Diễn biến 39 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 47)

2.3 Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các NHTM tạ

2.3.1 Diễn biến 39 

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng lớn. Ngành ngân hàng Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ, với tính chất đặc thù riêng của mình, hoạt động ngân hàng đi kèm với đòi hỏi ngày càng cao về quy mơ vốn, tỷ lệ an tồn vốn, nhân sự, công nghệ, chiến lược… để đáp ứng yêu cầu của pháp luật, các tiêu chuẩn của quốc tế về hoạt động ngân hàng và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Một mặt các ngân hàng phải tự mình vươn lên hoặc thơng qua hoạt động M&A. Hoạt động M&A ngân hàng là xu hướng tất yếu, nó khơng chỉ đơn thuần là kết hợp các ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn, mà ngay cả các ngân hàng lớn cũng có thể kết hợp với nhau để tạo thành các ngân hàng lớn hơn nữa, tạo sức mạnh cạnh tranh mới lớn hơn. Vì vậy hoạt động M&A đóng vai trị tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam từ trước đến nay chưa thực sự đúng nghĩa theo thông lệ quốc tế, nhưng đã có những yếu tố hoạt động M&A theo thông lệ quốc tế. Hoạt đông M&A ngân hàng tại Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước năm 2005

Bối cảnh kinh tế xã hội cho thương vụ M&A ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính là giai đoạn từ năm 1986 - 1988, còn gọi là “tiểu” giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam sau sai lầm của cuộc tổng điều chỉnh Giá - Lương - Tiền năm 1985. Hầu hết các hợp tác xã tín dụng nơng thơn (trên 7.000 HTX) và các Quỹ tín dụng (QTD) Đơ thị (500 QTD) đều lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Đây thực sự là một giai đoạn sóng gió của “cơn lốc” đổ bể hàng loạt các Hợp tác xã tín dụng và cũng chính là hồn cảnh cho thương vụ M&A đầu tiên trong ngành Ngân hàng Việt Nam.

Cụ thể, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo Quyết định số 05/GP-UB ngày 3/1/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM và hoạt động theo Quyết định số 06/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Cơng - Lữ Gia. Vào thời điểm đó, cả 4 đơn vị này đều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính.

Vào những năm 1989-1993, Việt Nam có 46 ngân hàng thì có đến 10 ngân hàng buộc phải sáp nhập, đây là những ngân hàng yếu, mất khả năng thanh toán, càng hoạt động càng thua lỗ, vốn điều lệ của những ngân hàng này thấp, khoảng 5tỷ đồng đến 7 tỷ đồng, nợ xấu có tỷ trọng lớn, có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu chiếm 40%-50% tổng dư nợ. Nếu các ngân hàng này phá sản sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho cả hệ thống, trong khi thời gian này Việt Nam chưa có bảo hiểm tiền gửi và quỹ bù đắp rủi ro. Vì vậy thống đốc NHNN Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng lớn như ngân hàng ngoại

thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn…tiếp nhận, hỗ trợ, sáp nhập các ngân hàng này, đồng thời tiếp tục cho vay các khách hàng có khả năng trả nợ.

Trước tình hình trên, Đề án ‘chấn chỉnh và sắp sếp lại các NHTM cổ phần Việt Nam’ được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999 với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Hơn nữa Quy chế 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam ra đời đã tạo điều kiện cho một số NHTM cổ phần nông thôn thực hiện sáp nhập và/hoặc chuyển thành NHTM cổ phần đô thị, cụ thể như sau :

Bảng 2.1 : Một số thương vụ M&A giữa ngân hàng nông thôn và ngân hàng đô thị Việt Nam, giai đoạn 1999-2004.

Năm Ngân hàng nông thôn Ngân hàng đô thị

1999 Ngân hàng Đại Nam NHTM CP Phương Nam

2001 Ngân hàng Tứ Giác Long Xuyên(An Giang)

NHTM CP Đông Á

2001 Ngân hàng Châu Phú(An Giang) NHTM CP Phương Nam 2002 Quỹ tín dụng Định Cơng (Hà Nội) NHTM CP Phương Nam 2002 Ngân hàng Thạnh Thắng(Cần Thơ) NHTM CP Sài Gòn

