2.4.1 Nguyên nhân bên trong
2.4.1.1 Về con ngƣời
Con ngƣời tuy luôn đƣợc quan tâm bồi dƣỡng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Cụ thể nguồn vốn là mục tiêu chính của Ngân hàng Cơng thƣơng trong những năm gần đây, nhƣng mức độ huy động vốn, kéo vốn thu hút thêm giao dịch về cho Ngân hàng Công thƣơng của đội ngũ nhân viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, nhất là trong thời kỳ ngày càng có nhiều ngân hàng cạnh tranh gay gắt. Hiện tại, mức lƣơng có tăng, nhƣng kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của nhân viên chƣa đƣợc quan tâm nên khơng khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, tiền lƣơng đƣợc trả cào bằng cho mọi ngƣời làm cùng bộ phận, khơng khuyến khích nhân viên nâng cao trách nhiệm và kỷ năng nghiệp vụ. Vấn đề bảo mật lƣơng, thƣởng cũng chƣa đƣợc chú trọng. Những bất cập trên gây chảy máu chất xám tại Vietinbank đồng thời không phát huy đƣợc đầy đủ tiềm năng của đội ngũ lao động.
Trong hoạt động bảo lãnh, tuy phần đông nhân viên tác nghiệp đƣợc đào tạo và có trình độ, nhƣng thƣờng thiếu kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Bảo lãnh ngân hàng thể hiện những quan hệ kinh tế xã hội phức tạp và rất nhạy cảm. Tính phức tạp khơng chỉ ở khâu thẩm định trƣớc khi thực hiện mà còn ở khâu xử lý trách nhiệm dân sự của mỗi bên tham gia vào giao dịch cả trong quan hệ trong nƣớc lẫn quan hệ quốc tế. Ngân hàng thƣờng nhờ văn phòng luật sƣ tƣ vấn soạn nội dung thƣ bảo lãnh cho chặt chẽ. Tại Việt Nam, nhân viên tác nghiệp tự soạn nội dung và trong rất nhiều trƣờng hợp phải soạn theo yêu cầu của khách hàng nhận bảo lãnh. Bản thân nhân viên ngân hàng không phải là chuyên gia pháp lý để chủ động xử lý tốt mọi khả năng tranh chấp sau này. Nhân viên tác nghiệp chủ yếu tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm qua thực tế theo kiểu “nghề dạy nghề”, chứ chƣa đƣợc hệ thống hóa kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động này nhƣ một cẩm nang nghiệp vụ. Mặt khác, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh lại tự phát, riêng lẽ; chƣa có chủ trƣơng khuyến khích cũng chƣa tổ chức rộng rãi dù đây là việc làm rất hữu ích và góp phần hạn chế rủi ro tác nghiệp. Ngoài ra, nhân viên mới chƣa đƣợc đào tạo bài bản sau khi tuyển dụng nên ít nắm đƣợc các sản phẩm ngân hàng hiện đại để tiếp thị khách hàng đầy đủ.
2.4.1.2 Về nghiệp vụ
Tác nghiệp trong nghiệp vụ bảo lãnh chƣa đƣợc chuẩn hóa, dù Vietinbank có ban hành quy trình bảo lãnh. Quy trình này rất khắt khe, nếu tuân thủ nghiêm chỉnh thì khá an tồn vì loại bỏ gần hết khách hàng đến giao dịch. Nhân viên lại phải chịu áp lực chỉ tiêu doanh số rất lớn, lãnh đạo các cấp ít khi tham gia cùng xử lý nghiệp vụ cụ thể.
Hơn nữa, nghiệp vụ bảo lãnh đƣợc xử lý tại Trung tâm chi nhánh. Quy chế do NHNN Việt Nam ban hành chƣa cho phép các phòng giao dịch thực hiện. Vietinbank lại giao cho bộ phận chuyên về thanh tốn quốc tế phụ trách ln nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc nên khó phát huy sở trƣờng chun mơn.
lãnh nên đã làm giảm tính chuyên nghiệp và thƣờng gây bất lợi cho ngân hàng nếu có tranh chấp xảy ra. Ngồi Phịng Pháp chế, mỗi NHTM cần có luật sƣ tƣ vấn riêng sẵn sàng tham gia tố tụng.
