Thời cơ và thách thức đốivới VPBank trong việc phát triển dịch vụ Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Thời cơ và thách thức đốivới VPBank trong việc phát triển dịch vụ Ngân

hàng điện tử trong thời gian sắp tới

2.4.1. Thời cơ

Xu hƣớng phát triển các dịch vụ bán lẻ của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú và tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn.

- Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến: Nếu như năm 2004 chỉ có 3 NHTM triển khai dịch vụ Internet banking thì đến năm 2008, con số này lên tới 25, chủ yếu là cung cấp thơng tin, thanh tốn hố đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống,

- Dịch vụ thẻ ngày càng trở nên phổ biến trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp với nhiều tiện ích, nhiều loại thẻ tín dụng. Việc chuyển từ thẻ từ sang sử dụng thẻ chip là một hướng đi đúng và cần thiết nhằm bảo toàn cho khách hàng, mặc dù cần đến công nghệ, nhân lực và chi phí. Theo thống kê của NHNN, hệ thống ngân hàng có gần 9.000 máy ATM, hơn 28.000 điểm chấp nhận thẻ (POS), 9/41 tổ chức đã phát hành và thanh toán bằng thẻ chip với hơn 28.000 thẻ.

- Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh cả về danh mục và doanh số, tất cả NHTM của Việt Nam đều có sản phẩm cho vay tiêu dùng,

- Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn.

- Dịch vụ bán lẻ của NHTM phát triển dựa nhiều vào ứng dụng hệ thống công nghệ. Ngày càng nhiều NHTM Việt Nam ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí lớn và diện phủ sóng rộng. Cơng nghệ thông tin trở thành kênh phân phối quan trọng và không thể thiếu của các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.

Khi ATM đã trở thành phƣơng tiện giao dịch tài chính quen thuộc thì sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử lại tiếp tục mang đến những dịch vụ tiện ích vƣợt trội hơn nữa cho khách hàng.

65

Trong giai đoạn gần đây, Ngân hàng điện tử đang nổi lên như một kênh giao dịch tài chính mới tiện lợi. Với một tài khoản trực tuyến, người tiêu dùng có thể dễ dàng đăng nhập trên hệ thống Ngân hàng điện tử của ngân hàng và thực hiện các giao dịch mà không cần đến các phịng giao dịch. Chỉ cần một máy tính có kết nối internet, người sử dụng sẽ thực hiện được hầu hết các nhu cầu cơ bản về tài chính một cách nhanh chóng.

Do được sinh ra để phục vụ số đông trong xã hội (những đối tượng khác nhau về sự am hiểu công nghệ), Ngân hàng điện tử rất chú trọng vào việc tối giản các thao tác, có thể giao dịch dễ dàng. Dịch vụ Ngân hàng điện tử có thể giúp kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại, mua hàng online, vé máy bay… thuận tiện. Ngân hàng điện tử của các ngân hàng có nền tảng cơng nghệ cao cịn có thể cung cấp các dịch vụ nâng cao nhằm giúp khách hàng hoạch định tài chính một cách thơng minh hơn.

Internet và công nghệ thông tin, truyền thơng tiếp tục có những bƣớc phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng, nâng cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Viettel đều đang tiếp tục đầu tư phát triển thêm nhiều dịch vụ Internet mới, tiếp tục nâng cấp, tối ưu hóa mạng lưới viễn thông, Internet dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại; tiếp tục triển khai các dịch vụ mới băng rộng trên nền Internet; hướng tới khách hàng, đặc biệt trên các lĩnh vực phục vụ giáo dục, y tế, nền hành chính điện tử Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của Internet, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phải thay đổi tư duy quản lý theo hướng “quản lý thúc đẩy sự phát triển”.

Chính phủ đã xác định thời gian tới sẽ thúc đẩy phát triển nội dung, các ứng dụng trên Internet và tập trung vừa phát triển môi trường Internet, vừa tạo cơ chế bảo đảm cho hoạt động của các doanh nghiệp, người sử dụng được tiến hành trên một mơi trường an tồn an ninh cao nhất.

66

2.4.2. Thách thức

- Cạnh tranh về dịch vụ tài chính ngày càng mạnh và khốc liệt tại Việt Nam và - sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngày càng mạnh mẽ; từ đó gây khó khăn cho VPBank trong việc phát triển và định vị của mình.

