Kết luận vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính prudential việt nam (Trang 70)

3 .2Kết quả nghiên cứu và giải thích kết quả

3.2.1 .6Phân tích ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đến tình hình thanh toán nợ

4.1 Kết luận vấn đề nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài đã xác định được ba yếu tố tác động đến thiện chí và khả năng

thanh toán nợ của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ tác động của từng yếu tố đến thiện chí và khả năng thanh tốn nợ của khách hàng thì đề tài chưa xác định được.

Thứ hai, trên thực tế, rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại cơng ty tài chính Prudential Việt Nam khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố mà đề tài vừa xác định. Q trình thanh tốn nợ của khách hàng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác mà phạm vi đề tài này không thể nghiên cứu hết được.

Thứ ba, vấn đề nghiên cứu mang lại nhiều gợi ý đối với bộ phận Quản lý rủi ro

(Risk) trong việc xây dựng chính sách tín dụng cho sản phẩm mới, cũng như phát

triển, điều chỉnh chính sách cho các sản phẩm hiện tại. Đồng thời, nó cũng giúp ích cho Chuyên viên Quan hệ khách hàng (Relationship Officer) trong quá trình thẩm

định hồ sơ khách hàng.

Thứ tư, hoạt động cho vay là một hoạt động luôn gắn liền với rủi ro. Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro là để có biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro chứ khơng phải để tìm ra giải pháp loại bỏ hồn tồn rủi ro, điều này là khơng thể.

Thứ năm, trong kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng, q trình quản trị rủi ro cho vay luôn mâu thuẫn với quá trình phát triển mở rộng kinh doanh của công ty. Vấn đề quan trọng là xác định được một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để việc mở rộng phát triển kinh doanh không làm gia tăng rủi ro vượt quá mức có thể chấp nhận, đồng thời cơng tác quản trị rủi ro không gây cản trở việc mở rộng kinh doanh của công ty.

Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro cho vay ngoài việc chịu tác động từ ba yếu tố được đề tài xác định thì cịn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Cho nên, các giải pháp được gợi ý sẽ bao gồm những giải pháp liên quan đến ba yếu tố trên, đồng thời liên quan đến cả những yếu tố khác chưa được nghiên cứu trong đề tài nhưng nó có tồn tại trong thực tế.

4.2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài đề tài

Thứ nhất, đối với bộ phận Quản lý rủi ro (Risk), khi thiết kế một chính sách tín

dụng cho sản phẩm mới, cần đặc biệt chú ý hạn chế nhóm khách hàng thuộc các đối tượng là nam giới, trẻ tuổi và có thu nhập thấp. Đối với các sản phẩm tín dụng hiện tại, có một số gợi ý điều chỉnh như sau:

- Qui định mức thu nhập tối thiểu là 3 triệu đồng đối với khách hàng của các công ty thuộc diện PS4, Corpwow5 và 4 triệu đồng đối với khách hàng thuộc các cơng ty cịn lại đã được áp dụng từ năm 2009 đến nay mà chưa hề có sự điều chỉnh. Với tình hình lạm phát tại Việt Nam như mấy năm vừa qua, qui định này cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Chi phí sinh hoạt cá nhân đã tăng qua từng năm theo tỷ lệ lạm phát, vì vậy, để đảm bảo khách hàng có khả năng thanh tốn kỳ EMI6 mỗi tháng, cần điều chỉnh tăng mức thu nhập tối thiểu được qui định cho phù hợp. Cụ thể, đối với khách hàng của các công ty thuộc diện Corpwow, mức thu nhập tối thiểu nên được qui định là 3.5 triệu đồng, đối với khách hàng của các công ty PS thuộc Tp.HCM và Hà Nội nên là 4 triệu đồng và 4.5 triệu đồng đối với khách hàng của các cơng ty cịn lại. Hạn chế của giải pháp này là cắt giảm hẳn một lượng khách hàng có phân khúc thu nhập từ 3 đến 3.5 triệu đồng

4 Công ty nằm trong danh sách các công ty lựa chọn hàng đầu

5 Cơng ty thuộc diện PS, tại các tỉnh ngồi Tp HCM, có ký kết hợp tác với cơng ty Tài chính Prudential Việt Nam 6 Xem Phụ lục 1

