Biểu đồ 2 .6 Cơ cấu nhân sự của LienVietPostbank theo trình độ năm 2012
2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sau hoạt động sáp nhập và mua lạ
2.3.2 Bối cảnh và động cơ thực hiện thương vụ
- Bối cảnh: trong hai năm 2010-2011, nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lãi suất, tỷ giá, giá vàng bất ổn, ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2010 cũng là năm ra đời nhiều tiêu chuẩn an toàn cao hơn trong hệ thống ngân hàng nhằm giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tốt hơn (Thông tư 13/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2010 và có hiêu lực từ ngày 01/10/2010 quy định tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động, đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên 250%). Kết quả là có 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010, tuy nhiên đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng được quy định, các NHTM khác cũng gặp nhiều khó khăn ngắn hạn trong việc thích nghi với các quy định có phần khắt khe hơn này.
- Động cơ thực hiện thương vụ:
Về phía LienVietbank: quyết tâm thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài lấy trọng tâm chính sách “tam nông” (nông nghiệp-nông thôn-nông dân). Tuy nhiên với vốn điều lệ thành lập 3.300 tỷ đồng, LienVietbank chưa thể phát huy vai trị cấp tín dụng cũng như rút ngắn khoảng cách phát triển của mình so với các ngân hàng khác khi chỉ có hơn 50 điểm giao dịch ban đầu. Hơn nữa, Liên Việt là một ngân hàng mới thành lập chưa lâu, lại đúng vào thời kỳ nền kinh tế bùng phát nhiều
khó khăn, đặt ra yêu cầu và cơ hội để LienVietbank sáp nhập mở rộng quy mô, phát triển chi nhánh. Do đó, việc tiến hành liên kết với VN Post được đánh giá là sự lựa chọn khôn ngoan.
Về phía VN Post: định hướng chiến lược phát triển thành một ngân hàng mang thương hiệu bưu điện đã được các thế hệ lãnh đạo ngành Bưu điện nghiên cứu, nhằm từng bước góp phần xây dựng Bưu chính Viễn thơng Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa sở hữu. Đồng thời mơ hình Ngân hàng Bưu điện cũng là mơ hình được đánh giá cao trên thế giới. Tuy nhiên do nhiều sự thay đổi về quy định và chính sách, đến cuối năm 2010, dự định thành lập “ngân hàng mang tên Bưu điện” vẫn chưa thể trở thành hiện thực. Một sự kiện đáng chú ý là khoản lỗ 145 tỷ đồng đến từ số vốn VPSC huy động từ dân cư phải gửi vào Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư, cho vay theo chủ trương của Chính phủ, tức là huy động cao, cho vay thấp. VPSC khơng có khả năng chi trả, lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và có nguy cơ phá sản.
Như vậy, các cơ hội để tiến hành M&A đã thấy rõ, việc sáp nhập có thể là một giải pháp giúp VN Post thu về lợi nhuận, giải quyết được tình trạng lỗ và nguy cơ phá sản của VPSC. Đây cũng là cơ hội thích hợp để LienVietbank phát triển theo mơ hình ngân hàng bưu điện có tiềm năng phát triển cao ở Việt Nam, mở rộng mạng lưới trên toàn quốc và đặt mục tiêu sau 5 năm hợp nhất sẽ trở thành 1 trong 10 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
- Giới thiệu Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:
Ngày 21/02/2011, thông qua văn bản số 244/TTg-ĐMDN, Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam chính thức góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt; đổi tên thành Ngân hàng Thương TMCP Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostbank. Với số vốn điều lệ sau sáp nhập, mua lại là 6.010 tỷ đồng, LienVietPostbank trở thành 1 trong 10 Ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostbank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…
Với nỗ lực liên tục để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội và của cộng đồng, Ngân hàng TNCP Bưu điện Liên Việt đã xã hội công nhận với các giải thưởng, chứng chỉ và chứng nhận danh giá, đặc biệt sau sáp nhập, mua lại như:
- Giải thưởng thương vụ M&A xuất sắc do Diễn đàn M&A Việt Nam 2011 trao tặng do thương vụ VN Post góp vốn vào LienVietbank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt.
- Chứng nhận LienVietPostbank là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011.