6. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động TTQT tại NH
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh
Với chiến lược phát triển ngân hàng theo hướng ngân hàng bán lẻ, SCB đang ngày càng mở rộng và phát triển với đầy đủ các hoạt động ngân hàng truyền thống và hiện đại nhằm đáp ứng các loại nhu cầu ngày càng phong phú và phức tạp của khách hàng cũng như hoàn thành mục tiêu lợi nhuận mà ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra. Các hoạt động kinh doanh chính của SCB gồm:
- Hoạt động huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong nước.
- Hoạt động tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
- Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thẻ nội địa, dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS banking, internet banking, kinh doanh ngoại tệ...
- Hoạt động đầu tư: đầu tư vào trái phiếu chính phủ, góp vốn liên doanh...
Đến năm 2011, SCB đã trải qua 9 năm hoạt động dưới sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo và HĐQT mới. Mặc dù tình hình kinh tế, tài chính, ngân hàng trên tồn thế giới trong giai đoạn 2007 -2011 có nhiều biến động, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Châu Á...Việt Nam dù mới là một nền kinh tế đang phát triển nhưng cũng gặp khơng ít ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu 2008. Trong bối cảnh đó, tập thể ngân hàng
SCB đã kề vai sát cánh cùng vượt qua khó khăn và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Về vốn điều lệ:
Đvt: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của SCB từ năm 2007 đến 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 [3]
Năng lực tài chính của một ngân hàng thể hiện đầu tiên ở chỉ tiêu vốn điều lệ. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định ngân hàng TMCP phải đạt mức vốn đều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng chậm nhất đến 31/12/2010. Từ năm 2007, SCB đã thực hiện nhiều lần tăng vốn điều lệ. Năm 2007 vốn điều lệ SCB mới chỉ khoảng 1.970 tỷ đồng thì đến đầu năm 2010 đã tăng lên 4.185 tỷ đồng, đáp ứng trước hạn yêu cầu tăng vốn của Chính phủ.
Về tổng tài sản:
Đvt: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn huy động của SCB từ 2007 đến 2011
Nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn huy động của SCB đều tăng qua các năm. Tổng tài sản năm 2007 mới đạt 25.942 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã tăng hơn 3 lần, đạt hơn 80 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng đạt trên 30% qua các năm, chỉ có năm 2010, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008-2009 nên tốc độ tăng tổng tài sản có phần chậm lại. Về nguốn vốn huy động của SCB, tốc độ tăng trung bình trên 30% trong giai đoạn từ 2007 đến 2010. Năm 2011, tình hình huy động có vẻ chững lại, chỉ đạt 88% kế hoạch năm 2011, chủ yếu là do tâm lý lo ngại của người gửi tiền trước các thông tin về hợp nhất ngân hàng theo chủ trương của NHNN và Chính phủ vào dịp cuối năm.
Về dư nợ tín dụng:
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của SCB giai đoạn 2007-2011
ĐVT: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ tín dụng 19.478 23.278 31.310 33.178 42.225
Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011[3]
Thực hiện chính sách tín dụng của HĐQT, SCB chú trọng ưu tiên cung cấp vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm soát chặc chẽ việc cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản và hạn chế cho vay tiêu dùng theo đúng chủ trương của NHNN. Tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ tín dụng đạt 42.225 tỷ đồng, tăng 22.747 tỷ đồng so với năm 2007, hoàn thành 103% kế hoạch năm 2011 đề ra.
2.1.3. Mơ hình tổ chức, quản l ý hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB
SCB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung ứng dịch vụ TTQT từ tháng 04/2006. Đến giữa năm 2009, SCB chính thức triển khai mơ hình Trung tâm xử lý chứng từ, bắt đầu đưa hoạt động TTQT đi theo hướng tập trung hóa, chuyên mơn hóa. Đồng thời, SCB cũng đã xây dựng và chuẩn hóa hệ thống quy trình, quy chế hoạt động thanh toán quốc tế theo Hệ thống chỉ tiêu đo lường chất
lượng ISO 9001:2008 nhằm đảm bảo quá trình tác nghiệp được thống nhất trong tồn hệ thống, nâng cao tính chun nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT.
