3.3 Kiến nghị
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần có một cơ chế điều hành tỷ giá và chính sách
quản lý ngoại hối theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt, hiệu quả.
Tỷ giá là ln yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến tỷ giá cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trường thông qua một số biện pháp sau:
− Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái.
− Giảm mạnh và tiến tới xố bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trường ngoại hối. − Phát triển mạnh thị trường ngoại hối và các thị trường tiền tệ phái sinh theo các thơng lệ quốc tế, từ đó hỗ trợ các ngân hàng trong việc đẩy nhanh áp dụng các công cụ nghiệp vụ phái sinh nhằm giảm rủi ro tỷ giá.
− Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thông qua các nghiệp vụ thị trường.
− Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đơ la hóa, giảm tình trạng bị lệ thuộc vào đồng USD của nền kinh tế.
− Hồn thiện khn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối phát triển, các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động ngoại hối và các doanh nghiệp XNK tiếp cận một cách thuận lợi các nguồn ngoại hối.
Thứ hai, cần tăng nhanh nguồn dự trữ ngoại hối để khi thị trường ngoại hối có
biến động Ngân hàng Nhà nước có thể kịp thời tăng nguồn cung ngoại tệ giúp ổn định thị trường, giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho ngân hàng và doanh nghiệp XNK.
Bảng 3.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam 2009 – 2012
ĐVT: tỷ USD
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới (xem bảng 3.1), năm 2012 dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có mức tăng đáng kể 88,88% so với năm 2011. Nếu tính theo giá trị trung bình của tuần NK, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 sẽ tương đương lần lượt khoảng 13,95; 8,36; 6,75 và 10,71 tuần NK. Theo khuyến cáo của Tổ chức tiền tệ thế giới IMF thì một quốc gia dự trữ ngoại hối từ 12 - 14 tuần NK thì được coi là đủ, tức là nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia đó đủ khả năng hỗ trợ cho TTQT. Do đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động TTQT dự trữ ngoại hối của Việt Nam phải tăng lên đạt mức ít nhất là 12 tuần NK.
Để làm được điều đó, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các biện pháp quản lý
Chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011 2012
nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; thực hiện chính sách ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, xây dựng và hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, hình thành đồng bộ
khn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng.
Thứ tư, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm
đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở bộ máy thanh tra Ngân hàng Nhà nước hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng góp phần cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm sự an tồn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Thứ năm, nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại bằng việc yêu cầu tăng vốn điều lệ, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, ban hành các tiêu chuẩn an tồn theo thơng lệ quốc tế. Từ đó giúp nâng cao được uy tín cùa các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển hoạt động thanh toán TDCT.
Thứ sáu, cần xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động về thị trường, tỷ giá,
lãi suất để cung cấp kịp thời cho các ngân hàng thương mại. Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc tham gia các điều ước quốc tế, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ, ngân hàng; phát triển quan hệ hợp tác đa phương và song phương trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nhằm tận dụng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài; phối hợp với các cơ quan thanh
tra, giám sát tài chính phát hiện, ngăn chặn, phịng ngừa và xử lý rủi ro trên phạm vi khu vực và toàn cầu.