Cơ cấu tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh gia lai (Trang 41)

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động tại MHB chi nhánh Gia Lai.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động tại MHB chi nhánh Gia Lai:

(Nguồn: Hướng dẫn cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh MHB, 2005)

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Nguồn vốn Phịng Kế tốn - Ngân quỹ Phịng Hành chính – Nhân sự Phịng Quản lý rủi ro và HTKD Phòng Kinh doanh Phòng GD Chư Sê Phòng GD Hùng Vương Phòng GD Ayunpa Phòng GD Đức Cơ

Nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh liên quan đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp được khái quát như sau:

- Hoạch định chiến lược: Xây dựng chiến lược phát triển chi nhánh trong ngắn hạn và trung hạn. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh, xác định chỉ tiêu cho các phòng ban tại chi nhánh. Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển nhân sự tại chi nhánh.

- Điều hành, quản lý và tổ chức việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Giám sát danh mục cho vay và danh mục đầu tư của ngân hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi.

- Quản lý cơng tác Kế tốn – Ngân quỹ đảm bảo tuân thủ chế độ theo qui định của hệ thống MHB, theo qui định của ngành Ngân hàng và theo qui định của Nhà nước để đảm bảo mức độ hợp lý về quản lý rủi ro hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh. Là trưởng ban quản lý kho quỹ, là thành viên Ban Quản lý quỹ trong máy ATM.

- Quản lý các công tác : Xây dựng cơ bản, chi tiêu, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản và các hoạt động hành chính khác. Ký duyệt các quyết định và công tác tổ chức nhân sự như: tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, …

- Báo cáo tình hình hoạt động và kết quả hoạt động chi nhánh trước Ban tổng giám đốc.

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của các Phòng ban bên dưới tại chi nhánh, phòng giao dịch.

- Đảm bảo rằng tất cả các giao dịch, các khoản thu, chi liên quan đến các tài hoản khách hàng và các hoạt động của chi nhánh được ghi nhận trên hệ thống ngân hàng.

- Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của chi nhánh tuân thủ các qui trình quản lý rủi ro tín dụng và thẩm định tín dụng do Phịng quản lý rủi ro đề ra.

Nhiệm vụ của Phó Giám đốc chi nhánh liên quan đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp được khái quát như sau:

- Hoạch định, triển khai và giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công. Chịu trách nhiệm về những quyết định thuộc lĩnh vực được phân công.

- Đề xuất Giám đốc những thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong từng thời kỳ.

- Giải quyết các đề xuất, vướng mắc theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền báo cáo Giám đốc chi nhánh xin ý kiến chỉ đạo.

Nhiệm vụ của Trưởng phịng kế tốn ngân quỹ chi nhánh liên quan đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp được khái quát như sau:

- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ của Phòng. Tiếp nhận, đề xuất hướng xử lý vướng mắc và giúp Ban giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kế tốn, thanh tốn, tài chính một cách tối ưu.

- Phân công, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh tốn, tài chính, ngân quỹ, hệ thống thơng tin báo cáo, bảo đảm Thu – chi đúng qui định và trong hạn mức được cho phép tại đơn vị, đúng qui chế tài chính của MHB trong từng thời kỳ. Thực hiện đầy đủ, tuân thủ triệt để các qui trình nghiệp vụ kế tốn theo qui định hiện hành.

- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các qui trình nghiệp vụ và kế hoạch tài chính tại Chi nhánh và các Phịng giao dịch trực thuộc.

- Định hướng, đào tạo nhân viên để thực hiện tốt công việc được giao.

- Duyệt các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được giao. Kiểm sốt và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực của bảng cân đối tài khoản kế tốn ngày, tài chính theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

- Theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.

- Là thành viên Ban quản lý kho tiền, tổ chức thực hiện và giám sát qui trình an tồn kho quỹ.

Nhiệm vụ của Trưởng phòng kinh doanh liên quan đến công tác quản

trị rủi ro tác nghiệp chi nhánh được khái quát như sau:

- Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

- Đề xuất các chương trình tiếp thị tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng của MHB trong từng thời kỳ.

- Kiểm tra, kiểm sốt các qui trình nghiệp vụ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý rủi ro thẩm định thực tế các khoản vay vượt mức ủy quyền phán quyết theo qui định, xử lý các khoản nợ phải kiện ra tịa, mua ban nợ, đơn đốc thi hành án.

- Phối hợp với các Phịng có liên quan tại Chi nhánh và Hội sở trong việc phát triển hoạt động kinh doanh. Quản lý hiệu quả nhân viên dưới quyền.

