Hiện nay, Hội sở MHB chỉ ban hành quy trình kiểm sốt nội bộ, chứ chưa ban hành qui trình về quản trị RRTN cụ thể. Qui trình về quản trị RRTN cần được Hội sở ban hành cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống MHB thực hiện càng sớm càng tốt. Riêng phần đề xuất xây dựng qui trình về quản trị RRTN tại MHB, tác giả sẽ trình bày ở mục 3.3.2.1. Trước hết, từ những hạn chế và tồn tại trong công tác quản trị RRTN tại chi nhánh đã nêu ở chương 2, từ các nguyên nhân gây ra RRTN, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cần thực hiện tại chi nhánh như sau:
Về quy trình, quy định: định kỳ hàng tháng, các phòng ban nghiệp vụ tại
chi nhánh cần tập hợp các sai sót, rủi ro phát sinh tại chi nhánh và phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống nhằm cập nhật kịp thời các rủi ro đã xảy ra. Sau đó, Phịng quản lý rủi ro lập báo cáo và đưa ra ý kiến chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy định nghiệp vụ cịn sơ hở gây ra rủi ro. Ngồi ra, Giám đốc chi nhánh phải xác định danh mục rủi ro, đánh giá danh mục rủi ro cao để bố trí nhân viên năng lực tại chốt kiểm soát chủ yếu, nhằm tăng cường khâu kiểm soát nội bộ để phát hiện, ngăn ngừa rủi ro. Trong một qui trình nghiệp vụ phải bố trí ít nhất hai người tham gia kiểm sốt chéo, đảm bảo khơng có cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một giao dịch cụ thể.
Về đào tạo nguồn nhân lực: chi nhánh cần tổ chức các lớp đào tạo cho
CBCNV về công tác rủi ro nói chung và RRTN nói riêng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và kỹ năng quản lý RRTN trong ngân hàng. Thời gian qua, mọi rủi ro phát sinh, yếu tố con người chiếm một tỷ trọng lớn trong các rủi ro, đặc biệt là RRTN. Để quản trị rủi ro tốt không chỉ phải đào tạo một đội ngũ quản lý rủi ro chuyên trách mà còn phải đào tạo một nguồn nhân lực có đạo đức, có năng lực chuyên môn tốt trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì mới có thể hạn chế
RRTN do con người gây ra. Cán bộ nhân viên, các bộ phận phải tuân thủ theo hướng dẫn qui chế nội bộ MHB khi tiến hành thực hiện nghiệp vụ; thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra trong quá trình thực hiện qui chế, qui trình nội bộ; chịu hồn tồn trách nhiệm về kết quả thực hiện cũng như tổn thất, nguy cơ rủi ro do khơng tự kiểm sốt, làm tắt bỏ qua các hướng dẫn của qui trình hoặc khơng tn thủ qui chế nội bộ MHB. Ngoài ra, theo quy trình quản trị rủi ro thì cán bộ nghiệp vụ sẽ ghi nhật ký rủi ro hàng ngày, điều này phụ thuộc khá nhiều vào ý thức tự giác, chủ động của nhân viên trong việc ghi nhận, báo cáo RRTN phát sinh tại bộ phận mình cơng tác khiến cho việc thu thập số liệu thiếu chính xác. Do vậy, cần khuyến khích tinh thần tự giác, thói quen ghi nhật ký rủi ro, cảnh giác với RRTN trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động NHBL nói riêng, cần làm cho nhân viên hiểu rằng quản trị RRTN khơng chỉ là việc của phịng quản lý rủi ro, của ban lãnh đạo mà là của mọi nhân viên trong ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTN. Mơ hình quản lý rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh phải dựa trên 3 hàng phòng thủ, từ cấp độ nhân viên “như một nền tảng”, bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách và sau cùng là bộ phận hậu kiểm.
Về hệ thống công nghệ thông tin: Dữ liệu được lưu giữ trong hệ thống máy
tính của ngân hàng rất quan trọng, là nơi lưu trữ tồn bộ thơng tin liên quan đến khách hàng và ngân hàng. Vì vậy cần phải được bảo mật tuyệt đối và chỉ được sử dụng đúng thẩm quyền được quy định. Thường xuyên theo dõi và cập nhật chương trình diệt virus mới nhằm có kế hoạch phịng ngừa và hạn chế tối đa việc xâm nhập của virus vào hệ thống máy tính của ngân hàng. Mọi sai sót, sai lầm, khiếm khuyết của hệ thống phải được phát hiện và báo cáo nguyên nhân do qui chế hay do con người một cách kịp thời với cấp quản lý trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời. Dữ liệu về các sai sót gây ra rủi ro cần phải được lưu trữ đầy đủ và kịp thời để phục vụ cho công tác nhận biết rủi ro.