Tiêu chí nhận diện và đánh giá rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 26 - 28)

1.2 Rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT

1.2.3 Tiêu chí nhận diện và đánh giá rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT

Hệ số tín nhiệm quốc gia và hệ số tín nhiệm ngân hàng:

Hệ số tín nhiệm là hệ số đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay (bao gồm cá nhân, tổ chức, quốc gia) dựa trên phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của người đi vay, lịch sử đi vay, trả nợ, … Hệ số này thể hiện khả năng của người đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Hệ số tín nhiệm thấp thể hiện độ rủi ro cao của người đi vay và ngược lại. Do đó, nó là một cơng cụ hữu hiệu để đánh giá hiệu quả và cảnh báo rủi ro đối với người cho vay hay nhà đầu tư trước khi quyết định cho vay hay đầu tư vào một cá nhân, tổ chức, quốc gia.

Việc đánh giá hệ số tín nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Hiện nay, có ba cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm hàng đầu thế giới là Fitch, Standard & Poor's và Moody's. Ba công ty này thực hiện đánh giá hệ số tín nhiệm thông qua hệ thống ký hiệu từ Aaa (cao nhất) – C (thấp nhất) (đối với Moody’s) và từ AAA (cao nhất) – D (thấp nhất) (đối với Standard & Poor's và Moody's).

Hệ số tín nhiệm quốc gia và hệ số tín nhiệm ngân hàng là một kênh tham khảo quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào giao dịch TDCT để mỗi bên có thể lường trước được khả năng xảy ra rủi ro kinh tế, chính trị của một quốc gia, hay khả năng mất thanh tốn của một ngân hàng mà mình đang có ý định giao dịch, trên cơ sở đó quyết định có tiến hành giao dịch hay khơng.

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay thanh toán L/C:

Đây là tiêu chí phản ánh rủi ro mất khả năng thanh toán của người yêu cầu. Ngân hàng phê duyệt cho người yêu cầu vay vốn để thanh tốn cho L/C nhưng khi món nợ đến hạn thì người u cầu khơng có khả năng hoặc khơng có thiện chí trả nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn.

Tỷ lệ L/C phải giải ngân bắt buộc để thanh toán/ Tổng số L/C được phát hành:

Đây là cũng là một tiêu chí phản ánh rủi ro mất khả năng thanh toán của người yêu cầu. Đến hạn thanh tốn của một xuất trình phù hợp theo L/C nhưng người u cầu khơng có khả năng hoặc khơng có thiện chí thanh tốn, khi đó ngân hàng phải tiến hành giải ngân bắt buộc để hoàn thành nghĩa vụ thanh tốn. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn.

Tỷ lệ L/C được yêu cầu xác nhận/ Tổng số L/C được phát hành:

Đây là tiêu chí phản ánh uy tín của ngân hàng phát hành và/ hoặc uy tín của quốc gia ngân hàng phát hành, tỷ lệ càng cao thì rủi ro về uy tín của ngân hàng phát hành và/ hoặc quốc gia đó càng lớn. Khi không tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết thanh toán theo L/C của ngân hàng phát hành hoặc lo sợ rằng độ ổn định của quốc gia ngân hàng phát hành không cao sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của ngân hàng phát hành, người thụ hưởng sẽ yêu cầu L/C được xác nhận bởi một ngân hàng khác uy tín hơn, tại một quốc gia uy tín hơn. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn.

Tỷ lệ L/C phát hành bị từ chối và từ chối xác nhận/ Tổng số L/C được phát hành:

Đây cũng là tiêu chí phản ánh uy tín của ngân hàng phát hành và/ hoặc uy tín của quốc gia ngân hàng phát hành, khi người thụ hưởng và ngân hàng được yêu cầu xác nhận, do không tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết thanh toán theo L/C của ngân hàng phát hành hoặc lo sợ rằng độ ổn định của quốc gia ngân hàng phát hành không cao sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của ngân hàng phát hành, sẽ từ chối L/C được phát hành bởi ngân hàng phát hành đó hoặc từ chối xác nhận cho L/C. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn.

Tỷ lệ bộ chứng từ bị từ chối thanh tốn/ Tổng số bộ chứng từ xuất trình gửi đi nước ngồi địi tiền:

Đây là tiêu chí phản ánh rủi ro trong việc lập và kiểm tra chứng từ tuân thủ các điều khoản và điều kiện của L/C dẫn đến việc bộ chứng từ có bất hợp lệ và bị ngân hàng nước ngoài từ chối thanh tốn. Rủi ro này có thể do lỗi của người thụ hưởng khi nhận được L/C đã không kiểm tra kỹ tất cả các điều khoản mình có thể đáp ứng được hoặc do thiếu sót của cán bộ ngân hàng trong việc kiểm tra chứng từ. Do đó, tiêu chí này cũng một phần phản ánh trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn.

Tỷ lệ điện đạt chuẩn STP/ Tổng số điện chuyển đi nước ngoài :

STP (Straight-through-processing) là tiêu chuẩn quốc tế về xử lý điện thanh tốn tự động. Đạt chuẩn STP có nghĩa khách hàng nhận được tiền thanh toán trong thời gian sớm nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng TTQT của các ngân hàng. Đồng thời, nó cũng một phần phản ánh trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)