6. Kết cấu của luận văn
2.3. Phân tích SWOT về hoạt động TTQT tại SCB
Về nhân sự TTQT, SCB có đội ngũ lao động khá trẻ, năng động, nhiệt huyết có trình độ chun mơn, đa số cán bộ nhân viên làm nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên, ln ln giữ thái độ phục vụ khách hàng tận tâm và hết mình. Đây là một lợi thế về con người mà Ban lãnh đạo ngân hàng có thể tận dụng để đưa ngân hàng đi lên.
Hệ thống quy định, quy trình TTQT đã được soạn thảo, sửa đổi qua nhiều lần đến nay đã được chuẩn hóa theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO, hàng năm đều được tổ chức Bureau Veritas – BVC đánh giá lại mức độ tuân thủ các quy trình và đều đạt tiêu chuẩn để tiếp tục được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO.
SCB là một trong những ngân hàng đã sớm đưa vào áp dụng mơ hình xử lý tập trung trong hoạt động TTQT – một mơ hình hiện đại được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Có thể nói đây là một bước chuyển biến lớn hoạt động TTQT tại SCB mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như ngân hàng, như tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn, tận dụng được được lợi thế theo quy mô, tiết kiệm lao động và chi phí...
2.4.2. Điểm yếu (W – Weaknesses)
Năng lực tài chính của SCB cịn yếu kém, SCB chưa phải là một thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường chưa cao, mới tham gia cung cấp dịch vụ TTQT nên còn thua kém các đối thủ cạnh tranh về rất nhiều mặt như trình độ chun mơn, bề dày kinh nghiệm thực tế, công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT...
Công nghệ và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động TTQT tại SCB còn lạc hậu, chưa được hiện đại hóa theo hướng sử dụng core banking hiện đại trên thế giới, chưa có các phương tiện hỗ trợ truyền văn bản hiện đại.
Nguồn nhân lực còn hạn chế về kinh nghiệm TTQT, kiến thức bổ trợ cho TTQT, trình độ ngoại ngữ, trình độ chưa đồng đều giữa các nhân viên TTQT.
Hoạt động marketing, tiếp thị sản phẩm dịch vụ TTQT chưa được chú trọng đúng mức và chưa phát triển
Sản phẩm về TTQT vẫn chưa thật sự phong phú và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng
2.4.3. Cơ hội ( O -Opportunities)
Theo chủ trương tái cấu trúc toàn diện hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, ngày 6/12/2011, đề án hợp nhất 3 ngân hàng - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (FCB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) đã được Thống đốc NHNN chấp thuận theo Công văn số 9326/NHNN – TTGSNH. Ba ngân hàng được coi là có nhiều điểm tương đồng về lịch sử hình thành và hoạt động kinh doanh được hợp nhất trên cơ sở tự nguyện. Ngân hàng hợp nhất vẫn giữ nguyên tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB*) để tận dụng thương hiệu và mạng lưới trội hơn của SCB cũ. Một số chỉ tiêu tài chính tại thời điểm 30/09/2011 của ba ngân hàng hợp nhất được tóm tắt trong bảng số liệu ở Phụ lục 1 . Nếu gộp cả ba ngân hàng thì tổng tài sản lên đến 153.624 tỷ đồng, cao thứ tám trong hệ thống và đứng thứ tư nếu chỉ xét nhóm NHTMCP tư nhân (xem Phụ lục 2). Đây là cơ hội để SCB làm mới lại thương hiệu của mình trên thị trường, làm cho thương hiệu SCB được biết đến nhiều hơn nữa, tạo điều kiện thu hút được nhiều khách hàng mới, trong đó có khách hàng TTQT.
Đồng thời, SCB sau khi hợp nhất có mạng lưới khá lớn với 231 điểm giao dịch tại 27 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước thay vì 119 điểm giao dịch của SCB trước hợp nhất. Qua bảng số liệu Phụ lục 2, ta thấy mạng lưới SCB cũng đã vượt qua Eximbank và gần bằng Đông Á, xếp thứ 9 trong toàn hệ thống. Đây cũng là một lợi thế khá lớn để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng nói chung cũng như khách hàng TTQT nói riêng.
Bên cạnh những cơ hội từ việc hợp nhất đem lại cho SCB, cơ hội còn đến từ bối cảnh kinh tế. Như đã phân tích ở Chương 1, trong quá trình Việt Nam thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đang dần mở cửa cho các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài trên cơ sở nguyên
tắc tối huệ quốc. Bước chuyển biến lớn này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho hoạt động kinh doanh đối ngoại, trong đó có hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và SCB nói riêng.
- Khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, hoạt động ngoại thương mua bán hàng hóa dịch vụ với quốc tế sẽ ngày càng mở rộng với chính sách khuyến khích xuất khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng cao, yếu tố này mở ra một cơ hội rất tốt về thị trường để SCB mở rộng hơn nữa hoạt động TTQT, góp phần gia tăng doanh số TTQT.
- Quá trình hội nhập mở ra cơ hội mở rộng quan hệ đại lý của SCB với các ngân hàng nước ngoài, mạng lưới quan hệ đại lý rộng lớn sẽ tạo nhiều lợi thế cho SCB trong quá trình thực hiện thanh tốn với nước ngồi, giảm chi phí xử lý điện, xử lý nghiệp vụ qua các ngân hàng trung gian, đồng thời góp phần làm tăng uy tín của SCB đối với các ngân hàng đối tác nước ngồi.