Nhiệm vụ của Trưởng phòng Nguồn vốn liên quan đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh được khái quát như sau:

- Theo dõi và giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh, tham mưu cho Giám đốc thực hiện đúng các quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn của MHB đảm bảo an tồn, hiệu quả.

- Tính tốn và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn phù hợp, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các qui định của MHB.

- Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh tốn an tồn và hiệu quả.

- Kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo qui trình và qui định của MHB.

- Chịu trách nhiệm kiểm soát trạng thái giao dịch ngoại tệ hàng ngày tại chi nhánh.

Nhiệm vụ của Trưởng phịng Hành chính – Nhân sự liên quan đến cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh được khái quát như sau:

- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc: Xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát

triển nguồn nhân lực. Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhận xét cán bộ, nhân viên theo định kỳ. Xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương, thi đua, khen thưởng, chế độ phúc lợi theo qui định.

- Quản lý việc lưu trữ, nhập và cập nhật hồ sơ pháp lý, hồ sơ cá nhân của đơn vị.

- Hướng dẫn, thực hiện các mẫu báo cáo nhân sự theo yêu cầu của Hội sở và các ban ngành địa phương.

- Theo dõi, giám sát việc chấp hành nội qui, qui chế đơn vị.

- Theo dõi, giám sát việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả tại đơn vị. - Hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên mới.

Nhiệm vụ của Giám đốc phòng giao dịch (PGD) liên quan đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp được khái quát như sau:

- Quản lý việc thực thi tất cả các qui tắc và qui định về quản lý và hoạt động PGD đã được Ban giám đốc ban hành.

- Theo hạn mức được Giám đốc chi nhánh ủy quyền, chịu trách nhiệm phê duyệt các hồ sơ đầu tư tín dụng, quản lý rủi ro, điều hòa vốn, các hợp đồng gửi tiền, các chứng từ khác trong thẩm quyền đã được xác định.

- Giám sát danh mục cho vay của PGD để đảm bảo hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi.

- Phát triển các nhân viên của PGD, thúc đẩy tốt khả năng phát huy hết tiềm năng của nhân viên và thực hiện các yêu cầu của PGD.

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát tất các các hoạt động của các phòng ở PGD. Đảm bảo rằng các nhân viên ở PGD tuân thủ các qui trình quản lý rủi ro tín dụng và thẩm định tín dụng do phịng Quản lý rủi ro đề ra.

- Tuân thủ và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các qui định của pháp luật, của ngành, của MHB.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Từ năm 2008 đến nay, tình hình thị trường trong và ngồi nước có nhiều diễn biến phức tạp như cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008; khủng hoảng nợ

cơng châu Âu từ nửa sau của năm 2009, chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng ngày càng giảm. Trước những biến động đó, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nợ xấu ngày càng tăng cao, năng lực cạnh tranh bị giảm sút. Tuy nhiên, với các chính sách hỗ trợ kịp thời của Hội sở, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, của NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các Sở, ban, ngành có liên quan cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBNV chi nhánh và đặc biệt là sự tín nhiệm, quan tâm ủng hộ của quý khách hàng, đến nay chi nhánh đã có bước phát triển ổn định và tích cực triển khai có hiệu quả các mặt hoạt động kinh doanh, uy tín và thương hiệu MHB trên địa bàn ngày càng được nâng cao, kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, các sản phẩm và dịch vụ ngày càng phong phú, chất lượng, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của quý khách hàng.

Bảng 2.1:Một số chỉ tiêu kinh doanh của MHB chi nhánh Gia Lai từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2011 (+) tăng/(-) giảm so với năm 2010 Năm 2011 (+) tăng %/ (-) giảm % so với năm 2010 2012 Năm 2012 (+) tăng/ (-) giảm so với năm 2011 Năm 2012 (+) tăng %/ (-) giảm % so với năm 2011

Dư nợ cho vay 385 387 2 0,52% 459 72 18,60% Huy động tiền gửi 188 237 49 26,06% 268 31 13,08% Thu nhập 59 102 43 72,88% 99 -3 -2,94% Chi phí 50 91 41 82,00% 87 -4 -4,40% Lợi nhuận 9 11 2 22,22% 12 1 9,09% (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của MHB chi nhánh Gia Lai)

Lợi nhuận tăng dần qua các năm từ 9 tỷ đồng của năm 2010, đã tăng lên 12 tỷ đồng của năm 2012. Để có được kết quả kinh doanh này, chi nhánh đã không ngừng mở rộng cho vay và huy động tiền gửi từ dân cư, hạn chế nhận vốn từ Hội sở

với lãi suất vay cao. Đến năm 2012, chi nhánh đã huy động tiền gửi đáp ứng được 58% nhu cầu cho vay tại chỗ.

