đến năm 2020
3.2.1 Định hướng chung
Tầm nhìn của MHB là “Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân ở Việt Nam”, “Trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam về tư vấn tài chính chu đáo và phục vụ khách hàng cơng bằng”. Từ tầm nhìn và sứ mệnh đó của hội sở, MHB CN Gia Lai cũng xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng lấy việc chăm sóc khách hàng làm sự khác biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Trên cơ sở định hướng hoạt động của Hội sở và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, MHB CN Gia Lai xây dựng kế hoạch thực hiện tại chi nhánh như sau:
Về công tác huy động vốn: tập trung phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch của Hội sở giao, số dư đến năm 2015 phải đạt 400 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 650 tỷ đồng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, không chạy đua huy động lãi suất cao để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, điều hành lãi suất huy động theo đúng qui định của NHNN và của Hội sở trên cơ sở khả năng giải quyết lãi suất đầu ra tại chi nhánh.
Về hoạt động tín dụng: cố gắng đạt được chỉ tiêu do Hội sở giao đến năm 2015 là 800 tỷ đồng và đến năm 2020 phải đạt 1.200 tỷ đồng, bám sát chỉ đạo của Hội sở về điều hành lãi suất cho vay để tăng trưởng tín dụng nhằm đạt mục tiêu, hiệu quả kinh doanh và đảm bảo cạnh tranh; sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay; tập trung cơ cấu lại danh mục khách hàng, tập trung tăng trưởng tín dụng vào các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, cá nhân có phương án vay vốn sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - đời sống hiệu quả; nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm sốt được rủi ro; tăng cường cơng tác quản lý nợ, kiểm soát nợ quá hạn, tập trung xử lý thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo. Thực hiện đúng qui định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo định kỳ.
Về công tác thẻ ATM: phấn đấu phát hành thẻ đạt chỉ tiêu đề ra đến năm 2015 đạt 11.000 thẻ và đến năm 2020 đạt 14.000 thẻ, nâng tỷ lệ thẻ hoạt động và gia tăng số lượng thẻ có sử dụng dịch vụ SMS Banking, chú trọng triển khai các tiện ích qua tài khoản thẻ.
Về cơng tác thanh tốn: chú trọng thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng nhanh chóng về thời gian, đảm bảo an toàn, tỉ lệ thu dịch vụ thuần trên tổng thu nhập thuần đến năm 2015 phải đạt tỉ lệ 4% và đến năm 2020 phải đạt tỉ lệ 6%. Đẩy mạnh hoạt động chi trả kiều hối.
Về thực hiện kế hoạch tài chính: thực hiện trên nguyên tắc chi phí gắn liền với qui mơ và hiệu quả, tiết kiệm hợp lý. Lợi nhuận kinh doanh được Hội sở giao là tỉ lệ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước đạt 30%.
Về nhân sự: tuyển dụng nhân viên, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV nhằm giúp CBCNV hồn thành tốt cơng việc được giao, để chi nhánh hoàn thành kế hoạch do Hội sở giao.
3.2.2 Định hướng về hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng bán
lẻ
Xác định tầm quan trọng của nghiệp vụ quản trị RRTN trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các NHTM Việt Nam đều hướng đến xây dựng hệ thống quản trị RRTN phù hợp và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Về mơ hình tổ chức: nghiên cứu xây dựng bộ máy, qui định chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro; xác định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong mơ hình tổ chức; xây dựng qui trình quản lý RRTN cụ thể cho hệ thống ngân hàng. Đưa ra các yêu cầu về thực hành quản lý rủi ro, phổ biến rộng rãi trong tồn hệ thống, nhất qn trong cơng tác quản trị RRTN.
Về nguồn dữ liệu: thu thập và lưu trữ nguồn dữ liệu về các rủi ro đã xảy ra trong hệ thống ngân hàng, các dấu hiệu để phục vụ cho việc phân tích, cảnh báo, có biện pháp phịng ngừa đối với RRTN. Các nguồn thu thập dữ liệu: Từ các hoạt động nghiệp vụ, các phòng/ban/đơn vị trong hệ thống, các bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các sự cố và tổn thất xuất ra từ các hệ thống core banking, chương trình thẻ ATM. Ngồi ra, cịn từ các nguồn bên ngồi như: Hiệp hội ngân hàng đã tham gia tích cực trong q trình nghiên cứu và xây dựng Hiệp hội dữ liệu tổn thất của các Ngân hàng khu vực Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, một số ngân hàng đang chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản lý rủi ro khác như RMA, ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu RRTN), …nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm RRTN bên ngồi vào cơng tác quản trị RRTN tại ngân hàng mình.
Về hỗ trợ công nghệ: xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác lưu trữ dữ liệu và đo lường và lập các báo cáo RRTN có thể xảy ra.
Về nhân sự: chất lượng trình độ của cán bộ, nhân viên được tuyển dụng phải được nâng cao. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ, quy trình cho
cán bộ, nhân viên và định kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên.
3.3 Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân
hàng bán lẻ tại MHB CN Gia Lai