Đối với Ngân Hàng Nhà Nước 69 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 78)

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập

3.3.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước 69 

Với vai trò là người quản lý trực tiếp đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cần thực hiện các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả hoạt động M&A.

Thứ nhất: Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn.

Với vai trò là người quản lý trực tiếp và định hướng cho hệ thống NHTM nói chung và các NHTM cổ phần nói riêng, NHNN cần chủ động hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về hoạt động M&A, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các ngân hàng để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về M&A đã diễn ra trên thế giới, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm của những thương vụ M&A đã diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Bởi vì tại Việt Nam hiện nay, hoạt động M&A

vẫn cịn tương đối mới mẻ và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. NHNN phải hỗ trợ cho các ngân hàng trong quá trình tìm hiểu về M&A để nâng cao nhận thức của các chủ thể ngân hàng, từ đó các ngân hàng sẽ có bước chuẩn bị dần dần về mọi mặt cho các thương vụ mua bán sáp nhập trong tương lai.

Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài cũng đang hiện diện dần tại Việt Nam, làn sóng mua lại các ngân hàng trong nước của họ chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai nhằm tăng cường sự hiện diện. Do đó sự hỗ trợ về mặt thơng tin từ phía NHNN cịn có tác dụng giúp các NHTM khơng bị yếu thế trong việc đàm phán mua bán sáp nhập hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt động sáp nhập mang tính chất thơn tính của các ngân hàng nước ngồi.

Thứ hai: Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ

trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng.

Mục tiêu hướng đến của ngành Ngân hàng Việt Nam là hệ thống NHTM Việt Nam nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính để đủ sức cạnh tranh bình đẳng với ngân hàng nước ngồi, đảm bảo an tồn hệ thống và hạn chế rủi ro có tính dây chuyền. Hoạt động M&A đối với các ngành nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng về lâu dài là hoạt động tự nguyện vì lợi ích mang lại đối với các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập thâu tóm khi mà các giới hạn đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam dần được nới lỏng đi đến xóa bỏ giới hạn thì vai trị của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng trong dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như:

+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Hiện tại Việt Nam đang có rất nhiều NHTM cổ phần quy mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả, thiếu

nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược, có tầm nhìn; nếu cứ tiếp tục để các ngân hàng này tồn tại thì NHNN sẽ phải liên tục chạy theo để trợ giúp vì những yếu kém của họ và nguy cơ đe dọa đến sự an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nữa. Do đó để thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau, NHNN phải là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, có các chính sách ưu đãi như hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính khi sáp nhập, về việc ưu đãi khi tham gia các giao dịch với NHNN, về dự trữ bắt buộc... Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết các ngân hàng Việt Nam nhỏ, lớn lại với nhau.

+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có được quy mơ vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn và an tồn hơn, tránh được tình trạng đua nhau thành lập ngân hàng như đã diễn ra trong thời gian qua, đồng thời nhằm định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng thay vì để thành lập ngân hàng mới sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có để củng cố sức mạnh cho các ngân hàng này, nâng cao tiềm lực tài chính giúp các ngân hàng lớn có thể mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao sức cạnh tranh.

+ NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Theo quy định hiện nay, chỉ những ngân hàng bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, có nguy cơ đổ vỡ và ảnh hưởng đến sự an tồn của hệ thống ngân hàng hoặc có vốn điều lệ thấp hơn quy định mới bị bắt buộc sáp nhập, trong đó vốn điều lệ tối thiểu áp dụng cho đến hết năm 2008 là 1000 tỷ đồng và hết năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy

định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc, chứ không nên để sáp nhập theo hình thức tự nguyện là chủ yếu như các quy định hiện nay.

Thứ ba: NHNN Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hợp lý.

NHNN cần quy định một cách cụ thể về thủ tục, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động M&A. Việc quy định rõ ràng cụ thể hơn về trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể tham gia trong giai đoạn hậu sáp nhập và mua lại sẽ giúp tránh được những mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ thể sau khi sáp nhập và mua lại. Có như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động M&A của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

 

Qua phân tích định hướng phát triển kinh tế xã hội và ngành ngân hàng đến 2015, căn cứ trên các nhân tốt cản trở và thúc đẩy hoạt động M&A đã được làm rõ tại chương 2 để đưa ra hai nhóm giải pháp ở cấp vi mô và vĩ mô để thúc đẩy hoạt động M&A các NHTM Việt Nam.

