Đánh giá về doanh số theo loại hình thanh tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Sài Gòn

2.2.1.2.2. Đánh giá về doanh số theo loại hình thanh tốn

Doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu của SCB cịn khá nhỏ bé so với doanh số thanh toán quốc tế của cả hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.3: Doanh số thanh tốn TTQT của SCB theo loại hình thanh tốn

Đvt: triệu USD Năm Doanh số thanh toán XK Tỷ trọng % Doanh số thanh toán NK Tỷ trọng % Doanh số thanh toán phi mậu dịch Tỷ trọng % Tổng doanh số TTQT 2007 15.1 7.74 122.2 62.6 57.9 29.66 195.2 2008 59.9 26.87 148.5 66.62 14.5 6.51 222.9 2009 81.7 21.47 229.1 60.21 69.7 18.32 380.5 2010 124.44 54.31 94.86 41.4 9.82 4.29 229.12 2011 49.8 35.11 71.2 50.2 20.84 14.69 141.84

Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT các năm từ 2007 -2011[4]

Ví dụ, năm 2009 doanh số TTQT của SCB đạt được cao nhất là 380.5 triệu USD, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt tới 125.4 tỷ USD, như vậy, doanh số của SCB chỉ chiếm khoảng 0.3% doanh số của cả nước.

Đvt: tỷ USD

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007-2011

Đánh giá về tỷ trọng các loại hình thanh tốn trong tổng doanh số TTQT của SCB ta thấy, loại hình thanh tốn nhập khẩu luôn chiếm ưu thế hơn hẳn so với thanh toán xuất khẩu tại SCB. Trong tổng doanh số TTQT của SCB, thanh tốn xuất khẩu chỉ đóng góp khoảng 29%, trong khi thanh toán nhập khẩu chiếm khoảng 56%, cịn lại là hình thức thanh tốn phi mậu dịch. Sự mất cân đối có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam từ trước đến nay, luôn là nước nhập siêu.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các loại hình thanh tốn so với tổng doanh số TTQT 2.2.1.3. Tình hình thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế tại SCB

Như đã trình bày trong Chương 1, hoạt động TTQT góp phần quan trọng trong cơ cấu tổng thu nhập của NHTM. Qua bảng số liệu tổng hợp bên dưới ta thấy, trong giai đoạn 2007 – 2011, tình hình thu phí dịch vụ TTQT của SCB đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Năm 2007, thu phí TTQT mới đạt 3 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng gần 70% so với 2007 và đạt 5.25 tỷ đồng. Nổi bật nhất là năm 2009, do tổng doanh số TTQT tăng làm tăng thu phí dịch vụ TTQT đến hơn 106% so với năm 2008, đạt 10.86 tỷ đồng. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo, thu phí TTQT bị giảm do tổng doanh số TTQT giảm.

Bảng 2.4: Thu phí dịch vụ TTQT của SCB giai đoạn 2007-2011 Đvt: tỷ đồng Năm Phí dịch vụ TTQT Tăng trưởng (%) Tổng thu nhập từ phí dịch vụ Tỷ trọng (%) 2007 3.09 29.59 10.44 2008 5.25 69.90 16.24 32.33 2009 10.86 106.86 20.03 54.23 2010 7.20 (33.70) 34.35 20.96 2011 3.38 (53.06) 59.25 5.70

Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT [4] và báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của SCB các năm từ 2007 đến 2011[5]

Qua số liệu trên ta cũng thấy rằng, TTQT cũng đã mang lại nguồn thu cho SCB. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động TTQT đóng góp vào tổng thu nhập từ phí dịch vụ của SCB cịn rất nhỏ bé khoảng trên 20% và đang có dấu hiệu suy giảm do sự suy giảm từ doanh số hoạt động TTQT. Tình hình tăng giảm phí dịch vụ TTQT trong giai đoạn này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây.

2.2.1.4. So sánh doanh số và thị phần TTQT so với các NH khác

Tính đến cuối năm 2011, dựa trên tiêu chí về tổng tài sản và vốn điều lệ thì SCB đang nằm trong nhóm những ngân hàng TMCP tư nhân có quy mơ hoạt động trung bình và lớn (là những ngân hàng có tổng tài sản trên 50,000 tỷ đồng và vốn điều lệ từ 4,000 tỷ đồng trở lên), đang xếp vị trí sau các ngân hàng như Sacombank, Eximbank, ACB và trên Đông Á về quy mô vốn và tài sản.