- Ngày càng có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này và đây là một trận tuyến mới còn bỏ ngỏ ở một đất nước đơng dân, có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới, tiêu dùng dân cư có tiềm năng tăng trưởng cao. Khi có thêm nguy cơ này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh và khiến VPBank khơng ngừng phài tìm kiếm giải pháp, cách thức, nguồn lực nếu như không muốn bị tụt hậu.

- Chiến lược phát triển của VPBank có nhiều điểm tương đồng với các NHTM khác, như phát triển dịch vụ bán lẻ, dịch vụ doanh nghiệp hoặc trên thị trường tiền tệ, mở rộng quy mô mạng lưới và phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, quản trị điều hành... Điều này sẽ làm cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank trở nên khó khăn hơn vì khơng có sự nổi trội.

- Khả năng tài chính của VPbank cịn thấp, So với các NHTM trong nước thì mức vốn này vẫn ở mức khiêm tốn. Trong bối cảnh hiện nay, năng lực tài chính của VPBank là một trong các nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc triển khai về công nghệ đối với các DVNH mới như Home banking, Internet banking...

- Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Các sản phẩm tài chính hiện đại phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của thương mại và dịch vụ trong nước và không nên đi sớm quá sự phát triển của thương mại trong nước. Theo thống kê gần đây, 97% doanh nghịêp Việt Nam trong hơn 300.000 doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 80% số vốn hoạt động của doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng. Cầu nối giữa họ và VPBank còn gặp nhiều rào cản về nhận thức, cách làm việc...

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam còn ở mức thấp, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng/tổng phương tiện thanh toán hiện đang dao động ở mức 24-25%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái lan: 6,3%, Trung quốc: 9,7%...). Chính tâm lý dùng tiền mặt, bao gồm cả VND và ngoại tệ mặt, và sự hiểu biết về dịch vụ Ngân hàng điện tử của đa số người

67

dân Việt Nam thấp, cũng là một nguyên nhân để cho việc mở rộng các dịch vụ Ngân hàng điện tử của Vpbank cịn gặp nhiều khó khăn.

- Hiện nay các ngân hàng đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn 2 về ứng dụng công nghệ thông tin. Ngay cả NHNN vẫn đang thử nghiệm ở giai đoạn 1 của chương trình AFD. Các ngân hàng chưa có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch chuyển tiền với các tài khoản khác hoặc thanh tốn thơng qua tài khoản ... theo đúng ý nghĩa của dịch vụ này.

- Bức tranh hoạt động ngân hàng sẽ được vẽ lại khá đậm với việc các Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và việc chuyển hướng sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các NH nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức, các ngân hàng TNHH 100% vốn nước ngồi sẽ mở rộng hoạt động, trong đó dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là một trong những đích ngắm của họ; các định chế tài chính phi ngân hàng đang hoạt động mạnh mẽ về các dịch vụ ngân hàng.

- Vấn đề bảo mật và an toàn hệ thống sẽ là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển, đầu tư, vận hành các dịch vụ Ngân hàng điện tử của VPBank.

68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Như vậy trên cơ sở các định hướng tại phần mở đầu, với nền tảng lý luận tại chương 1; tác giả đã tiến hành nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank trong giai đoạn 2008 – 2012 bằng hai phương pháp : (1) Nghiên cứu thông qua dữ liệu thứ cấp và (2) Nghiên cứu thông qua dữ liệu sơ cấp – Khảo sát điều tra. Nội dung của chương 2 được thể hiện qua năm vấn đề lớn như sau: (a) Giới thiệu tổng quan về VPBank nhằm mục đích khái qt hóa và có được bức tranh chung về hiện trạng của đối tượng nghiên cứu; (b) Mơ tả, phân tích diễn giải về hiện trạng dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank thông qua việc giới thiệu các dịch vụ Ngân hàng điện tử, phân tích đánh giá sự phát triển của chúng và phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh các dịch vụ này của VPBank so với các NHTMCP khác; (c) Tiến hành khảo sát đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử của VPBank; (d) Đưa ra các đánh giá, bình luận về ưu nhược điểm, tồn tại hạn chế; (e) Nhìn nhận triển vọng cũng như các thách thức của việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới. Những kết quả của chương 2 sẽ tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp phát triển dịch vu Ngân hàng điện tử tại chương 3.

69

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

THỊNH VƢỢNG (VPBANK)

3.1. Định hƣớng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank trong giai đoạn 2014 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 73 - 78)