Sơ đồ 2.1: MƠ HÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ TẬP TRUNG
Theo mơ hình này, hoạt động thanh tốn quốc tế tại SCB được tổ chức thành 2 cấp:
Cấp 1 – Tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc: Mỗi chi nhánh
được bố trí một nhân viên chun trách Thanh tốn quốc tế - trực tiếp làm việc, tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ từ khách hàng, kiểm tra hồ sơ sau đó chuyển tiếp hồ sơ đến TTXLCT bằng fax/scan gửi qua email nội bộ của SCB, sau khi được sự đồng ý của TTXLCT, nhân viên chuyên trách tại đơn vị sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm ứng dụng, hạch toán các giao dịch có liên quan, sau đó chuyển điện lên Trung tâm xử lý chứng từ tại Hội sở.
Cấp 2 – Tại Trung tâm xử l ý chứng từ Hội sở: Nhiệm vụ của TTXLCT là
quản lý hệ thống SWIFT phục vụ cho hoạt động chuyển điện đi nước ngoài và nhận điện từ nước ngoài chuyển về, xử lý tập trung tất cả các giao dịch từ các chi nhánh cũng như phòng giao dịch trong tồn hệ thống. Ngồi ra TTXLCT cịn đóng vai trị cố vấn nghiệp vụ cho các chi nhánh, phịng giao dịch trong cơng tác tư vấn, tiếp thị
Việc xử lý chứng từ được tập trung chun mơn hóa
Tốc độ xử lý nhanh
Giảm bớt khối lượng công việc tại chi
nhánh
Độ chính xác an tồn cao
Đây là mơ hình tiên tiến và xu hướng chung của
các ngân hàng
T
Trruunngg ttââmm x
sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế. Mỗi nhân viên TTQT tại TTXLCT được giao nhiệm vụ phụ trách một số chi nhánh, có trách nhiệm xử l ý tất cả các nghiệp vụ TTQT phát sinh các đơn vị mình phụ trách chuyển lên TTXLCT.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Sài Gòn 2.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu định lượng về hoạt động TTQT tại SCB 2.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu định lượng về hoạt động TTQT tại SCB 2.2.1.1. Số lượng khách hàng, số món thanh tốn quốc tế
Đến tháng 04/2006, SCB chính thức được NHNN cấp phép thực hiện dịch vụ TTQT. Việc tham gia khá muộn vào một thị trường dịch vụ đầy tiềm năng khiến SCB phải chịu sự cạnh tranh khá lớn trong việc tìm kiếm, tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT. Vì vậy, bước đầu SCB đã tận dụng tiếp thị các khách hàng có quan hệ tín dụng, hoặc tiền gửi hiện hữu để thực hiện bán chéo sản phẩm TTQT. Đến năm 2011, SCB có 90 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTQT thường xuyên. Đây là một con số còn rất nhỏ bé so với tổng số lượng khách hàng của toàn ngân hàng.
Số món giao dịch TTQT cũng cịn rất khiêm tốn, năm 2011 có khoảng 320 món giao dịch được thực hiện; trong khi năm 2010, số món là 3.106 món.
Như vậy, ta thấy quy mô về khách hàng và lượng giao dịch TTQT của SCB cịn q nhỏ bé và đang có sự giảm sút đáng kể. Nguyên nhân là do hầu hết khách hàng TTQT tại SCB đều có quan hệ tín dụng, cho nên khi ngân hàng hạn chế tín dụng và khơng đáp ứng được nhu cầu về tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì dẫn đến họ phải tìm đến một ngân hàng khác đáp ứng được nhu cầu vốn của họ, và sẽ sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng đó.