 

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại hoạt động M&A các NHTM Việt Nam là xu hướng tất yếu do phải đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định, do xu hướng toàn cầu hóa và do yêu cầu của tái cấu trúc.

Luận văn đã đưa ra được bộ chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động M&A các NHTM trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu này trước và sau khi thực hiện M&A. Đồng thời chỉ ra được các nhân tố thúc đẩy và cản trở hoạt động M&A. Cộng với việc phân tích định hướng phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển ngành ngân hàng, trên cơ sở đó để đưa ra 02 nhóm giải pháp vi mơ và vĩ mơ.

Như vậy mua bán và sáp nhập M&A là xu hướng tất yếu và cũng là một trong những giải pháp chính để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần phải có lộ trình thích hợp, do đó trước mắt hoạt động mua bán sáp nhập sẽ chưa diễn ra mạnh mẽ vì cần phải có thời gian để phân loại ngân hàng, tìm ra các ngân hàng có vấn đề và đưa ra các giải pháp xử lý, trong đó có giải pháp mua bán sáp nhập. Để chuẩn bị cho hoạt động mua bán sáp nhập, chúng ta cần làm tốt các khâu chuẩn bị như: hoàn thiện về mặt pháp luật, đào tạo nhân lực, minh bạch hóa thơng tin…. Việc cơ cấu hướng đến đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống và việc mua bán và sáp nhập nên được thực theo nguyên tắc tự nguyện, xu hướng mua bán và sáp nhập có thể xảy ra giữa các NH lớn với nhau, giữa NH lớn và NH nhỏ hay giữa các NH nhỏ với nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo đầu tư (2010), Toàn cảnh thị trường mua bán - sáp nhập doanh

nghiệp Việt Nam 2011, Công ty in báo Nhân Dân Tp.HCM, Tp.HCM.

2. Chính phủ (2006), Nghị định về ban hành danh mục mức vốn pháp định

của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

3. Chính Phủ (2007), Nghị định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần

của ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội.

4. Cơng ty chứng khốn ngân hàng ngoại thương Việt Nam (2011), Báo cáo

ngành ngân hàng, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

6. Đặng Hữu Mẫn (2010), “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và cơng nghệ, đại học Đà

Nẵng, (5), tr.194-205.

7. Hội đồng bộ trưởng(1990), pháp lệnh ngân hàng nhà nước, Hà Nội

8. Hội đồng bộ trưởng (1988), Nghị định về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà

nước Việt Nam, Hà Nội.

9. Hội đồng nhà nước (1990), pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và

cơng ty tài chính, Hà Nội.

10. J.Galpin Jimothy và hernden mark (2009), Cẩm nang hướng dẫn mua

bán và sáp nhập (Nguyễn Hữu Chỉnh dịch), Nhà xuất bản tổng hợp

Tp.HCM, Tp.HCM.

11. Nguyễn Hòa Nhân (2009), “M&A ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp căn bản”, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng,(5), tr.145- 151.

12. NHNN (2010), Thông tư Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ

chức tín dụng, Hà Nội.

13. Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), Sáp nhập và mua lại doanh

nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. Hà Nội.

14. Quốc Hội (2004), Luật cạnh tranh, Hà Nội. 15. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 16. Quốc Hội (2005), Luật đầu tư, Hà Nội.

Tiếng anh

17. Business Monitor international (2011), Vietnam Commercial Banking

Report Q1 2011, London UK.

18. Cho Hyekyung (2010), South Korea’s Experience With Banking Sector

Liberalization, Stichting Onderzoek Multinationale Ondernemingen,

The Netherlands.

19. PricewaterhouseCoopers(VietNam)Ltd (2011), Vietnam M&A Activity

Review 2010, Ho Chi Minh City.

20. Yu Miao & Liu Chenshuang (2007), Banking Sector Reform And

Economic Growth, Yonkoping International Business School.

Websites http://adb2011.vn  http://www.cpv.org.vn http://www.google.com.vn  http://www.qlct.gov.vn http://www.sbv.gov.vn http://tailieu.vn http://tuoitre.vn  http://www.vnba.org.vn

 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 78)