Bảng 2.5 : Quy mô hoạt động của SCB và một số ngân hàng năm 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Ngân Hàng Vốn điều lệ Tổng tài sản SCB 4.185 80.721

Đông Á 4.500 65.548

ACB 9.377 281.019

Sacombank 10.740 140.137 Eximbank 12.355 183.567

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2011 [13]

Có thể nói, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của SCB hiện nay được xác định là các ngân hàng TMCP Quốc doanh và các ngân hàng TMCP tư nhân nằm trong nhóm các ngân hàng liệt kê bên trên. Tuy nhiên, xét về mức độ cạnh tranh trực tiếp thì hoạt động SCB nói chung và hoạt động dịch vụ TTQT của SCB nói riêng chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ ACB, Sacombank, Eximbank, Đơng Á. Vì vậy, luận văn chủ yếu tập trung phân tích, so sánh hoạt động TTQT của SCB với các ngân hàng nói trên.

Bảng 2.6: Doanh số và thị phần TTQT của SCB và một số ngân hàng 2007-2011

Đvt: tỷ USD

Năm

SCB Đông Á ACB Eximbank Sacombank Kim

ngạch XNK của VN Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần 2007 0.195 0.18 2.04 1.83 2.81 2.52 2.9 2.61 3.05 2.74 111.3 2008 0.223 0.16 2.38 1.66 3.45 2.41 3.9 2.72 3.73 2.60 143.3 2009 0.381 0.30 2.53 2.02 3.07 2.45 4.1 3.27 4.176 3.33 125.4 2010 0.229 0.15 2.6 1.67 3.034 1.95 5.1 3.28 5.726 3.68 155.6 2011 0.142 0.07 2.04 1.01 3.54 1.75 6.6 3.27 5.91 2.84 202.1 Nguồn:[4], [13], [14]

Có thể thấy rằng hoạt động TTQT của SCB vẫn chưa thực sự phát triển so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện qua doanh số TTQT của SCB đạt được cịn q thấp và có sự cách biệt khá xa so với các ngân hàng trong nhóm. Cụ thể so sánh về tổng doanh số TTQT, đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của SCB là 4.185 tỷ đồng và tổng doanh số TTQT đạt 0.142 tỷ USD, trong khi đó, vốn điều lệ của Sacombank là 10.740 tỷ đồng, Eximbank là 12.355 tỷ đồng chỉ gấp khoảng 2.5 -2.9 lần vốn điều lệ của SCB nhưng doanh số TTQT của Sacombank là 5.91 tỷ USD gấp đến hơn 41 lần doanh số thanh toán của SCB, doanh số thanh toán của Eximbank là 6.6 tỷ USD gấp 46 lần so với SCB. Đặc biệt là ngân hàng Đông Á, với vốn điều lệ là 4,500 tỷ đồng chỉ gấp 1.08 lần so với SCB nhưng lại đạt được kết quả rất ấn tượng trong hoạt động TTQT, doanh số TTQT của Đông Á năm 2011 đạt được 2.2 tỷ USD, cao gấp 14 lần so với SCB.

So sánh về thị phần TTQT ta thấy, thị phần TTQT của SCB vẫn còn quá khiêm tốn, chưa có sự chuyển biến nổi trội nào, đến năm 2011, thị phần của SCB bị sụt giảm cịn 0.07%. Qua đó, ta càng thấy rõ hoạt động TTQT của SCB còn rất non kém và nhỏ bé so với các ngân hàng đối thủ, những năm gần đây thị phần đang bị thu hẹp dần, tốc độ tăng trưởng doanh số giảm sút. Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả đã tính tốn tốc độ tăng trưởng doanh số và tốc độ tăng trưởng thị phần TTQT bình quân trong giai đoạn 2007-2011 của SCB và các ngân hàng cạnh tranh như sau:

Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng doanh số và thị phần TTQT bình quân giai đoạn 2007-2011

Ngân hàng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 Doanh số Thị phần Kim ngạch XNK SCB -8% -20% 16% Sacombank 18% 2% Eximbank 23% 6% ACB 6% -9% Đông Á 0% -14%

