Những kết quả đạt được 45 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 48)

2.3 Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các NHTM tạ

2.3.2 Những kết quả đạt được 45 

Hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam chưa thực sự đúng nghĩa theo thông lệ quốc tế, nhưng hoạt động M&A ngân hàng cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ, mười năm trước nhiều ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với quy mô nhỏ đã được M&A với các ngân hàng đô thị, như Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam đã M&A hàng loạt các ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Đồng Tháp, Châu Phú, Đại Nam, Nông thông Cái Sắn; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á đã M&A Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tứ giác Long Xuyên; Sacombank M&A Ngân hàng Thạnh Thắng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông M&A với Ngân hàng Nông thôn Tây Đô....

Hiện nay hoạt động M&A các ngân hàng diễn ra dưới hình thức nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần của các ngân hàng trong nước để trở thành cổ đông chiến lược, các nhà đầu tư chiến lược tại thị trường ngân hàng Việt Nam là những tổ chức tài chính lớn, có uy tín trên phạm vi tồn cầu như: HSBC, ANZ,

Sumit-Ormo Mitsui Banking, VOF Investment Limited Bristish Virgin Island, IFC, Mirae Asset, Deutscher Bank AG, OCBC, Maybank, BNP Paribas..., hình thức này một mặt giúp tăng tiềm lực tài chính các ngân hàng trong nước, được hỗ trợ nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý điều hành…, một mặt sự hiện diện của các nhà đầu tư này tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu nước ngoài khác tham gia thị trường ngân hàng Việt Nam từ đó sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, làm gia tăng nguồn vốn FDI cho Việt Nam và đây cũng là nguồn ngoại hối quan trọng giúp NHNN có thêm nguồn để điều hành tỷ giá. Ngồi hình thức nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần để trở thành cổ đơng chiến lược còn diễn ra hoạt động các ngân hàng trong nước mua cổ phần chéo với nhau, điều này giúp hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động và phát triển.

Những kết quả khác đạt được như: các quy định M&A đã được quy định tại luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, ngoài ra Việt Nam đã có quy định pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động M&A ngân hàng. Các chủ thể tham gia hoạt động M&A ngân hàng đã có những nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động M&A ngân hàng. Trên thị trường Việt Nam đã hình thành các công ty tư vấn, môi giới chuyên về hoạt động M&A.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 48)