2.5 Đánh giá cơng tác phịng ngừa rủi ro tài trợ xuất khẩu sau
2.5.2 Hoạt động phòng ngừa rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng
hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Từ thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng nêu ở mục 2.3 và công tác quản lý rủi ro hoạt động chung nêu trên, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đã được Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam cụ thể hóa bằng cơng tác phịng ngừa trong từng sản phẩm thể hiện trong các quy chế, quy trình nghiệp vụ dưới đây.
Quy định về kiểm soát rủi ro trong giao dịch chiết khấu theo phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ:
Một là, chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau chiết khấu bộ chứng từ L/C, D/P, D/A, đảm bảo chiết khấu cho lơ hàng có thực và tiền thanh tốn cho bộ chứng từ xuất khẩu là có thực chuyển từ nước ngoài. Cụ thể: (i) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh của khách hàng để xác định giới hạn chiết khấu cho phù hợp; (ii) Thẩm định, đánh giá năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ trong trường hợp bộ chứng từ khơng được thanh tốn. Đánh giá công nợ của khách hàng và tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng và dừng cấp tín dụng khi có dấu hiệu bất thường; (iii) Theo dõi tình hình thanh tốn bộ chứng từ xuất khẩu theo từng khách hàng và từng đối tác nhập khẩu của khách hàng. Nếu có dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán như chậm trả tiền hoặc hàng hóa đã đến cảng nhưng bên mua không nhận hàng hoặc khơng thanh tốn,…thì xem xét dừng chiết khấu đối với người mua đó.
Hai là, Sở giao dịch theo dõi q trình gửi, thanh tốn bộ chứng từ L/C, D/P, D/A của ngân hàng nước ngoài. Sau 05 ngày đối với L/C và 15 ngày đối với nhờ thu (D/P-D/A) khơng có hồi âm thì lập điện tra sốt liên tục 05 ngày một lần cho đến khi
ngân hàng nước ngoài trả lời. Nếu khả năng thanh tốn khơng cao do tranh chấp, chất lượng hàng kém, do biến động thị trường người mua muốn ép giá,…thì chi nhánh chiết khấu phối hợp Sở giao dịch xử lý từng giao dịch cụ thể phù hợp với thông lệ giao dịch nhưng phải đảm bảo lợi ích của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Ba là, khi có dấu hiệu rủi ro liên quan đến bên nhập khẩu hoặc khách hàng hoặc ngân hàng phát hành/ngân hàng nhờ thu thì Tổng giám đốc sẽ thông báo dừng chiết khấu các trường hợp này, căn cứ vào lịch sử giao dịch, tập quán giao thương của từng thị trường đặc điểm của từng phương thức thanh toán. Các trường hợp đặc thù sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
Quy định về kiểm soát rủi ro trong giao dịch chiết khấu theo phương thức chuyển tiền:
Một là, chi nhánh trong hệ thống chịu trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau chiết khấu bộ chứng từ T/T, đảm bảo chiết khấu cho lơ hàng có thực và bộ chứng từ có khả năng thu được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu.
Hai là, căn cứ lịch sử giao dịch, tập quán giao thương của từng thị trường, đặc điểm của từng phương thức thanh tốn, Tổng giám đốc thơng báo các trường hợp phải dừng chiết khấu khi có dấu hiệu rủi ro về khả năng thanh toán hoặc biến động thị trường xuất nhập khẩu. Chỉ được tiếp tục chiết khấu khi có văn bản chấp thuận hoặc xác định giao dịch đã được nước ngồi thanh tốn đầy đủ, lý do thanh toán chậm là phù hợp.
Ba là, căn cứ vào tình hình thực tế đặc điểm của từng ngành hàng, thị trường xuất khẩu và biến động của thị trường, Tổng giám đốc sẽ có hướng dẫn cho các trường hợp đặc thù.
Về kiểm soát rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán:
Rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu gồm rủi ro thực hiện nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu và rủi ro thanh tốn của nhà nhập khẩu. Do đó cần tập trung vào ba nội dung sau khi thẩm định cấp giới hạn bao thanh toán: (i) khả năng tài chính và uy tín trong giao thương, trong quan hệ tín dụng của nhà xuất khẩu; (ii) Hai
chính sách bán hàng, năng lực quản lý bán hàng và quản lý công nợ phải thu; chất lượng các khoản phải thu; (iii) Ba là, khả năng tài chính và uy tín trong thanh tốn tiền hàng, trả nợ ngân hàng của nhà nhập khẩu. Lưu ý chất lượng các khoản phải thu quá khứ và hiện tại; hạn mức nhà nhập khẩu đã được đại lý bao thanh toán cấp hoặc giới hạn bảo hiểm rủi ro tín dụng đã được cơng ty bảo hiểm tín dụng cấp.
Đánh giá chung: Qua phân tích trên cho thấy cơng tác phịng ngừa rủi ro trong
hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Đã ban hành đầy đủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của từng sản phẩm theo hướng ngày càng chặt chẽ. Quy định rõ trách nhiệm cũng như công tác phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong xử lý nghiệp vụ. Tuy nhiên, rủi ro tác nghiệp vẫn cịn xảy ra cho thấy cơng tác cán bộ, điều phối hoạt động cần phải cải thiện. Hơn nữa, quy định rủi ro hoạt động khung đã có nhưng chưa cụ thể cho hoạt động tài trợ thương mại, trong đó có tài trợ xuất khẩu sau giao hàng. Các nội dung này sẽ được kiến nghị ở chương 3.
Kết luận Chương 2: Phần trình bày đi từ tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đến nhận diện các loại rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng và phân tích nguyên nhân rủi ro và cơng tác quản lý rủi ro. Qua phân tích 12 tình huống xảy ra trong thực tế cho thấy đầy đủ các loại rủi ro từ rủi ro thương mại, rủi ro kinh tế- chính trị đến rủi ro hoạt động. Trong rủi ro hoạt động có rủi ro do gian lận của nhiều chủ thể từ đơn phương của nhà xuất khẩu đến cấu kết của cả hai nhà xuất khẩu- nhập khẩu và có thêm cả của bên thứ ba là hãng tàu. Rủi ro do sai sót của nhân viên nghiệp vụ cũng như hệ thống kiểm soát cũng tồn tại trong rủi ro hoạt động. Phân tích nguyên nhân rủi ro cho thấy có yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Khách quan do sự khó khăn của kinh tế trong và ngồi nước, do mơi trường pháp lý và sự hạn chế của khách hàng. Chủ quan do đội ngũ nhân sự và hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa công tác quản lý rủi ro vào kiểm soát các mặt hoạt động bao gồm cả quản lý rủi ro tài trợ thương mại. Từ thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu sau giao hàng nêu ở chương 2 này, chương 3 dưới đây đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do những rủi ro này gây nên.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU SAU GIAO HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIệT NAM