Hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 77 - 78)

Biểu đồ 2 .6 Cơ cấu nhân sự của LienVietPostbank theo trình độ năm 2012

3.3 Giải pháp định hướng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động M&A ngân hàng

3.3.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực

tiêu cực của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

a) Các quy định về kiểm soát, hạn chế tính tập trung kinh tế, chống lại nguy cơ dẫn đến độc quyền mà một thương vụ M&A có thể mang lại là rất cần thiết, nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do độc quyền mang lại cho nền kinh tế.

Hoạt động M&A trong tất cả các lĩnh vực trước hết chịu sự điều chỉnh chung của Luật Cạnh tranh, đó là cấm những hoạt động sáp nhập và mua lại có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật chưa quy định rõ ràng “khái niệm thị trường có liên quan”, gây khơng ít khó khăn cho ngân hàng và các cơ quan quản lý khi xác định chính xác thị phần của TCTD sau M&A.

* Việc xác định thị phần sau M&A có nhiều cách tính với nhiều kết quả khác nhau gây khơng ít khó khăn trong việc kiểm sốt, thực thi các quy định chống độc quyền. Do vậy, Nhà nước cần quy định thật cụ thể cách tính thị phần nhằm tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.

* Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đặt ra một mức “giá trị giao dịch” làm căn cứ xác định, kiểm sốt các giao dịch M&A lớn. Đồng thời phải có cơ chế quy định cụ thể về phân chia trách nhiệm giữa Cục quản lý cạnh tranh và Cơ quan chuyên trách quản lý về loại hình giao dịch M&A này.

* Hơn nữa cần thiết có sự phối hợp nhịp nhàng từ tất cả các đơn vị có liên quan như Cục Quản lý Cạnh tranh, Ủy ban Chứng khoán, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tư… để có thể kiểm sốt tốt nhất hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam.

b) Quy định cụ thể “Danh mục các giao dịch M&A bị cấm” trong văn bản pháp luật góp phần ngăn chặn các tác động tiêu cực của hoạt động này đối với nền kinh tế cũng như có căn cứ để xử lý các giao dịch cố ý vi phạm.

Tóm lại, thực tế cho thấy, hành lang pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng dù đã không ngừng được quan tâm bổ sung và hồn thiện, nhưng cũng cịn nhiều bất cập, do đó các cấp thẩm quyền cần xây dựng khung pháp lý về hoạt động ngân hàng thật công khai, minh bạch và công bằng nhằm tạo cho các NHTM được bình đẳng trong cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Đồng thời áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, hình thành mơi trường lành mạnh; xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các NHTM. Khung pháp lý cho M&A nên được thiết kế theo hướng gia tăng những lợi ích cũng như hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Mặt khác, luật pháp M&A cũng cần có tầm nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải ngày càng tiến dần đến sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)