Giải pháp về hệ thống quản lý kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 91)

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao.

3.2.2.5 Giải pháp về hệ thống quản lý kiểm soát rủi ro

Kiểm tra chéo giao dịch: đảm bảo mỗi giao dịch phải qua hai tay kiểm tra.

Scan bộ chứng từ làm hai bản sao. Kiểm tra viên thứ nhất kiểm tra độc lập với người kiểm tra thứ hai. Sau đó người có trách nhiệm sẽ xử lý tiếp theo dựa trên kết quả kiểm tra của hai kiểm tra viên trên. Điều này sẽ tránh trường hợp sai sót do tính ỷ lại của người kiểm tra thứ hai khi chỉ căn cứ kết quả kiểm tra của người thứ nhất mà kiểm tra tiếp.

Hệ thống báo cáo hữu hiệu: Chương trình tài trợ thương mai (Trade Finance)

phải có báo cáo ghi nhận được các giao dịch bất thường như thanh toán chậm nhiều ngày, danh sách người mua thường chậm thanh tốn,…Phải có chun gia phân tích báo cáo để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và cảnh báo kịp thời.

Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả: khai báo đầy đủ sự cố rủi ro và

tổn thất. Căn cứ khẩu vị rủi ro của từng sản phẩm để áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp. Rà sốt, phân tích q trình xử lý cơng việc; thực hiện đánh giá rủi ro và hiệu quả kiểm soát rủi ro. Xác định chỉ số rủi ro chính và theo dõi, báo cáo chỉ số rủi ro chính. Thu thập thơng tin trong và ngồi hệ thống sau đó tiến hành phân tích dữ liệu, tạo báo cáo và đề xuất giải pháp phòng ngừa/giảm thiểu rủi ro để cung cấp cho người có trách nhiệm chỉ đạo và các cán bộ liên quan thực hiện. Để thực hiện các nội dung trên, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam nhanh chóng ban hành quy định về quản lý rủi ro hoạt động tài trợ thương mại trong đó quy định rõ cơng tác phối hợp giữa 03 vịng kiểm sốt (đơn vị thực hiện; đơn vị quản lý rủi ro hoạt động và đơn vị rà soát, đánh giá độc lập, khách quan) đồng thời xây dựng danh mục rủi ro hoạt động cùng với khẩu vị rủi ro tài trợ xuất khẩu sau giao hàng theo năm bước (nhận diện; đánh giá, đo lường; kiểm soát; giám sát; báo cáo) đã nêu ở trên (mục 2.5.1).

3.2.2.6 Giải pháp phối hợp xử lý rủi ro – giảm thiểu rủi ro kiện tụng hợp đồng

*Giải pháp phối hợp xử lý rủi ro: ngay khi có sự kiện rủi ro xảy ra:

(i) Cán bộ lập tức báo cáo lãnh đạo bộ phận để có biện pháp giải quyết sơ bộ phù hợp với sự cố, sau đó báo với Lãnh đạo đơn vị để triệu tập các thành phần liên quan (quản lý rủi ro, pháp chế,…) để thành lập Hội đồng xử lý sự cố. Hội đồng này

có trách nhiệm: Xác định tổn thất thực tế; tìm nguyên nhân gây ra sự cố; đưa ra các biện pháp giải quyết sự cố, hành động để ngăn chặn giảm thiểu thiệt hại (bao gồm biện pháp trước mắt, lâu dài, hoặc cần phải nhờ các cơ quan chức năng can thiệp, giúp đỡ); lập ngay báo cáo cho ban điều hành cũng như thông tin cho các đơn vị liên quan trong hệ thống. Tận dụng mọi kênh liên lạc, mối quan hệ để xử lý một cách hữu hiệu.

(ii) Mở sổ theo dõi sự cố.

(iii) Lập hồ sơ sự cố để lưu giữ: tài liệu, bằng chứng liên quan; các biên bản làm việc với cơ quan chức năng (nếu có) hoặc các bộ phận liên quan để giải quyết sự việc; các biên bản họp Hội đồng xử lý sự cố.

