2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng tại Sacombank – khu
2.2.4.1 Rủi ro đối với Sacombank
Nhiều quan điểm cho rằng, rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng chỉ xảy đến đối với ngân hàng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay bên được bảo lãnh, vì lúc đó ngân hàng mới phải dùng tiền để trả thay cho khách hàng. Tuy nhiên, khi đề cập đến rủi ro tức là khả năng xảy ra những điều kiện bất lợi khơng mong muốn, thì ngay từ khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, rủi ro đã xuất hiện đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh. Đó là:
Một là, rủi ro do trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ tín dụng, năng lực hạn chế của nhân viên Sacombank – khu vực TPHCM.
Hai là, rủi ro về vận dụng các quy định của pháp luật trong nước, quốc tế liên quan đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, làm phát sinh những tranh chấp kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng.
Ba là, yếu kém trong năng lực phân tích, thẩm định khách hàng dẫn đến việc ngân hàng bị lừa đảo, mất vốn do phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong khi bên được bảo lãnh mất khả năng thanh toán.
Việc thiếu thận trọng, thiếu kiến thức và kỹ năng trong thẩm định khách hàng và kiểm soát lỏng lẻo của đội ngũ cán bộ ngân hàng sẽ để lại những hệ lụy khơng những về tài sản mà cịn về danh tiếng Sacombank.
Ngoài ra, rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng còn phải được xem xét đánh giá từ phía bên được bảo lãnh. Những biến động liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh luôn tiềm ẩn khả năng không thực hiện được nghĩa vụ cam kết, hay khơng có khả năng trả nợ trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay. Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến rủi ro khiến ngân hàng bảo lãnh khơng có khả năng thu hồi vốn.