2.1.4.1 Về dư nợ cho vay

Tổng dư nợ cho vay đều tăng qua các năm, năm 2011 tăng 2 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 0,52% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 72 tỷ đồng so với năm 2011, tăng đến 18,6% so với năm 2011. Dư nợ vay chủ yếu là dư nợ của khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, dư nợ vay của khách hàng tổ chức kinh tế là 33 tỷ đồng, chỉ chiếm 7,2%/tổng dư nợ.

Mặc dù địa bàn kinh tế tỉnh Gia Lai rất tiềm năng, chi nhánh đã hoạt động từ năm 2003 nhưng hoạt động cho vay của chi nhánh cũng dè dặt. Sau đây là bảng số liệu hoạt động cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm 2010, 2011, 2012.

Bảng 2.2: Số liệu hoạt động cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Ngân hàng 2010 2011 Năm 2011 (+) Tăng/(-) Giảm so với năm 2010 Năm 2011 (+) Tăng %/ (-) Giảm % so với năm 2010 2012 Năm 2012 (+) Tăng/ (-) Giảm so với năm 2011 Năm 2012 (+) Tăng %/ (-) Giảm % so với năm 2011 NH Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam

6.307 6.645 338 5,36% 7.472 827 12,45%

NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

5.348 6.170 822 15,37% 7.139 969 15,71%

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.971 4.616 645 16,24% 5.254 638 13,82%

NH TMCP Công thương Việt Nam 2.314 2.836 522 22,56% 3.395 559 19,71% NH Chính sách xã hội 1.771 2.154 383 21,63% 2.429 275 12,77% NH TMCP Phát triển 1.751 1.808 57 3,26% 1.545 -263 -14,55%

NH TMCP Sài gịn thương tín 595 755 160 26,89% 828 73 9,67% NH TMCP Dầu khí tồn cầu 326 412 86 26,38% 72 -340 -82,52% NH TMCP An Bình 489 388 -101 -20,65% 470 82 21,13% NH TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL 385 387 2 0,52% 459 72 18,60% NH TMCP Á châu 241 356 115 47,72% 470 114 32,02% NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội 289 328 39 13,49% 483 155 47,26% NH TMCP Kỹ thương 109 167 58 53,21% 265 98 58,68% NH TMCP Đông Á 123 133 10 8,13% 166 33 24,81% NH TMCP Quân Đội 0 127 127 359 232 182,68%

(Nguồn: Báo cáo qua các năm của các chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai)

Dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm chỉ chiếm khoảng 1,4% đến 1,6% tổng dư nợ vay trên toàn tỉnh Gia Lai. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm của chi nhánh thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của các chi nhánh ngân hàng thương mại cùng địa bàn. Qui mơ hoạt động của chi nhánh cịn nhỏ. Tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay tại chi nhánh thấp, dưới 2%/tổng dư nợ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

2.1.3.2 Về huy động tiền gửi

Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu, vàng, quyền sử dụng đất...) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp khơng ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của MHB chi nhánh Gia Lai vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm, bình quân tăng mỗi năm khoảng 40 tỷ đồng, trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư ổn định nhưng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán huy động từ các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường cơng tác

quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, số dư vốn huy động của chi nhánh cũng còn thấp so với các chi nhánh ngân hàng thương mại cùng địa bàn.

Bảng 2.3: Số liệu hoạt động huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm 2010, 2011, 2012.

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Ngân hàng 2010 2011 Năm 2011 (+) Tăng/(-) Giảm so với năm 2010 Năm 2011 (+) Tăng %/ (-) Giảm % so với năm 2010 2012 Năm 2012 (+) Tăng/ (-) Giảm so với năm 2011 Năm 2012 (+) Tăng %/ (-) Giảm % so với năm 2011 NH Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam

2.556 3.310 754 29,50% 4.338 1.028 31,06%

NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

3.919 4.674 755 19,27% 4.673 -1 -0,02%

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

1.181 1.273 92 7,79% 1.541 268 21,05%

NH TMCP Công thương Việt Nam 712 1.145 433 60,81% 1.448 303 26,46% NH TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL 188 237 49 26,06% 268 31 13,08% NH TMCP Sài gịn thương tín 987 379 -608 -61,60% 633 254 67,02% NH TMCP Á châu 264 357 93 35,23% 272 -85 -23,81%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh gia lai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)