2.4.1.3 Về khâu quảng bá thƣơng hiệu
Một số chi nhánh Vietinbank có Phịng Tổng hợp Tiếp thị, nhƣng chƣa phát huy hết năng lực cũng nhƣ hiệu quả hoạt động do thƣờng sa đà vào hàng loạt báo cáo. Các thế mạnh về thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng chƣa đƣợc quảng bá rộng rãi tới khách hàng. Các phƣơng tiện truyền thơng nhƣ báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, internet … ít đƣợc sử dụng để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm ngân hàng. Chính sách tiếp thị chƣa đƣợc chú trọng, đặc biệt là chƣa có một đội ngũ nhân viên chuyên trách, chƣa đƣa ra đƣợc quy trình hay một chiến lƣợc cụ thể nào để quảng bá sản phẩm bảo lãnh ngân hàng. Trƣớc những tồn tại nhƣ vậy, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến việc tiếp thị, quảng bá rộng rãi sản phẩm. Mỗi nhân viên ngân hàng phải tự tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng mình, đặc biệt là sản phẩm bảo lãnh, để sản phẩm này đƣợc các tổ chức, cá nhân sử dụng vào hoạt động kinh doanh góp phần phát triển kinh tế.
2.4.1.4 Về quy mô vốn điều lệ
Vốn điều lệ quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Theo hai Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, NHTM đƣợc huy động tối đa 20 lần mức vốn điều lệ. Hiện nay, vốn điều lệ của NHTM phải đạt mức tối thiểu 8% trên tổng nguồn vốn huy động và theo quy định mới nhất phải đạt mức tối thiểu 9% so với chuẩn quốc tế là 13%. Mức vốn điều lệ còn quyết định số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc phép mở cùng các nghiệp vụ đƣợc phép thực hiện. Là một trong những NHTM có vốn điều lệ lớn tại Việt Nam, nhƣng nếu so với các ngân hàng trên thế giới và trong khu vực thì vốn điều lệ của Vietinbank cịn thấp, ảnh hƣởng phần nào đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Theo quy định hiện hành, tổng số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn điều lệ của TCTD, nên Vietinbank bị hạn chế trong những giao dịch bảo lãnh có giá trị lớn nhƣ giao dịch mua/ thuê mua máy bay của Việt Nam Airlines.
2.4.1.5 Mạng lƣới hoạt động chƣa hiệu quả
Dù Vietinbank có một hệ thống mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch ở khắp các tỉnh, thành trong nƣớc nhƣng chất lƣợng hoạt động chƣa cao. Về nguyên nhân khách quan là nhu cầu bảo lãnh chỉ phát sinh ở các trung tâm kinh tế lớn đã đạt mức độ phát triển nhất định, nhân viên ở phịng giao dịch cũng khơng đƣợc vào phân hệ TF để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Khi phát sinh nghiệp vụ, PGD phải giới thiệu khách hàng về chi nhánh xử lý, không tiện lợi cho khách hàng.
2.4.2 Nguyên nhân bên ngoài
2.4.2.1 Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng
Hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu đặt các doanh nghiệp dƣới áp lực cạnh tranh gay gắt kể cả trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các ngân hàng nƣớc ngoài, với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh, mở ra ngày càng nhiều, làm giảm thị phần của các ngân hàng trong nƣớc cũng nhƣ gia tăng sức ép cạnh tranh. Yêu cầu hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa kinh tế, phải đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, bên cạnh những cơ hội thì các doanh nghiệp trong nƣớc cũng đứng trƣớc nhiều thách thức, nếu khơng vƣợt qua đƣợc khó khăn, thì phải chấp nhận tự đào thải.
Sự cạnh tranh, dễ thấy nhất, thể hiện ở chất lƣợng sản phẩm cung ứng. Thƣ bảo lãnh do ngân hàng nƣớc ngoài phát hành đáp ứng yêu cầu của khách hàng hơn vì họ hiểu rất rõ nhu cầu của mỗi giao dịch kinh tế vốn đƣợc thể chế hóa theo chuẩn mực. Đồng thời, họ biết cách tự bảo vệ hữu hiệu qua văn từ, nội dung cam kết của thƣ bảo lãnh và của Hợp đồng cấp bảo lãnh do giới luật sƣ biên soạn kín kẻ.
Sự cạnh tranh cịn thể hiện ở mức phí. Phí bảo lãnh là khoản chi đối với bên đƣợc bảo lãnh, nên họ có quyền địi hỏi chất lƣợng tiện ích thật cao với giá thấp. Phí bảo lãnh đồng thời là nguồn thu nghiệp vụ của ngân hàng phát hành nên phải tƣơng xứng với tiện ích cung ứng (tăng thêm uy tín) và rủi ro tiềm ẩn.
ngân hàng nƣớc ngồi mở tại Việt Nam ln thu phí bảo lãnh khá cao mà vẫn mở rộng đƣợc thị phần.
