Những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

hiện nay.

2.2.1 Những điểm mạnh.

Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng nhanh

Về số lượng ngân hàng: Đến 31/12/2010 Việt Nam có 37 NHTMCP, 05 NHNN, 05 NH 100% vốn nước ngoài, 05 NH liên doanh, 48 chi nhánh NH nước ngoài. Số lượng ngân hàng tăng từ 78 ngân hàng và chi nhánh năm 2006 lên 100 ngân hàng trong năm 2010. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới thì số lượng ngân hàng như trên là nhiều đối với nền kinh tế như Việt Nam. Cùng với số lượng các ngân hàng tăng nhanh thì mạng lưới của các ngân hàng cũng tăng lên nhanh chóng.

Về tổng tài sản ngân hàng: Quy mô của các ngân hàng Việt Nam đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế thì tổng tài sản của ngành đã tăng hơn gấp đơi trong giai đoạn 2007-2010, từ 1.097 nghìn tỷ đồng (khoảng 52,4tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (khoảng 182,7 tỷ USD). Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc.

Về Tăng trưởng tín dụng và huy động: với đặc trưng của nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam luôn ở mức cao hơn 20% hàng năm trong suốt giai đoạn 2000-2010, mức tăng trung bình tín dụng và huy động giai đoạn này là 31%/năm và 29%/năm, cá biệt là năm 2007 mức tăng gần 35%/năm và 48%/năm.

Về số lượng máy ATM và thẻ: cùng với sự phát triển về số lượng, mạng lưới thì số lượng máy ATM và thẻ phát hành cũng tăng lên đáng kể. Số lượng máy ATM tăng từ 1.800 máy năm 2005 lên 11.700 máy năm 2010, trong khi đó thẻ tín dụng và ghi nợ đã phát hành tăng lên gấp đôi giai đoạn 2008-2010 đạt 31,7 triệu thẻ.

Thứ hai: Thị trường ngân hàng rất tiềm năng.

Theo ngân hàng phát triển Châu Á Việt Nam là nước có tầng lớp trung lưu lớn mạnh với tốc độ tăng trưởng chỉ sau Trung Quốc và Armenia. Cộng với tình trạng chưa phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, khi mà chỉ có 20% dân số có tài khoản ngân hàng, khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường đầy hứa hẹn.

Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thì người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các sản phẩm tiện ích của NH ngoài sản phẩm tiết kiệm

rất thấp so với các nước trong khu vực, cụ thể chưa tới một nửa số người tiêu dùng được hỏi (42%) có biết về dịch vụ thẻ tín dụng, và chỉ 1% có sử dụng thẻ tín dụng. Trong khi đó, ở Indonesia, quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng là 5%; số lượng thẻ tín dụng tại Indonesia đã tăng trung bình 10% và giá trị thanh toán tăng tới 28% mỗi năm; cửa hàng tạp hóa là nơi người Indonesia quẹt thẻ nhiều nhất, chủ yếu thanh tốn các vật dụng trong gia đình và chi tiêu cá nhân. Cũng theo khảo sát, hơn 1/3 (36%) số người được hỏi cho rằng mình khơng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, 19% hồn tồn khơng biết sử dụng như thế nào và 18% cho rằng thẻ tín dụng phức tạp và bất tiện. Đối với các dịch vụ cơ bản của NH như tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm, ATM/thẻ ghi nợ và dịch vụ cho vay, nhiều người tiêu dùng biết về các dịch vụ này nhưng số người sử dụng vẫn còn hạn chế: 32% số người được hỏi có duy trì một tài khoản giao dịch NHTM và 31% có sử dụng thẻ ATM; 12% số người được hỏi có tài khoản tiết kiệm ở NHTM.

Thứ ba: Thị trường NH đã được rộng mở đối với các NH nước ngoài kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.

Theo các cam kết khi gia nhập WTO thì thị trường ngân hàng của Việt Nam đã rộng mở hơn đối với các ngân hàng nước ngồi, cụ thể: thì kể từ tháng 11/01/2007 các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập ngân hàng liên doanh, từ

01/04/2007 thì được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoại tại Việt Nam. Cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam. Việc hạn chế nhận tiền gửi từ cá nhân của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng sẽ được bãi bỏ từ ngày 01/01/2011. Cũng theo cam kết gia nhập WTO thì các ngân hàng nước ngoài cũng được thiết lập và vận hành các máy ATM, và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng Việt Nam. Và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác như đối với các NH Việt Nam.