2.2.1.5. Hệ thống kênh phân phối dịch vụ TTQT của SCB

TP.HCM vẫn ln là nơi có hoạt động TTQT phát triển nhất của hầu hết các ngân hàng trong đó có SCB. Tại TP.HCM, SCB chỉ có 08 chi nhánh phân bố tập trung ở các quận 1 (03 chi nhánh), quận 4, quận 5, quận Phú Nhuận, Tân Bình, Củ Chi và 42 Phịng giao dịch trực thuộc các chi nhánh này. Trong khi đó, điểm giao dịch tại TP.HCM của các ngân hàng đối thủ lại rất nhiều và có mặt ở hầu hết các quận huyện như Đông Á là 72 điểm giao dịch, ACB là 137 điểm giao dịch, Sacombank là 173 điểm giao dịch. Số lượng các điểm giao dịch toàn hệ thống của SCB so với các ngân hàng khác cũng còn thua kém, thể hiện qua bảng số liệu 2.8.

Bảng 2.8: Số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng đến năm 2011

Ngân hàng SCB Sacombank ACB Đông Á Eximbank

Số lượng 119 408 325 240 203

Nguồn: Website Ngân hàng SCB, Đông Á, Sacombank, ACB, Eximbank[13]

Ngồi ra, hoạt động thanh tốn quốc tế tại SCB chủ yếu chỉ được thực hiện tại các chi nhánh, gây hạn chế rất lớn trong việc tiếp cận và gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT.

2.2.1.6. Mạng lưới ngân hàng đại lý của SCB

Kể từ khi triển khai dịch vụ TTQT trực tiếp, SCB tích cực mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngồi về mặt số lượng và chất lượng, góp phần đáng

hàng đại lý được gia tăng nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 2 tài khoản Nostro và quan hệ Testkey với một số ít ngân hàng trong năm 2006, tính đến 31/12/2011 SCB đã nâng số tài tài khoản Nostro lên con số 16 và thiết lập quan hệ đại lý với gần 200 ngân hàng lớn trên thế giới song con số này vẫn còn quá nhỏ bé và khiêm tốn so với các đối thủ, dẫn đến tốc độ thanh toán sẽ bị chậm hơn làm giảm khả năng cạnh tranh của SCB.

Bảng 2.9: Số lượng ngân hàng đại lý của một số ngân hàng năm 2011

Ngân hàng SCB VCB Sacombank ACB Đông Á

Eximbank

Số lượng 195 1.400 811 1.050 1.137 852

Nguồn: Website Ngân hàng SCB, VCB, Sacombank, ACB, Eximbank [13]

Quan hệ ngân hàng đại lý của SCB mới chỉ ở mức độ cơ bản, chủ yếu là quan hệ tài khoản, nhờ thu séc trơn tại 02 ngân hàng đại lý, thanh toán bankdraft tại 01 ngân hàng... Các quan hệ liên kết cao hơn vẫn chưa được thực hiện như hạn mức xác nhận L/C, hạn mức giao dịch ngoại hối F/X ...

2.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu định tính về phát triển hoạt động TTQT tại SCB 2.2.2.1. Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTQT của SCB

Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTQT tại SCB, định kỳ hàng năm SCB đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến khách hàng về nhiều yếu tố liên quan đến dịch vụ, từ đó đo lường mức độ đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ TTQT tại SCB. Trong phạm vi luận văn này, tác giả không tiến hành khảo sát thực tế mà dựa trên báo cáo kết quả khảo sát của SCB đã tiến hành tháng 08/2011 để đưa ra những đánh giá về mức độ thỏa mãn của khách hàng TTQT.

Kết quả đo lường sự hài lịng của khách hàng

Điểm: là bình qn các mức độ đánh giá của khách hàng, gồm: 1- Hoàn tồn

khơng đồng ý, 2- Khơng đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý. - Kết quả mức độ hài lòng:

Sau khi thực hiện khảo sát với khách hàng, dữ liệu được đưa vào xử lý và thống kê. Kết quả xử lý số liệu cho thấy với cỡ mẫu 143 và các đặc điểm mẫu như Phụ lục 6 ta có bảng xếp hạng (theo thứ tự từ cao xuống thấp) các yếu tố theo mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng về dịch vụ TTQT của SCB.