- SCB có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngồi, tìm kiếm đối tác chiến lược để tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành ngân hàng; đồng thời cũng là cơ hội tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ cho hoạt động TTQT, tư vấn đào tạo nghiệp vụ TTQT nhằm phát triển dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và chất lượng hơn.
2.4.4. Thách thức (T – Threats)
Bên cạnh những cơ hội quá trình hội nhập kinh tế mang lại cho việc phát triển hoạt động TTQT tại SCB thì đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn.
- Quá trình mở cửa dịch vụ tài chính – ngân hàng làm gia tăng số lượng các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ, trình độ quản lý, có lợi thế rất mạnh về mảng dịch vụ TTQT, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại… điều này sẽ gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với SCB trong việc phát triển hoạt động TTQT, tăng doanh số và thị phần TTQT trong giai đoạn sắp tới.
- Trong quá trình hội nhập, SCB không chỉ chịu áp lực cạnh tranh hoạt động TTQT từ các ngân hàng nước ngồi mà cịn từ các ngân hàng trong nước cũng đang tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ TTQT.
- Tỷ giá hối đối chưa ổn định do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và thế giới nhiều diễn biến bất thường, thị trường ngoại hối Việt Nam còn kém phát triển trong khi thị trường chợ đen lại rầm rộ, gây khan hiếm nguồn ngoại tệ, ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của SCB nói riêng và các ngân hàng nói chung.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có SCB sẽ phải chịu tác động rất lớn từ thị trường tài chính tồn cầu, nhất là ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng , khi đó hoạt động kinh doanh đối ngoại, trong đó có TTQT sẽ gặp nhiều rủi ro nếu các ngân hàng đại lý của SCB gặp vấn đề về tài chính và uy tín.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, đề tài đã trình bày khái quát tình hình hoạt động TTQT tại SCB; so sánh thị phần TTQT của SCB với một vài NHTMCP; phân tích SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động TTQT tại SCB. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh, tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức trong giai đoạn kinh doanh sắp tới trong chương cuối của đề tài.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) 3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế thế giới đang trong kỷ nguyên của sự hội nhập và tồn cầu hố, đang vận động và phát triển không ngừng. Đây là một xu thế tất yếu, do vậy nền kinh tế nước ta cũng không thể đi ngược lại với xu thế đó. Chính vì vậy, trong Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Chính trị đã khẳng định mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là: "Chủ động hội nhập KTQT nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Quan điểm về hội nhập KTQT này lại tiếp tục được cụ thể hố trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ X của Đảng năm 2006 như sau: "Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập KTQT sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế”. Việt Nam cần phải: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước tầm nhìn đến năm 2020; thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác; chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều nước, trong đó có một số nước lớn, các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương, khu vực; thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á - Thái Bình Dương; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược.
Trong bối cảnh thực hiện các điều khoản tự do hoá, hội nhập như vậy thì thách thức mà các NHTM Việt Nam phải đối mặt lại càng trở nên khó khăn hơn. Xu
hướng tự do hoá thương mại và mở cửa hơn nữa của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế Việt nam sẽ dẫn tới những thay đổi về cơ chế và môi trường hoạt động, gây tác động mạnh tới hoạt động ngân hàng như: cải cách chế độ tỷ giá hối đoái, nới lỏng điều kiện tham gia các hoạt động thương mại cũng như kiểm soát chu chuyển vốn và hoạt động ngân hàng, sự bùng nổ của công nghệ điện tử và kinh tế mạng sẽ làm thay đổi cấu trúc kinh tế và cạnh tranh mang tính đa phương. Những cam kết cần phải thực hiện trong quá trình hội nhập đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh đến môi trường kinh tế vĩ mô mà đặc biệt là khu vực tài chính ngân hàng. Các ngân hàng của Việt Nam hiện đang phải đương đầu với nhiều cạnh tranh mới từ các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, mọi yếu tố đều có tính hai mặt của nó. Bên cạnh những thử thách to lớn, các ngân hàng cũng sẽ có cơ hội được học hỏi nhiều từ các NH nước ngoài về kinh nghiệm kinh doanh cũng như được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng đồng thời mở ra những cơ hội kinh doanh mới trên cơ sở môi trường cạnh tranh mới. Song để cạnh tranh và hợp tác thành công là điều khơng hề dễ dàng, địi hỏi các NHTMVN phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự nhìn nhận đúng đắn về thời cuộc để tự hồn thiện mình theo hướng phù hợp.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Chính phủ
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam của Nhà nước ta đã đề ra thời kỳ 2011 – 2020 là phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã được cụ thể hóa như sau:
Về xuất khẩu
- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và cơng nghệ cao.
- Giai đoạn 2011 -2015: tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thủy sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác cơng nghệ trung bình, hàng chế biến.
- Giai đoạn 2016-2020: tập trung phát triển các mặt hàng cơng nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo cơng nghệ trung bình và cơng nghệ cao.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô, nông thủy sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…
- Khơng khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.
- Tập trung phát triển các thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc nhóm các sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn, khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN…; khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và Mỹ Latinh…; tranh thủ mọi cơ hội mở rộng ra các thị trường mới
Về nhập khẩu:
- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa đã sản xuất được trong nước, hàng xa xỉ.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, có chính sách phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật...
- Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc, tranh thủ mở cửa thị trường mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu.
Như vậy, định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam là đẩy nhanh sự chuyển dịch theo hướng tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu, tăng thu ngoại tệ và phát triển theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Dựa trên những định hướng chung của Nhà nước, các NHTMVN có cơ sở xây dựng nên các chính sách và chiến lược, định hướng để phát triển hoạt động thanh tốn phục vụ xuất nhập khẩu của mình.