*Giải pháp giảm thiểu rủi ro kiện tụng hợp đồng: cán bộ phải am tường về

luật lệ liên quan (Incoterms, UCP, URC,…) và chuyên sâu thực tiễn để tư vấn thật tốt cho khách hàng từ khâu đàm phán, ký kết hợp đồng đến lập chứng từ. Nếu làm tốt điều này sẽ giảm thiểu rủi ro phát sinh do tranh chấp, kiện tụng hợp đồng.

3.3 Các kiến nghị

3.3.1 Đối với Chính phủ

3.3.1.1 Tạo dựng môi trường kinh tế - pháp lý thuận lợi cho phát triển xuất khẩu

Như đã trình bày trên, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Một mặt ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế tồn cầu, mặt khác do nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Sự khó khăn của nền kinh tế phát sinh nhiều rủi ro cho các chủ thể tham gia trong đó có các doanh nghiệp.

Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ, tạo cơng ăn việc làm,…nhưng chưa có giải pháp phát triển bền vững. Xuất khẩu chủ yếu là nông thủy hải sản giá trị thấp nhưng thiếu đầu tư bài bản. Một số ngành hàng đứng đầu thề giới (gạo, tiêu, điều,…) nhưng khơng kiểm sốt được giá cả nên phụ thuộc hồn tồn vào các cơng ty đa quốc gia, dẫn đến phụ thuộc nhiều mặt từ khâu thu mua, giá bán, thời điểm giao hàng,…đến phương thức thanh toán (bất lợi). Hệ lụy là rủi ro thương mại (khơng thanh tốn, không nhận hàng mặc dù phù hợp với hợp đồng ngoại thương) luôn thường trực.

định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược quy định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập khẩu và giải pháp thực hiện chiến lược. Để thực hiện chiến lược này cần có sự hướng dẫn cụ thể của các bộ và ban ngành, đặc biệt là Bộ cơng thương. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào. Ngay như mới đây, để lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh xuất khẩu điều, tránh sự tranh mua tranh bán gây bất lợi cho ngành điều Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã đưa ra đề xuất quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu điều. Ý tưởng này xét về bình diện quốc gia rất hay vì giúp nâng cao vị thế của ngành điều và qua đó mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp điều Việt Nam. Tuy nhiên, trong lúc Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chưa có ý kiến gì cũng như chưa có sự đánh giá khách quan nào thì đã có những nhận định tiêu cực về việc có lợi ích nhóm trong Hiệp hội điều khi đưa ra đề xuất này!

Ngày 05/11/2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 2011/QĐ-Ttg về việc thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2011-2013. Theo quyết định này, doanh nghiệp được khuyến khích mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để phòng ngửa rủi ro thương mại và rủi ro chính trị, qua đó bảo đảm an tồn tài chính và góp phần phát triển xuất khẩu. Cũng theo quyết định này, phấn đấu đến năm 2013 tối đa đạt 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Để cụ thể hóa quyết định trên, ngày 16/07/2011 Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 99 hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013. Theo đó, tổ chức triển khai bán sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ được hỗ trợ phí bảo hiểm cho các thương nhân xuất khẩu, mức hỗ trợ bằng 20% phí bảo hiểm gốc của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, từ sau các văn bản trên, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều nguyên nhân được đưa ra nhưng có nhận định cho là một trong những nguyên nhân chính là doanh nghiệp chưa biết về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chưa nhận thức được tầm quan trọng, đặc biệt là chương trình hỗ trợ vốn 20% của Chính phủ dành cho doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Dù là nguyên nhân gì cũng địi hỏi các bộ ngành liên quan từ Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ công thương, Bô thông tin và truyền thông, Hiệp hội Bảo hiểm,…phải xác định rõ vai

trị của mình để ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn cụ thể và thực tế nhằm đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu.