2003 Ngân hàng Cái Sắn(Cần Thơ) NHTM CP Phương Nam

2003 NHTM CP Tây Đô NHTM CP Phương Đông

2003 Ngân hàng Nam Đô Ngân hàng Đầu tư và

phát triển

2003 Ngân hàng Quế Đơ NHTM CP Sài Gịn

2004 Ngân hàng CP Nông thôn Tân Hiệp NHTM CP Đông Á

Nguồn : www.sbv.com.vn

Như vậy hoạt động M&A ngân hàng từ trước năm 2005 có những đặc điểm và tác động tích cự như : Một số ngân hàng nhỏ do q trình hình thành và hoạt động cịn rất mới mẻ, ít kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro. Nên đã gặp phải khó khăn lớn về thanh khoản, và phải sáp nhập vào các ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ không tuân thủ quy định về quản lý rủi ro và các hệ số an tồn. Do đó NHNN đã bắt buộc các ngân hàng này sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc là giải thể, phá sản. Việc sáp nhập, mua lại này diễn ra dưới áp lực của Chính phủ liên quan đến cơ cấu, sắp sếp lại các NHTM cổ phần theo quyết định số 96/1998/ QĐ-TTg ngày 19/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ chứ khơng phải xuất phát từ nhu cầu phát triển lớn mạnh tự thân của các ngân hàng, không phải dựa trên nền tảng chiến lược kinh, mở rộng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Giai đoạn từ năm 2005

Từ năm 2005 trở lại đây, việc sáp nhập ngân hàng trong nước ít đi, và thay vào đó là hoạt động góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngồi nước thơng qua việc trở thành đối tác chiến lược. Đặc biệt là các đối tác nước ngoài trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Hoạt động mua cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và NHTM CP Việt Nam, được thể hiện dưới bảng sau :

Bảng 2.2 : Các thương vụ mua cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và NHTM CP Việt Nam

Đối tác nước ngoài Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ cổ phần mua

lại(%)

Năm

Ngân hàng HSBC NHTM CP Kỹ Thương 20% 2005

Deutsche Bank NHTM CP Nhà Hà Nội 20% 2007

International Finance Corporation NHTM CP An Bình 15% 2010 Ngân hàng Berhard(Maybank) 15% 2008

Oversea Chinese Banking Corporation

NHTM CP Ngoài Quốc Doanh

15% 2006

Sumitomo Mitsui Banking Corporation

NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

15% 2008

Vinacapital và Quỹ Mira Asset 10% 2007 Ngân hàng BNP Paribas(pháp) NHTM CP Phương Đông 10% 2007

Ngân hàng United Overseas Bank NHTM CP Phương Nam 10% 2007 ANZ NHTM CP Sài Gịn Thương Tín(Sacombank) 9,83% 2005

Standard Charter NHTM CP Á Châu 15% 2005

Nguồn : www.sbv.com.vn

Bên cạnh việc các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam, các ngân hàng Việt Nam cũng muốn tăng tiềm lực tài chính bằng cách bán cổ phần cho các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn, có uy tín và thương hiệu mạnh trong nước. Thực chất đây là vấn đề sở hữu chéo của các NHTM cổ phần trong nước. Từ đây các ngân hàng trong nước có thể hỗ trợ nhau về nhiều mặt trong quá trình hoạt động và phát triển. Hoạt động sở hữu chéo này được thể hiện dưới bảng sau :

Bảng 2.3 : Một số thương vu mua bán cổ phần giữa các ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán Năm

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Gia Định 2007 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Phương Đông 2007 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Quốc Tế 2007

NHTM CP Sài Gịn Thương Tín NHTM CP Quân Đội 2007

NHTM CP Nhà Hà Nội 2007

NHTM CP Á Châu NHTM CP Việt Nam Thương

Tín 2008

NHTM CP Đại Á 2008

NHTM CP Kiên Long 2008

NHTM CP Á Châu NHTM CP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam 2007

NHTM CP Dầu khí tồn cầu NHTM CP Đại Dương 2009

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam 2007

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Sài Gịn Cơng

Thương 2010

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Quân Đội 2007

Nguồn : www.sbv.com.vn

Ngoài ra, ngày 29/07/2011, ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt cơng bố tên gọi mới, sau khi hồn tất kế hoạch sáp nhập với Công ty Tiết kiệm Bưu điện. Đây là thương vụ sáp nhập chưa có tiền lệ trong ngành ngân hàng, khi một tổng công ty nhà nước góp vốn vào một ngân hàng cổ phần bằng cả tiền và giá trị của một công ty thành viên (Công ty Tiết kiệm Bưu điện gia nhập Ngân hàng

Liên Việt với số vốn góp 997 tỷ đồng để tạo ra ngân hàng mới có tên gọi Ngân

hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Số vốn nói trên tương đương

14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị của chính Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện, phần cịn lại sẽ được Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam góp nhiều lần bằng tiền mặt.). Thương vụ đặc biệt này cũng cho ra đời mơ hình ngân

hàng bưu điện đầu tiên tại Việt Nam - kết hợp giữa ngân hàng thương mại truyền thống với dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Và ngày 11/11/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 2470/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina (liên doanh giữa Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và

ngân hàng Shinhan Hàn Quốc) vào Ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan

Việt Nam.

Như vậy hoạt động M&A đã mang lại những tác động tích cực như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao hệ số an tồn vốn, chất lượng cơng nghệ và năng lực quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 47)