Phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 83 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SCB

3.2.9. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ

Các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ…có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM nói chung và SCB nói riêng. Đây là những sản phẩm nền tảng chủ yếu để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Để phát triển hoạt động TTQT trong thời gian tới, SCB cần chú trọng công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến TTQT, kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú, cấp bách của các khách hàng doanh nghiệp XNK trong mơi trường kinh tế có nhiều biến động và khơng ngừng đổi mới.

Về sản phẩm tài trợ nhập khẩu:

Hiện tại, SCB chỉ mới triển khai sản phẩm tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lơ hàng khi hàng hóa đó là máy móc thiết bị và khách hàng phải có thêm những tài sản đảm bảo khác, những hàng hóa khác khơng được chấp nhận làm tài sản thế chấp. Trong khi, đối với nhà nhập khẩu, nhu cầu vốn

xuất hiện xuyên suốt một thương vụ kinh doanh, từ khi hợp đồng ngoại thương được k ý kết cho đến khi nhận hàng và thanh tốn, vì vậy, tài trợ là một giải pháp chu trình quay vòng vốn của nhà nhập khẩu. Đồng thời, các mặt hàng nhập khẩu lại ngày càng phong phú, đa dạng theo định hướng phát triển nhập khẩu của Nhà nước. Vì vậy, để đáp ứng được nhiều hơn và có hiệu quả nhu cầu tài trợ nhập khẩu của khách hàng, SCB cần nghiên cứu thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

- Thường xuyên xem xét và mở rộng dần danh mục hàng hóa được chấp nhận dùng làm tài sản thế chấp, bên cạnh đó, cũng cần phải tìm kiếm đầu ra cho những hàng hóa thế chấp đó trong trường hợp xấu nhất là khách hàng không thể trả nợ, đảm bảo SCB không thua lỗ khi phải xử l ý hàng hóa để thu hồi số tiền đã tài trợ.

Phải thu Phải trả Hàng lưu kho Chu trình quay vịng vốn

- Bên cạnh đó, SCB cũng cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm, hình thức tài trợ nhập khẩu mới ví dụ như: Bảo lãnh ngân hàng (Guarantee), Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C), Chấp nhận hối phiếu…

Về sản phẩm tài trợ xuất khẩu:

Sản phẩm tài trợ xuất khẩu của SCB cũng chưa mạnh, chưa phong phú. Do đó để hỗ trợ hoạt động thanh tốn xuất khẩu hiệu quả hơn, SCB cần hoàn thiện, phát triển các sản phẩm hiện có, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm tài trợ xuất khẩu mới đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu; đồng thời góp phần giảm bớt sự mất cân bằng trầm trọng giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu, gia tăng được nguồn cung ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động thanh toán nhập khẩu của SCB. Cụ thể:

Đối với cho vay chiết khấu bộ chứng từ theo L/C xuất: xem xét nâng cao tỷ lệ chiết khấu hối phiếu, có thể lên đến 100%, đối với những bộ chứng từ hồn hảo, khách hàng có uy tín, có q trình hoạt động xuất khẩu tốt và có đối tác tốt, đáp ứng thường xuyên các khoản thanh toán.

SCB cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu như ưu đãi về lãi suất chiết khấu cạnh tranh, quy trình thủ tục xét duyệt cấp hạn mức chiết khấu nhanh gọn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để tiếp tục sản xuất hàng hóa…

Nghiên cứu sản phẩm, hình thức tài trợ xuất khẩu mới đang được các ngân hàng bạn trong nước và nước ngoài đã triển khai và mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu, những sản phẩm tài trợ trước, trong và sau khi xuất khẩu ví dụ như cho vay chuẩn bị hàng xuất khẩu, bao thanh toán (Factoring), Forfaiting (chiết khấu các khoản nợ từ trung đến dài hạn miễn truy đòi người bán), chiết khấu chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu, bảo lãnh, bảo hiểm xuất khẩu…

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Bên cạnh phát triển sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, SCB còn cần phải chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để hỗ trợ khách hàng xuất nhập khẩu. Do vậy, để gia tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng thu hút khách hàng thực hiện dịch vụ thì SCB nên xem xét đến việc cung cấp một tỷ giá mua bán ngoại tệ hợp lý hơn, cạnh tranh hơn so với các các đối thủ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nên được tách thành hai mảng riêng biệt, một mảng nghiêng về kinh doanh để kiếm lời và một mảng nghiêng về cung cấp ngoại tệ cho doanh nghiệp XNK. Bên cạnh đó, SCB cũng chú trọng đến việc cung cấp các sản phẩm có tác dụng phịng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng như Swap, Forward,… đi đôi với công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm đến các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua các buổi hội thảo, brochures giới thiệu sản phẩm, sổ tay sản phẩm….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 83 - 85)