2.2.1.2. Tổng doanh số thanh toán quốc tế tại SCB 2.2.1.2.1. Đánh giá về tổng doanh số 2.2.1.2.1. Đánh giá về tổng doanh số
Đến cuối năm 2011, hoạt động TTQT của SCB đã được được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2007-2011 Đvt: triệu USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 L/C Doanh số 134.07 140.02 179.10 71.83 46.41 Tỷ trọng (%) 68.68 62.82 47.07 31.35 32.72 Tăng trưởng (%) - 4.44 27.91 (59.89) (35.39) Nhờ thu Doanh số 3.24 11.74 10.80 6.91 4.33 Tỷ trọng (%) 1.66 5.27 2.84 3.02 3.05 Tăng trưởng (%) - 262.35 (8.01) (36.02) (37.34) Chuyển tiền Doanh số 57.89 71.14 190.60 150.38 91.10 Tỷ trọng (%) 29.66 31.92 50.09 65.63 64.23 Tăng trưởng (%) - 22.89 167.92 (21.10) (39.42) Tổng doanh số 195.20 222.90 380.50 229.12 141.84 Tốc độ tăng trưởng doanh số 14.19 70.70 (39.78) (38.09)
Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT của SCB các năm từ 2007 đến 2011[4]
Năm 2007 tổng doanh số hoạt động TTQT của SCB đã đạt 195.2 triệu USD, tăng 137% so với 2006 (82.4 triệu USD). Năm 2008, doanh số TTQT đạt gần 223 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007. Trong năm 2009, do khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu, cùng các chính sách điều tiết vĩ mơ của NHNN Việt Nam nhằm đẩy lùi lạm phát đã làm hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm 13.2% so với năm 2008. Đây cũng là năm đầu tiên SCB bắt đầu triển khai mơ hình Trung tâm xử lý chứng từ - đưa hoạt động TTQT đi vào tập trung hóa, chuyên mơn hóa, chun nghiệp hóa. Mặc dù vậy, hoạt động TTQT tại SCB vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ, tổng doanh số TTQT đạt 380,5 triệu USD tăng gần 71% so với năm 2008.
Năm 2010, đây mới là năm thực sự mang lại nhiều thử thách đối với ngành ngân hàng, dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bây giờ mới thực sự gia tăng sức ảnh hưởng của nó, chính sách tiền tệ của NHNN trong các tháng đầu năm là nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, sau đó lại thắt chặt tiền tệ với việc ban
hành Thông tư 13 và Thông tư 19. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn do lãi suất vay cao. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của SCB trong năm 2010 tăng lên đáng kể trở thành gánh nặng kìm hãm sự phát triển tín dụng cũng như các sản phẩm dịch vụ đi kèm mà điển hình nhất là dịch vụ TTQT. Doanh số TTQT năm 2010 chỉ đạt 229.12 triệu USD, giảm đến gần 40% so với năm 2009.
Bước sang năm 2011, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, kinh tế Mỹ và các nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ lạm phát cao, khủng hoảng nợ vẫn đe dọa châu Âu. Kinh tế Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng, chứa đựng nhiều bất ổn vĩ mô, nhất là lạm phát cao. Với việc ra Nghị Quyết 11, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt. Như vậy, các doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn rất nhiều về tiếp cận nguồn vốn vay, cũng như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa do giá vàng, giá xăng dầu, một số hàng hóa nguyên vật liệu thế giới cũng như trong nước đều tăng… Trước những diễn biến chung này, tình hình hoạt động TTQT của SCB cũng bị ảnh hưởng khá lớn. Doanh số TTQT năm 2011 của SCB chỉ đạt 141.84 triệu USD, giảm 38% so với năm 2010. Nguyên nhân phần lớn là những khó khăn trong hoạt động tín dụng đã kéo theo hoạt động TTQT suy giảm do hầu hết khách hàng TTQT đều có quan hệ tín dụng.
Có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT của SCB theo từng năm qua biểu đồ sau.
2.2.1.2.2. Đánh giá về doanh số theo loại hình thanh tốn
Doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu của SCB cịn khá nhỏ bé so với doanh số thanh toán quốc tế của cả hệ thống ngân hàng.