đối với khách hàng của các công ty thuộc PS và từ 4 đến 4.5 triệu đồng đối với khách hàng của các cơng ty cịn lại. Lượng khách hàng này là không nhỏ khi đối tượng chủ yếu của phân khúc này là các lao động phổ thông. - Nếu gợi ý trên ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh doanh (hạn chế một

lượng đáng kể khách hàng) mà hiệu quả của việc giảm thiểu rủi ro khơng bù đắp được thì đây là một giải pháp thay thế. Một trong những chỉ số giới hạn khoản vay là NDI7, Max. EMI vs NDI <=90%. Điều chỉnh NDI cũng là một cách hạn chế khoản vay đối với khách hàng có thu nhập thấp. Tác động đến chỉ số NDI bằng cách gia tăng mức qui định “khoản chi tiêu hàng tháng” của khách hàng cho phù hợp với tình hình thực tế. Mức tăng được đề nghị là 10% so với qui định hiện hành. Giải pháp này sẽ điều chỉnh được khoản vay phù hợp với mức thu nhập cũng như mức chi tiêu của khách hàng, nâng cao đáng kể khả năng thanh toán của khách hàng.

- Theo qui định hiện hành của bộ phận Quản lý rủi ro (Risk), đã có sự phân biệt đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và thu nhập cao bằng các chỉ số PTI8 và MUE9, cụ thể là những khách hàng có thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên thì PTI <=35% và MUE<=10, với đối tượng khách hàng có thu nhập dưới 6 triệu đồng thì PTI <=25% và MUE<=6. Đây là một giải pháp hiệu quả để nâng cao khoản vay cho những đối tượng khách hàng tốt, đồng thời đề suất được khoản vay phù hợp cho người có thu nhập thấp, đảm bảo được

khả năng thanh toán. Nên áp dụng qui định này với đối tượng khách hàng

trẻ tuổi. Cụ thể gợi ý, những đối tượng khách hàng có độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 25 tuổi thì PTI<=25% và MUE<=6 cho tất cả các mức thu nhập.

7 Xem Phụ lục 1 8 Xem Phụ lục 1 9 Xem Phụ lục 1

tuổi trở xuống là 4 triệu đồng. Giải pháp này góp phần hạn chế những khách hàng vừa trẻ tuổi vừa có thu nhập thấp sẽ giảm thiểu được rủi ro do tác động của cả hai yếu tố tuổi và thu nhập.

Thứ hai, đối với các Chuyên viên Quan hệ khách hàng (Relationship Officer- RO) có một số gợi ý như sau:

- Trong quá trình thẩm định xét duyệt khoản vay cho khách hàng, cần đặc biệt chú ý đến các đối tượng khách hàng là nam giới, trẻ tuổi và có thu nhập thấp.

Từ nghiên cứu cho thấy khách hàng là nam giới ít có thiện chí thanh tốn nợ

hơn là nữ giới. Vì vậy, đối với đối tượng khách hàng này, các Chuyên viên Quan hệ Khách hàng cần trao đổi, khai thác nhiều thơng tin hơn để có thể đánh giá về tư cách của khách hàng chính xác hơn, từ đó có thể xét duyệt hoặc từ chối cung cấp khoản vay một cách hiệu quả. Cụ thể, các Chuyên viên Quan hệ Khách hàng nên xin thông tin liên lạc của những người thân, bạn bè, đồng nghiệp... của khách hàng. Nếu cảm thấy cần thiết có thể liên lạc trực tiếp với những người tham chiếu để tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng như tư cách đạo đức, các khoản nợ bên ngoài, sinh hoạt chi tiêu hàng ngày của khách hàng....Những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với việc xem xét khách hàng có khả năng hay thiện chí trả nợ hay khơng, từ đó quyết định có xét duyệt khoản vay cho khách hàng hay khơng. Đồng thời khi có thơng tin liên lạc của những người xung quanh khách hàng sẽ giúp ích cho việc thu hồi nợ sau khi giải ngân. Nếu khách hàng có ý định “biến mất” thì những người tham chiếu này sẽ giúp cơng ty tìm ra khách hàng, hoặc nếu khách hàng mất khả năng thanh tốn thì những người thân cũng có thể là những người đứng ra thanh tốn cho khách hàng.