3.3.1.2 Nâng cao k luật thị trường – đạo đức kinh doanh

Thực tế ghi nhận thời gian qua nhiều vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về nơng - thủy sản. Ngun nhân chính là do sự khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường xuất khẩu co hẹp và ngày càng khó tính. Bên cạnh quản trị yếu kém là sự đầu tư thiếu bài bản của doanh nghiệp, đầu tư ngoài ngành và theo phong trào. Hơn nữa, ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh khi chủ tâm gian lận hoặc lừa đảo. Rủi ro cho ngân hàng khi tài trợ cho doanh nghiệp có vấn đề về đạo đức kinh doanh. Họ có thể bất chấp để bán được hàng nên có thể gây rủi ro thương mại hoặc gian lận về chứng từ, giá trị giao hàng,…để chiếm đoạt tiền chiết khấu của ngân hàng.

Rủi ro có thể hạn chế nếu các ngân hàng đưa ra và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực nghiệp vụ. Vì cạnh tranh lơi kéo, ngân hàng có thể sẵn sàng nới lỏng quy định trong thẩm định cấp giới hạn tín dụng, kiểm sốt giao dịch hoặc chưa lường hết các tình huống có thể gây rủi ro. Chẳng hạn, hiện tại nhiều ngân hàng khơng có kiểm tra tính xác thực của chứng từ vận tải thông qua công ty vận tải hoặc cơ quan hải quan. Do đó, có thể bị rủi ro về chứng từ giả mạo. Hoặc có nhiều rủi ro xảy ra ở các ngân hàng nhưng cố giấu nhẹm nên các ngân hàng khác không biết nên tiếp tục cho doanh nghiệp đó vay hoặc khơng có biện pháp đề phịng các rủi ro tương tự đã từng xảy ra như thế.

Về mặt quản lý Nhà nước, mặc dù đầy đủ các quy định về việc cấp giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh cho các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, thực tế việc thành lập rất dễ dàng mặc dù không đủ điều kiện như: người đại diện theo pháp luật, năng lực tài chính, điều kiện trình độ,…Điều này góp phần vào sự bát nháo trong hoạt động của các doanh nghiệp: cạnh tranh không lành mạnh, chụp giựt, cơ hội, thiếu trách nhiệm,…

Hơn nữa tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý các vụ việc lừa đảo chưa được đề cao. Nhiều doanh nghiệp khi xảy ra khó khăn, chủ doanh nghiệp lấy lý do sức

khỏe yếu ra nước ngồi chữa bệnh hoặc chây ỳ khơng hợp tác và đẩy khó khăn cho các ngân hàng, các chủ thể nợ khác tự giải quyết.

Tất cả những điều trên địi hỏi chính phủ phải có biện pháp nâng cao tính nghiêm minh kỷ luật của thị trường, của các cơ quan thực thi pháp luật nhằm điều chỉnh các hành vi của các chủ thể ngân hàng, doanh nghiệp,…tuân thủ luật lệ qua đó lành mạnh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro do sự thiếu vắng “bàn tay hữu hình” của chính phủ.

3.3.1.3Phát huy vai trị của cơ quan lãnh sự ở nước ngoài

Một trong những biện pháp giúp hoạt động xuất khẩu phát triển đó là nâng cao vai trị của các cơ quan lãnh sự ở nước ngoài.

Các thương nhân Việt Nam thường yếu về tiềm lực nên khơng có các văn phịng đại diện ở nước ngồi. Ngày nay nhờ Internet và thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận với người mua khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên họ khơng thể biết hết đặc tính của thị trường cũng như uy tín của người mua. Như phân tích ở trên, nhiều trường hợp khách hàng có thật nhưng mất khả năng thanh tốn hoặc nhiều vụ việc gian lận, lừa đảo bởi những tổ chức không tồn tại về mặt pháp lý. Do đó, các cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài sẽ là nơi giúp các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại bán hàng đồng thời là nơi thông qua sự trợ giúp của nước sở tại sẽ kiểm tra được các khả năng của người mua cũng như những rào cản thương mại,…có thể gây rủi ro thương mại và chính trị cho nhà xuất khẩu.

