được điều đó, nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai việc thu thập dữ liệu rủi ro tác nghiệp nội bộ, không chỉ thu thập các rủi ro tác nghiệp mà còn tất cả các lỗi, sai sót rủi ro tác nghiệp. Một quy trình xử lý dữ liệu chuẩn hóa là rất cần thiết để ngân hàng có thể có được những dữ liệu đảm bảo độ chính xác, tin cậy, cho phép đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ rủi ro của ngân hàng mình.
Thứ 2, ghi nhận của Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ
Ngân hàng theo dõi các ghi nhận của Kiểm tra, Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị đối với Chi nhánh mà Kiểm tra, Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, kiểm tốn bên ngồi đưa ra.Việc theo dõi, giám sát này nhằm đảm bảo Chi nhánh nghiêm túc tuân thủ, điều chỉnh kịp thời hoạt động của chi nhánh theo yêu cầu đã đưa ra. Bên cạnh đó, cũng đối chiếu các sự việc mà kiểm tra, kiểm tốn phát hiện được trong q trình kiểm tra chi nhánh, với các vụ việc mà chi nhánh báo cáo lên. Việc đối chiếu này nhằm đảm bảo tính tự giác, đầy đủ và chính xác trong báo cáo rủi ro tác nghiệp, cũng như dữ liệu nội bộ về rủi ro tác nghiệp.