Thứ tư: Vai trò của các NHTMNN đang giảm dần

Khối NHTMCP có hoạt động linh hoạt và đang dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMNN, do các NHTMCP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các NHTMNN, tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMNN. Cụ thể: đối với huy động, từ 17,8% năm 2005 lên 43,4% trong năm 2010, trong khi khối NHTMNN giảm từ 74,2% trong năm 2005 xuống còn 47,7% trong năm 2010; đối với cho vay, từ 16,4% năm 2005 lên 31,7% trong năm 2010, trong khi khối NHTMNN giảm từ 74,2% năm 2005 xuống còn 49,3% trong năm 2010.

2.2.2 Những điểm yếu.

Thứ nhất: Các NH trong nước có quy mơ vốn nhỏ và quản trị yếu trong khi duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.

Với việc tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn hơn 30%/năm giai đoạn 2000-2010, trình độ quản trị yếu. Dẫn đến việc kiểm sốt chất lượng tín dụng sẽ khơng đảm bảo, nợ xấu gia tăng cao. Nợ xấu tăng cao làm tăng nguy cơ làm giảm vốn chủ của ngân hàng, ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Thứ hai: Minh bạch hóa thơng tin chưa cao

Đến 31/12/2010 Việt Nam có 37 NHTMCP, 05 NHTMNH nhưng mới chỉ có 08 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khốn đó là: NH Á Châu, NH Công Thương, NH Nhà Hà Nội, NH Eximbank, NH Nam Việt, NH Sài Gòn-Hà Nội, NH Sacombank, NH Vietconbank. Nên thông tin về các ngân hàng trong hệ thống còn thiếu và yếu, các ngân hàng chưa niêm yết chỉ công bố thôn tin theo định kỳ chưa chủ động công bố thông tin, đặc biệt là những thông tin bất thường. Hơn nữa các số liệu công bố đơn giản, chưa phong phú như dư nợ, tổng tài sản, số dư huy động nên rất khó đánh giá chính xác tình hình tài chính của các ngân hàng.

Thứ ba: Các NH nhỏ cho vay quá nhiều vào bất động sản và chứng khoán.

Trong những năm qua, các ngân hàng liên tục tăng trưởng tín dụng phi sản xuất, trong đó chủ yếu là bất động sản và chứng khốn. Đến nỗi NHNN đã phải liên tục đưa ra các cảnh báo và các quy định để ngăn chặn, cụ thể: vào năm 2008 đưa ra quy định tỷ lệ cho vay chứng khoán tối đa là 20% vốn điều lệ. Đầu năm 2011 NHNN đã yêu cầu tỷ lệ cho vay phi sản xuất giảm xuống 22% vào tháng 6/2011 và 16% vào cuối năm 2011. Tuy nhiên đến hạn vẫn cho 5 ngân hàng khơng cán được đích. Có ngân hàng tỷ lệ dư nợ phi sản xuất lên đến 50%.

Tính đến hết tháng 6/2011, dư nợ bất động sản là 245 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng 10% tổng dư nợ, nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 3%, trong đó nợ thuộc nhóm 5 khoảng 4%. Đáng chú ý là nợ xấu bất động sản lại tập trung ở một số ngân hàng nhỏ. Một số ngân hàng nhỏ thường có tổng tín dụng bất động sản lên tới 30-40% và thậm chí là cao hơn. Các ngân hàng này thường cho vay nội bộ, đây là rủi ro lớn nhất, tức là các cổ đông lớn của ngân hàng thương mại thường là chủ của dự án bất động sản và họ thường sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng mình hoặc ngân hàng bạn làm nguồn đầu tư chủ yếu cho dự án của mình.

Theo NHNN, trong hoạt động đầu tư tài chính, một số ngân hàng cổ phần đã thực hiện đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp với số dư và tỷ trọng lớn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Trong đó, nhiều khoản đầu tư tài chính khơng có tài sản bảo đảm hoặc chưa thực hiện trích lập dự phịng rủi ro. Tại thời điểm 31-5-2011, tổng giá trị đầu tư tài chính của 19 ngân hàng cổ phần nhỏ và vừa (mỗi ngân hàng có tổng tài sản dưới 80.000 tỉ đồng) mà NHNN đã làm việc là 88.635 tỉ đồng, chiếm 15,2% so với tổng tài sản của cả 19 ngân hàng, tăng tăng 2,1% tức gần 1.800 tỉ đồng so với thời điểm cuối 2010, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng đến 93,9%. Trong đó, đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành gần 42.700 tỉ đồng, chiếm 48% tổng giá trị đầu tư tài chính và chiếm tỷ lệ 17,9% tổng dư nợ của 19 ngân hàng. Một số ngân hàng đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành với số dư và tỷ trọng lớn, có ngân hàng chiếm đến hơn 80% dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)