3.3.1.4 Điện tốn hóa hoạt động của các thực thể trong nền kinh tế

Hiện tại nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức đã kết nối mạng internet phục vụ cho hoạt động của họ.

Tuy nhiên để giúp các thực thể hạn chế bớt rủi ro do thông tin khơng hồn hảo, chính phủ cần có quy định và chế tài về việc cung cấp thông tin của tất cả các cơ quan, tổ chức. Theo đó, các cơ quan như hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội,…phải công khai các thông tin liên quan đến doanh nghiệp trên mạng để ai cũng có thể vào tìm kiếm các thông tin như tờ khai hải quan, thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo hiểm,…của các doanh nghiệp.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và thống nhất

Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, hiện tại Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng các tập quán thương mại do ICC ban hành như UCP, URC,…Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng, tổ chức kinh tế vận dụng khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Về nghiệp vụ bao thanh tốn, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ. Cụ thể là Quyết định 1096/2004QĐ-NHNN về Quy chế bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên quy chế này cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng một trong hai hình thức là bao thanh tốn có truy địi và bao thanh tốn khơng truy địi. Trong khi đó, luật các tổ chức tín dụng lại chỉ cho phép áp dụng bao thanh tốn có truy địi.

Vậy thực tiễn đòi hỏi Ngân hàng nhà nước không ngừng nghiên cứu để ban hành các văn bản pháp luật theo hướng ngày càng đầy đủ và thống nhất nhằm giúp hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện, tránh rủi ro do sự thiếu vắng hoặc không thống nhất của luật.

3.3.2.2 Bổ sung nội dung cảnh báo rủi ro tài trợ thương mại trong chức năng hoạt động của CIC

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng thu thập thông tin của doanh nghiệp để giúp các ngân hàng có thêm nguồn thơng tin để xem xét cấp giới hạn tín dụng. Tuy nhiên, các thông tin mà CIC có được lại cũng chính từ các ngân hàng mà khơng có một kênh độc lập khác. Thơng tin này chưa thể xác định có đủ tin cậy vì nó phụ thuộc loại báo cáo có được kiểm tốn hay không. Và thông tin mà CIC cung cấp cho các ngân hàng cũng chủ yếu là tình hình quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp ở các tổ chức tín dụng. Những thơng tin này khơng đủ để ngân hàng xác định được bức tranh tồn diện về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Hơn nữa, những rủi ro xảy ra trong q trình tài trợ thương mại khơng được ghi nhận vào hồ sơ doanh nghiệp của

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành quy định yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo các rủi ro trong tài trợ thương mại xảy ra ở từng ngân hàng. Ngân hàng nào không tuân thủ báo cáo đầy đủ và kịp thời thì cần có chế tài để răn đe. Ngoài ra, yêu cầu CIC thu thập thông tin về rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngồi nước để phân tích và có cảnh báo đột xuất hoặc định kỳ cho các ngân hàng. Đồng thời qua đó hồn thiện khung pháp lý liên quan.

Kết luận Chương 3: Từ thực trạng về rủi ro xuất khẩu sau giao hàng, nguyên nhân rủi ro và công tác quản lý rủi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chương 3 đã nêu ra biện pháp quản lý rủi ro đối với phương thức tài trợ chiết khấu bộ chứng từ và bao thanh toán. Phần này cũng nêu ra các giải pháp phòng ngừa các rủi ro thương mại, chính trị và hoạt động. Nhấn mạnh đến các giải pháp phòng ngừa từ người mua, người bán, bên thứ ba (hãng tàu/công ty chuyển phát nhanh), giải pháp tự bảo vệ thơng qua tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ngồi các giải pháp phòng ngừa là các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ xuất khẩu sau giao hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)