Tương tự, với đối tượng khách hàng trẻ tuổi cũng vậy. Người trẻ tuổi thường có ý thức trách nhiệm bản thân, suy nghĩ chín chắn khơng bằng những người lớn tuổi hơn, cho nên ý thức trách nhiệm trả nợ cũng thấp hơn. Do đó, với đối tượng khách hàng trẻ tuổi, bên cạnh việc thu thập thêm thông tin từ những người tham chiếu của

nhiệm của họ trong việc thanh toán nợ khi thẩm định xét duyệt khoản vay, đề cập đến những rủi ro, hậu quả mà họ phải gánh chịu nếu có tình trạng nợ q hạn ví dụ như nếu những thơng tin tín dụng xấu được cập nhập lên Trung tâm Thơng tin Tín dụng thì khách hàng sẽ khơng được xét cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác hoặc việc để nợ quá hạn sẽ được công ty thông báo đến cơ quan, đến cấp trên của khách hàng... Điều này sẽ giúp nâng cao thiện chí thanh tốn nợ đối với đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Đồng thời cũng tìm hiểu khai thác thêm về nhu cầu chi tiêu cá nhân của đối tượng khách hàng này. Những người trẻ tuổi thường khả năng kiểm sốt chi tiêu khơng tốt, vì vậy phải tìm hiểu kỹ lưỡng về kế hoạch chi tiêu và thanh tốn của khách hàng, ví dụ như hàng tháng khách hàng sẽ thanh toán từ nguồn tiền nào, khách hàng có những khoản thu nhập nào, nhu cầu chi tiêu hàng tháng là gì, khách hàng phải tài trợ cho ai, đến cả mục đích vay tiền để làm gì....Tất cả những thơng tin đó sẽ giúp xác định chính xác hơn về khả năng thanh tốn nợ của khách hàng.

Riêng đối với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, đặc biệt chú ý đến khoản

chi tiêu sinh hoạt hàng tháng của khách hàng. Các Chuyên viên Quan hệ Khách hàng

cần tập trung khai thác thơng tin liên quan đến khoản chi phí này, càng nhiều, càng rõ ràng càng tốt. Vì dụ như khách hàng có tốn tiền th nhà hay khơng, số lượng người phụ thuộc khách hàng là bao nhiêu, khách hàng có trách nhiệm chi trả những khoản gì, khách hàng phụ giúp gia đình như thế nào... Vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khách hàng có thu nhập thấp thì có khả năng thanh tốn nợ thấp hơn các khách hàng có thu nhập cao. Khơng phải vì họ khơng muốn trả nợ mà vì khơng đủ khả năng tài chính để thanh tốn nợ với mức thu nhập và mức chi tiêu hiện có của họ. Do đó, thu thập thơng tin về chi tiêu của khách hàng một cách chính xác là điều kiện cần thiết để xét duyệt khoản vay phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Điều này sẽ giúp gia tăng khả năng thanh toán nợ đáng kể cho khách hàng.

- Công ty nên mở các khóa huấn luyện để nâng cao khả năng thẩm định khách hàng cho các Chuyên viên Quan hệ Khách hàng, bao gồm nâng cao kỹ năng trao đổi, khai thác thông tin khách hàng; kỹ năng nắm bắt tâm lý

nào giúp các Chun viên Quan hệ Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về khả

năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.

4.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố khác

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề vi phạm chính sách phịng chống gian lận của công

ty. Phát hiện, loại trừ gian lận trong hoạt động tín dụng sẽ góp phần hạn chế đáng kể rủi ro tín dụng của cơng ty.

- Yếu tố nhân lực rất quan trọng. Công ty cần chú ý đến vần đề tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên thẩm định có trình độ, tư duy và khả năng nhạy bén. Nếu quá trình thẩm định tốt thì sẽ hạn chế một cách đáng kể lượng khách hàng “xấu” được xét duyệt vay. Bên cạnh đó, tư cách đạo đức của đội ngũ tư vấn viên và các nhân viên thẩm định cũng là một vấn đề đặc biệt nên chú trọng. Hiện nay, việc tuyển dụng đội ngũ tư vấn viên đang được thực hiện hết sức sơ sài và hỗn tạp. Điều này cần được khắc phục bằng việc thiết lập một chính sách tuyển dụng tư vấn viên cụ thể, rõ ràng, thỏa các điều kiện nhất định. Trong lĩnh vực tài chính, “liêm khiết” là một tố chất quan trọng của người nhân viên.

