Phát triển mạng lưới phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SCB

3.2.4. Phát triển mạng lưới phân phối

- Hệ thống kênh phân phối trong nước

Mạng lưới có ý nghĩa rất lớn trong phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. SCB sau khi hợp nhất có tổng cộng 50 chi nhánh và 181 phịng giao dịch và quỹ tiết kiệm, có mặt trên 27 tỉnh, thành phố lớn, trọng điểm của cả nước. Song hoạt động TTQT chỉ mới chủ yếu được triển khai thực hiện tại các chi nhánh và một số phòng giao dịch quy mơ lớn, cịn lại hầu hết các phòng giao dịch vẫn chưa triển khai, dẫn đến việc tiếp cận khách hàng TTQT còn hạn chế, do đó doanh số TTQT đạt được vẫn chưa tương xứng với hệ thống kênh phân phối của ngân hàng. Vì vậy, thời gian tới SCB cần phải tăng cường thực hiện dịch vụ TTQT tại các phòng giao dịch, làm sao để tất cả các phòng giao dịch hiện hữu đều có đủ nhân sự chun mơn để có thể triển khai dịch vụ này. Thực hiện được điều này sẽ giúp SCB tận dụng được mạng lưới rộng, nhằm gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT thông qua bán chéo sản phẩm TTQT, sẵn có để đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao doanh số và thu nhập về TTQT cho toàn ngân hàng.

- Hệ thống kênh phân phối ở nước ngoài

SCB hiện chưa có một chi nhánh hay văn phịng đại diện nào ở nước ngoài. So với các ngân hàng khác như Vietcombank đã có văn phịng đại diện tại Singapore và cơng ty tài chính tại Hồng Kơng, Sacombank đã có văn phòng đại diện ở Trung Quốc, chi nhánh ở Lào và Campuchia...Với doanh số TTQT cịn khiêm tốn như hiện nay SCB có thể chưa cần đến việc thành lập kênh phân phối ở nước ngồi. Tuy nhiên, để mở rộng quy mơ hoạt động, đẩy mạnh sự phát triển dịch vụ TTQT trong tương lai, SCB cần tính đến việc thành lập các chi nhánh hoặc văn

phịng đại diện ở nước ngồi để khai thác thị trường mới, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị truờng, đối tác và giúp cho hoạt động thanh toán được thực hiện an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan qua các thời kỳ, kim ngạch XK chủ yếu của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào khu vực ASEAN, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ. Kim ngạch NK chủ yếu là từ Trung Quốc và ASEAN. Vì vậy, khi SCB quyết định thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài cần đặc biệt chủ trọng đến việc lựa chọn những nước trên.

Ngoài kênh phân phối truyền thống nêu trên SCB có thể phân phối sản phẩm dịch vụ TTQT qua các kênh phân phối hiện đại như:

- Dịch vụ thanh toán quốc tế trực tuyến

Đây là kênh thực hiện thơng qua máy tính cá nhân có nối mạng Internet, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng và không phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng, khách hàng cũng có thể giao dịch với ngân hàng từ mọi nơi trên thế giới. Với dịch vụ này, khách hàng thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu như mở và tu chỉnh L/C, thanh toán chứng từ nhập khẩu..., đồng thời tiếp cận mọi thông tin tức thời về tài khoản công ty mọi lúc, mọi nơi. Ngân hàng sẽ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và trừ phí thơng qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

Để áp dụng được dịch vụ trực tuyến này, SCB cần phải xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại, cũng như một số thiết bị bảo mật nhất định để bảo đảm chất lượng dịch vụ, tuân thủ đúng quy định, quy chế và hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)