Bảng 2.3: Doanh số thanh tốn TTQT của SCB theo loại hình thanh tốn
Đvt: triệu USD Năm Doanh số thanh toán XK Tỷ trọng % Doanh số thanh toán NK Tỷ trọng % Doanh số thanh toán phi mậu dịch Tỷ trọng % Tổng doanh số TTQT 2007 15.1 7.74 122.2 62.6 57.9 29.66 195.2 2008 59.9 26.87 148.5 66.62 14.5 6.51 222.9 2009 81.7 21.47 229.1 60.21 69.7 18.32 380.5 2010 124.44 54.31 94.86 41.4 9.82 4.29 229.12 2011 49.8 35.11 71.2 50.2 20.84 14.69 141.84
Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT các năm từ 2007 -2011[4]
Ví dụ, năm 2009 doanh số TTQT của SCB đạt được cao nhất là 380.5 triệu USD, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt tới 125.4 tỷ USD, như vậy, doanh số của SCB chỉ chiếm khoảng 0.3% doanh số của cả nước.
Đvt: tỷ USD
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007-2011
Đánh giá về tỷ trọng các loại hình thanh tốn trong tổng doanh số TTQT của SCB ta thấy, loại hình thanh tốn nhập khẩu luôn chiếm ưu thế hơn hẳn so với thanh toán xuất khẩu tại SCB. Trong tổng doanh số TTQT của SCB, thanh toán xuất khẩu chỉ đóng góp khoảng 29%, trong khi thanh toán nhập khẩu chiếm khoảng 56%, cịn lại là hình thức thanh tốn phi mậu dịch. Sự mất cân đối có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam từ trước đến nay, luôn là nước nhập siêu.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các loại hình thanh tốn so với tổng doanh số TTQT 2.2.1.3. Tình hình thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế tại SCB
Như đã trình bày trong Chương 1, hoạt động TTQT góp phần quan trọng trong cơ cấu tổng thu nhập của NHTM. Qua bảng số liệu tổng hợp bên dưới ta thấy, trong giai đoạn 2007 – 2011, tình hình thu phí dịch vụ TTQT của SCB đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Năm 2007, thu phí TTQT mới đạt 3 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng gần 70% so với 2007 và đạt 5.25 tỷ đồng. Nổi bật nhất là năm 2009, do tổng doanh số TTQT tăng làm tăng thu phí dịch vụ TTQT đến hơn 106% so với năm 2008, đạt 10.86 tỷ đồng. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo, thu phí TTQT bị giảm do tổng doanh số TTQT giảm.
Bảng 2.4: Thu phí dịch vụ TTQT của SCB giai đoạn 2007-2011 Đvt: tỷ đồng Năm Phí dịch vụ TTQT Tăng trưởng (%) Tổng thu nhập từ phí dịch vụ Tỷ trọng (%) 2007 3.09 29.59 10.44 2008 5.25 69.90 16.24 32.33 2009 10.86 106.86 20.03 54.23 2010 7.20 (33.70) 34.35 20.96 2011 3.38 (53.06) 59.25 5.70
Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT [4] và báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của SCB các năm từ 2007 đến 2011[5]
Qua số liệu trên ta cũng thấy rằng, TTQT cũng đã mang lại nguồn thu cho SCB. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động TTQT đóng góp vào tổng thu nhập từ phí dịch vụ của SCB cịn rất nhỏ bé khoảng trên 20% và đang có dấu hiệu suy giảm do sự suy giảm từ doanh số hoạt động TTQT. Tình hình tăng giảm phí dịch vụ TTQT trong giai đoạn này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây.
2.2.1.4. So sánh doanh số và thị phần TTQT so với các NH khác
Tính đến cuối năm 2011, dựa trên tiêu chí về tổng tài sản và vốn điều lệ thì SCB đang nằm trong nhóm những ngân hàng TMCP tư nhân có quy mơ hoạt động trung bình và lớn (là những ngân hàng có tổng tài sản trên 50,000 tỷ đồng và vốn điều lệ từ 4,000 tỷ đồng trở lên), đang xếp vị trí sau các ngân hàng như Sacombank, Eximbank, ACB và trên Đông Á về quy mô vốn và tài sản.