2.4.2.2 Hành lang pháp lý trong nƣớc chƣa hoàn thiện
Hiện nay các quy định cụ thể về bảo lãnh ngân hàng đƣợc điều chỉnh theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006. So với thời gian đầu, để từng NHTM tự ban hành quy chế bảo lãnh riêng, quy chế do NHNN Việt Nam ban hành có tốt hơn nhƣng hiệu lực pháp lý cịn bó hẹp. Trong một số trƣờng hợp, hoạt động bảo lãnh lại chịu sự điều chỉnh của một số quy định khác, gây nên sự chồng chéo. Ví dụ: Điều 42 Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 quy đinh: “hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà ngƣời nộp thuế chƣa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế thay cho ngƣời nộp thuế. Các quy định trên đã vô hiệu hóa hai thỏa thuận quan trọng trong cam kết bảo lãnh của ngân hàng, cụ thể: quy định ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay cả khi thời hạn bảo lãnh ghi trong cam kết bảo lãnh đã hết; mở rộng phạm vi bảo lãnh của ngân hàng từ chỗ chỉ giới hạn trong số tiền thuế phải nộp (nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh) sang cả tiền phạt chậm nộp thuế và tiền phạt do ngƣời nộp thuế vi phạm. Trong khi đó, theo Quy chế bảo lãnh hiện hành, ngân hàng chỉ có trách nhiệm trong số tiền và thời hạn nêu trên cam kết bảo lãnh. Quy định chồng chéo nhƣ vậy gây lúng túng cho các NHTM phát hành bảo lãnh nộp thuế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của luận văn là bức tranh tổng thể về hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank Chi nhánh 7. Chƣơng 2 đi sâu nghiên cứu về nghiệp vụ bảo lãnh, thực tế từ năm 2008-2010, phân tích dựa trên một số chỉ tiêu định lƣợng và định tính, những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc tại chi nhánh. Căn cứ vào các kết quả đó, luận văn tiếp tục phân tích nguyên nhân của thành quả cùng hạn chế trong hoạt
động bảo lãnh. Từ đó, đƣa ra hƣớng cần khắc phục để hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh 7 ngày càng phát triển. Những định hƣớng, phƣơng hƣớng nêu trên sẽ đƣợc đƣa ra ở chƣơng 3 của luận văn qua các giải pháp để hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank cũng nhƣ tại Chi nhánh 7
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH 7-TP.HCM 3.1 Định hƣớng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020
Vietinbank là một trong những ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Định hƣớng phát triển trong dài hạn của hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank phụ thuộc vào những định hƣớng phát triển của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Định hƣớng phát triển ngành ngân hàng đƣợc dựa trên định hƣớng phát triển chung của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành thông qua kỳ họp ngày 24/05/2006, Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 có các nét chính sau đây:
3.1.1 Mục tiêu và định hƣớng phát triển các TCTD đến năm 2020
Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hƣớng hiện đại, hoạt động đa năng, với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận.
Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thƣơng mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn.
Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lƣợng cao và mạng lƣới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đằng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận một
cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nƣớc nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nƣớc ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Phƣơng châm hành động của các TCTD là “an toàn-hiệu quả- phát triển bền vững-hội nhập quốc tế”.
Một số NHTM đạt mức vốn tự có tƣơng đƣơng 800-1.000 triệu USD đến năm 2020, có thƣơng hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế. Phấn đấu hình thành đƣợc ít nhất một tập đồn tài chính hoạt động đa năng trên thị trƣờng tài chính trong và ngồi nƣớc.
3.1.2 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích đƣợc định hƣớng theo nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lƣợng cơng nghệ cao. Khơng hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch đƣợc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
Từng bƣớc tự do hóa gia nhập thị trƣờng và khuyến khích các TCTD cạnh tranh bằng chất lƣợng dịch vụ, cơng nghệ, uy tín, thƣơng hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng mạng lƣới.
3.1.3 Định hƣớng phát triển hoạt động bảo lãnh của Vietinbank đến năm 2020 2020
Vietinbank đã xây dựng chiến lƣợc phát triển đến năm 2015 với mục tiêu xây dựng Vietinbank thành một NHTM chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an tồn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cơng nghệ cao, kinh doanh đa năng, mở rộng và phát triển các kỹ thuật, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, chất lƣợng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ tại Việt Nam.
Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động bảo lãnh của Vietinbank gắn liền với phƣơng châm kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là “Tin cậy- Hiệu quả- Hiện đại” đồng thời có chuẩn bị tích cực cho việc mở rộng kinh doanh theo chiều rộng
và chiều sâu để có đủ nội lực “ Phát triển- Hội nhập”. Các hoạt động dịch vụ và hoạt động tài trợ thƣơng mại trong đó có bảo lãnh đƣợc xác định là chiến lƣợc phát triển của Vietinbank nhằm tăng tỷ trọng phí dịch vụ trong doanh thu và phù hợp với hƣớng phát triển đúng đắn của NHTM hiện đại: phát huy những điểm mạnh sẵn có là mạng lƣới rộng, hiểu rõ khách hàng truyền thống và uy tín tốt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều thành phần khách hàng; tập trung nguồn lực để đạt mục