- Tạo mối liên lạc thông tin hiệu quả giữa bộ phận Điều tra gian lận và các bộ phận thẩm định liên quan, thông tin cần được cập nhật thường xuyên, liên tục và đồng nhất. Một bộ phận khi thấy có dấu hiệu gian lận cần thơng báo ngay cho bộ phận Điều tra gian lận để làm cơ sở dữ liệu cho việc điều tra. Khi có kết quả, khơng chỉ thơng báo cho một bộ phận liên quan đã báo cáo mà nên chuyển thông tin đến tất cả các bộ phận có liên quan để các bộ phận có nhận thức rõ hơn về các vụ gian lận và rút kinh nghiệm đối với các đối tượng khách hàng khác.

- Thực hiện một chính sách chế tài nghiêm ngặt đối với các đối tượng vi phạm chính sách phịng chống gian lận của công ty như đưa vào “danh sách

để xét xử.

Thứ hai, liên quan đến các giải pháp cho việc thu hồi nợ. Nếu việc thu hồi nợ

được thực hiện hiệu quả thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng sẽ được giảm đáng kể.

- Khách hàng vay tín chấp nên khả năng vay tiền xong rồi “biến mất” là điều hồn tồn có thể xảy ra. Vì vậy, khi xét duyệt hồ sơ vay cho khách hàng cần thiết phải thu thập các thông tin liên lạc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp…để đề phòng trong trường hợp khách hàng “biến mất” thì chính những người này sẽ giúp chúng ta “tìm ra” khách hàng.

- Gắn liền trách nhiệm thu hồi nợ cho các bộ phận có liên quan, từ tư vấn viên đến các cán bộ thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay cho khách hàng. Đây là một cách hiệu quả để nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc giải quyết hồ sơ của mình, từ đó họ sẽ làm việc cẩn thận hơn. Nếu phân định rõ ràng trách nhiệm của Tư Vấn Viên là tìm kiếm khách hàng, của Chuyên viên Quan hệ Khách hàng là thẩm định xét duyệt khoản vay còn trách nhiệm thu hồi nợ là của bộ phận Thu Hồi Nợ thì từng bộ phận họ chạy theo những chỉ tiêu của riêng mình dẫn đến nguy cơ xét duyệt vay cho những khách hàng “xấu”. Cho nên gợi ý là đưa tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá nhân viên hàng năm của công ty.

Thứ ba, liên quan đến các giải pháp cho vấn đề thông tin giữa các bộ phận, nếu

các bộ phận có thể trao đổi thơng tin thơng suốt với nhau thì sẽ gia tăng đáng kể việc nhận thức rủi ro tiềm ẩn của các bộ phận thẩm định liên quan.

- Quản lý các bộ phận nên họp bàn thống nhất cách thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng để tránh trường hợp nhận cùng một thông tin nhưng mỗi bộ phận hiểu mỗi cách khác nhau nên xử lý mỗi kiểu khác nhau. - Hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ. Hiện tại, công ty đã có một hế thống mạng thơng tin khá hồn chỉnh, tất cả thông tin khách hàng được cập nhật

của mình. Tuy nhiên, đó là những thơng tin ban đầu của khách hàng được nhập vào hệ thống. Cịn những thơng tin phát sinh trong q trình thẩm định thì chưa được cập nhật. Ví dụ Chuyên viên Quan hệ Khách hàng là người cuối cùng trực tiếp liên lạc với khách hàng trước khi giải ngân, những thông tin Chuyên viên Quan hệ Khách hàng thu thập thêm được từ khách hàng như thông tin tham chiếu, những thay đổi mới nhất về thông tin liên lạc của khách hàng...Nhưng những thông tin này không được bổ sung, cập nhật đầy đủ trên hệ thống mạng của công ty, chỉ là thông tin của từng cá nhân Chuyên viên Quan hệ Khách hàng đối với khách hàng của họ trong khi việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính prudential việt nam (Trang 70)