Định hướng phát triển ngành ngân hàng và chiến lược XNK hàng hóa của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 64 - 66)

3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT nói chung và phương thức thanh tốn

3.1.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng và chiến lược XNK hàng hóa của Việt

động TTQT của DaiA Bank, cần phải có cái nhìn tổng quan về định hướng phát triển chung của hệ thống ngân hàng cũng như chiến lược XNK hàng hóa của Việt Nam.

3.1.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng và chiến lược XNK hàng hóa của Việt Nam Việt Nam

Với phương châm hành động “An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”, định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 trong Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã tập trung vào những nội dung sau: Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng đa dạng, bền vững và có năng lực cạnh tranh; Hồn thiện mơi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng; Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng; Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

Đồng thời, chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 với 3 nội dung cụ thể:

−Phát triển sản xuất để tăng nhanh XK, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh XNK và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

−Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hịa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

−Đa dạng hóa thị trường XNK. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngồi nước.

Trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2012, hoạt động của ngành ngân hàng cũng như hoạt động XNK của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2013. Nhiệm vụ trọng tâm mà ngành ngân hàng đặt ra cho năm 2013 là tập trung giải quyết nợ xấu, đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng. Vì thế, vấn đề quản trị ngân hàng và quản lý rủi ro, song hành với việc đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc sẽ tiếp tục là các thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2013. Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2013 là 12%, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng XK, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, vào thời điểm này, việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp lợi nhuận từ tín dụng đang sụt giảm là điều mà ngân hàng nào cũng nhận thấy và muốn làm.

Từ những định hướng trên có thể thấy tuy giai đoạn sắp tới sẽ cịn nhiều khó khăn nhưng cũng sẽ là cơ hội để các ngân hàng phát triển hoạt động TTQT vì nó nằm trong định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng, cũng như là công cụ hỗ trợ không thể thiếu cho chiến lược XNK hàng hóa của Việt Nam. Khi q trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được thực thi theo lộ trình cam kết của các Hiệp định thương mại như Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định WTO/GATS thì việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là một yêu cầu bắt buộc để các ngân hàng Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Và đi cùng với sự phát triển dịch vụ đó khơng thể thiếu việc nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro của cả bản thân các ngân hàng nói riêng và của Ngân hàng Nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)