Bảng 2.10: Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTQT của SCB Yếu tố Điểm Mức độ hài lòng (%) Thứ tự mức độ hài lòng

V2 4.60 92.30 1 V4 4.52 90.35 2 V5 4.45 89.09 3 V3 4.38 87.55 4 V1 4.34 86.71 5 V7 4.34 86.71 6 V9 4.28 85.59 7 V10 4.25 85.03 8 V6 4.19 83.78 9 V8 4.15 83.08 10 V11 3.96 79.16 11

V12 4.33 86.57 Theo đánh giá của khách hàng

V12 4.31 86.30

Theo tính tốn thống kê trên cơ sở các yếu tố V1 đến V11

Nhìn chung, mức độ hài lòng chung của khách hàng về dịch vụ TTQT tại SCB bình quân đạt 86.57% theo đánh giá của khách hàng và 86.3% theo tính tốn thống kê trên cơ sở các yếu tố có liên quan. Trong đó các yếu tố mang đến sự hài lòng cho khách hàng nhiều nhất là:

 V2- Nhân viên SCB luôn lịch thiệp, niềm nở, tận tình với Quý khách.

 V4- Thái độ tư vấn của nhân viên SCB đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

 V3- Nhân viên SCB có cách cư xử tạo được niềm tin nơi Quý khách. Top 04 yếu tố được đánh giá thấp nhất về mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng ( theo thứ tự giảm dần) gồm:

 V11- Phí dịch vụ TTQT của SCB cạnh tranh hơn các ngân hàng khác

 V8- Các tài liệu được sử dụng (biểu mẫu, tờ rơi…) rõ ràng, dễ hiểu

 V6- Giao dịch của Quý khách được xử lý một cách nhanh chóng

 V10- Dịch vụ TTQT của SCB đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Quý khách.

Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hài lòng chung của khách hàng

Trong số các yếu tố được khảo sát thì yếu tố V10- Dịch vụ TTQT của SCB đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Quý khách có ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ hài

lòng chung của khách hàng với tỷ lệ là 10.25%. Yếu tố V11- Phí dịch vụ TTQT của

SCB cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác ảnh hưởng ít nhất đến mức độ hài

lịng chung của khách hàng tỷ lệ là 5.56%.

Qua kết quả phân tích mức độ hài lịng chung của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lịng chung của khách, để có thể cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTQT của SCB, bên cạnh việc lưu ý các yếu tố có mức độ hài lịng thấp để đề ra giải pháp cải thiện thì cần thiết phải tập trung vào các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến yếu tố V12.

2.2.2.2. Mức độ đa dạng các sản phẩm TTQT tại SCB

Sản phẩm TTQT của SCB vẫn chưa thật sự phong phú và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng, mới chỉ giới hạn trong những sản phẩm cơ bản của các phương thức thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Đây là những sản phẩm mà hầu hết các ngân hàng đều có nên ln ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt và SCB rất khó tạo nên sự khác biệt. Các loại L/C đặc biệt đáp ứng được thực tế đa dạng như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng hiện đại vẫn chưa được triển khai.

Qua Phụ lục 3 ta thấy, một số ngân hàng như ACB, Sacombank, Đơng á… có một số sản phẩm đặc thù và khác biệt như 3 ngân hàng này vừa triển khai sản phẩm thư tín dụng trả chậm thanh tốn trả ngay, ACB đã có sản phẩm chuyển tiền theo phương thức CAD (Cash against Delivery) hay Sacombank chuyên chuyển tiền cho các doanh nghiệp đầu tư tại Lào và Campuchia…. còn SCB chưa đưa ra được sản phẩm thế mạnh và nổi bật của mình.

2.2.2.3. Cơng nghệ phục vụ hoạt động TTQT

SCB đã gia nhập hệ thống viễn thơng tài chính liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT). Thông qua mạng SWIFT, SCB có thể thực hiện các giao dịch nghiệp vụ TTQT trực tiếp với các ngân hàng đối tác nước ngồi, góp phần giảm thiểu đáng kể những chi phí giao dịch phát sinh qua các ngân hàng trung gian.

SCB sử dụng phần mềm Smartbank do FPT Telecom cung cấp từ năm 2003, phân hệ thanh toán quốc tế trên phần mềm này chỉ cho phép xử lý các loại L/C đơn giản, các loại L/C đặc biệt phải theo dõi chi tiết bằng phương pháp thủ công. Trong khi các NHTM khác đang sử dụng ứng dụng ngân hàng lõi (core banking) hiện đại được nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng, giúp việc khai thác sản phẩm, tạo các tiện ích cũng như công việc quản lý được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)