Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 79 - 81)

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh phương

thức thanh toán TDCT.

Các quy định hiện nay về TDCT cịn mang tính chất chung chung, nằm rải rải ở các văn bản khác nhau do đó khơng tạo được hành lang pháp lý cho các bên khi có tranh chấp xảy ra. Các L/C được điều chỉnh bởi UCP, nhưng UCP là tập quán quốc tế, khơng phải là luật nên khi có tranh chấp xảy ra khơng thể chỉ áp dụng UCP, đặc biệt khi có xung đột giữa UCP và luật quốc gia thì các bên càng lúng túng trong việc giải quyết. Do đó, cần phải có một văn bản riêng điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT trong đó quy định đầy đủ về các hình thức TDCT, trách nhiệm của các bên tham gia trong giao dịch TDCT, các quy định về giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng XK nhằm bảo

hiểm rủi ro cho doanh nghiệp XK.

Đây là loại hình bảo hiểm nhằm cung cấp bồi thường tài chính về các khoản nợ khó địi theo các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu phát sinh do các rủi ro thương mại hoặc rủi ro chính trị trong giao dịch thương mại quốc tế. Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp XK như được bảo vệ tài chính trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh tốn, phá sản hoặc do bất ổn chính trị tại quốc gia NK; tăng khả năng đi vay từ các tổ chức tín dụng do ngân hàng có thể cấp hoặc mở rộng tín dụng khoản vay dựa trên hợp đồng bảo hiểm tín dụng XK, từ đó giúp

nhà XK tăng lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; có được nguồn cung cấp thơng tin thị trường, năng lực và tình hình tài chính của nhà NK giúp nhà XK thực hiện các giao dịch kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn.

Tại Việt Nam, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã được đưa vào áp dụng theo đề án triển khai thí điểm từ năm 2011 đến năm 2013 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm tín dụng XK vẫn cịn rất hạn chế một phần do hoạt động này còn khá mới lạ, và các doanh nghiệp cũng e ngại về khoản phí phải đóng khi tham gia. Do đó, Chính phủ cần tăng cường cơng tác tun truyền về lợi ích của loại hình bảo hiềm này thơng qua việc ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ đến các ngành XK chủ lực như: chế biến gỗ, mỹ nghệ, cà phê, cao su, thủy sản, nhân điều, gạo, dệt may, da giày...; đồng thời hỗ trợ một khoản phí nhất định cho các doanh nghiệp tham gia.

Thứ ba, Chính phủ cần đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa

phương nhằm mở rộng thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà sốt các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết. Đồng thời, cần tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thơng tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp ngân hàng và doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro do thiếu thơng tin thị trường.

Thứ tư, Chính phủ cần tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến

thương mại ở nước ngoài nhằm cung cấp một kênh thông tin tin cậy cho ngân hàng và doanh nghiệp trong nước về quốc gia, thị trường, ngành hàng và đối tác XNK; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm XNK mới có lợi thế cạnh tranh, khơng bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu

ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm nhằm giúp các doanh nghiệp XK Việt Nam không bị thua thiệt trong các giao dịch thương mại quốc tế.

Thứ năm, Chính phủ cần phối hợp với Bộ tài chính và các bộ ngành liên quan

xúc tiến triển khai các giải pháp theo đúng lộ trình trong Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia theo Quyết định số 304/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu của đề án là đến năm 2020 nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bằng mức khởi điểm đầu tư (Baa3 đối với xếp hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc BBB- đối với xếp hạng tín nhiệm của S&P hoặc Fitch). Việc nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam sẽ tạo điều kiện vơ cùng thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động TTQT nói chung và hạn chế được những rủi ro uy tín trong phương thức thanh tốn TDCT nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)