6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại VPBank
2.2.2.1. Quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử
Số lƣợng khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank
(i) Được chính thức triển khai thành cơng từ năm 2009, I2B là dịch vụ ngân hàng điện tử mà Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cung cấp, nhằm tạo cho khách hàng sự thuận tiện nhất trong việc thực hiện các giao dịch trên các tài khoản đã đăng ký tại VPBank thông qua Internet. Dịch vụ I2B được cung cấp tới khách hàng qua Website: https://i2b.vpb.com.vn/ebank/ hoạt động liên tục 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần. Các tiện ích được cung cấp qua I2B sẽ liên tục được bổ sung và cập nhật thông tin trên Website của VPBank. Cho tới nay số lượng khách hàng sử dụng Internet banking đã đạt được các bước tiến vượt bậc về số lượng tài khoản và tỷ lệ sử dụng thường xuyên dịch vụ này, cụ thể số liệu được trình bầy ở bảng sau:
Bảng 2.2: Sự phát triển Internet Banking của VPBank
2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng TK Internet
banking (Tài khoản) 0 132,005 144,528 175,191 250,681
% tăng trưởng 9.49% 21.22% 43.09%
Tỷ lệ sử dụng Internet
banking thường xuyên 5.90% 7.87% 11.21% 17.83%
45
Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mơ và các tiện ích của dịch vụ, vấn đề bảo mật và an toàn cho người sử dụng Internet banking cũng được VPBank chú trong thông qua việc ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo mật như: Chuẩn quản trị quốc tế ITIL, công nghệ lớp giữa Middleware – nền tảng cho các công nghệ kiến trúc định hướng dịch vụ SOA (Service Oriented Architechture). Đồng thời VPBank đã xây dựng chiến lược về công nghệ thông tin cho giai đoạn 2013 – 2017 với sự tư vấn của Pricewaterhouse; xây dựng và triển khai dự án áp dụng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu của hiệp hội thẻ Thế giới (PCI DSS – Payment Card Industry Data Security Stardard) nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh dữ liệu cho khách hàng. Bên cạnh đó vấn đề về hạ tầng công nghệ thông tin (đường truyền, máy chủ, máy trạm …) cũng được VPBank liên tục đầu tư, nâng cấp nhằm tối ưu dịch vụ cho khách hàng.
(ii) SMS Banking và mobile banking của VPBank là dịch vụ cung cấp thông tin qua tin nhắn và sử dụng các tiện ích qua điện thoại di động. Dịch vụ hoạt động 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Dịch vụ SMS Banking và mobile banking của VPBank đã cung cấp cho khách hàng các tiện ích đa dạng và phong phú. Trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2012, dịch vụ SMS banking đã đạt được các bước tiến vượt bậc về khách hàng như minh họa ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Sự phát triển SMS Banking và Mobile của VPBank
2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng KH 44,000 52,005 64,528 95,191
% tăng trưởng 18.19% 24.08% 47.52%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo của VPBank
Bảng số liệu cho thấy xu hướng phát triển của SMS Banking và Mobile bangking của VPBank, cụ thể số lượng khách hàng có xu hướng tăng qua các năm từ mức 18.19% năm 2010, lên 24.08% năm 2011 và 47.52% năm 2012.
(iii) Ngoài ra trong giai đoạn 2008 – 2012, VPBank còn phát triển khá mạnh các dịch vụ khác về dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc bổ trợ cho các dịch vụ này như: Máy ATM, Thẻ ATM, điểm chấp nhận thanh toán (POS), cụ thể các số liệu trình bày như sau:
46
Bảng 2.4: Quy mô các loại sản phẩm thẻ, ATM, POS của VPBank
Loại hình dịch vụ Đvt 2008 2009 2010 2011 2012
Thẻ ATM Thẻ 81,091 160,085 226,539 298,000 340,000
97.41% 41.51% 31.54% 14.09%
Máy ATM Máy 72 122 193 233 269
69.44% 58.20% 20.73% 15.45%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo của VPBank
Bảng số liệu cho thấy các dịch vụ liên quan đến thẻ và máy ATM đều có sự bùng nổ mạnh mẽ vào năm 2009 gắn với các gói kích cầu tại thời điểm này và các chính sách của chính phủ về Ebanking; tuy nhiên sau đó sự phát triển của ATM có xu hướng giảm dần cịn 14.09% với các sản phẩm thẻ và 15.45% với máy ATM. Bên cạnh đó số lượng máy ATM tăng từ 72 máy năm 2008 lên thành 269 máy năm 2012 với tốc độ tăng mạnh nhất vào 2009 (tăng 69.44%) sau đó tốc độ tăng số lượng máy ATM giảm dần qua các năm.
Điểm chấp nhận thanh toán (Máy POS) tại VPBank được đưa vào hệ thống VPBank từ năm 2009 và lên tới 50 ngàn điểm kết nối của toàn hệ thống liên minh thẻ; đã gia tăng giá trị dịch vụ Ngân hàng điện tử cho VPBank đặc biệt là các tiện ích của hệ thống thẻ.
Doanh số và thu nhập sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank
Mặc dù mới được phát triển trong một giai đoạn ngắn chủ yếu từ 2008 cho tới nay, tuy nhiên các dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank cũng đã thu được các kết quả khả quan và dần dần chứng tỏ được vai trị của nó trong hoạt động của ngân hàng. Cụ thể các kết quả về doanh số và thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank như sau:
47
Bảng 2.5: Doanh số và thu nhập (tỷ đồng) từ dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank giai đoạn 2008 - 2012
2008 2009 2010 2011 2012
Lãi thuần từ dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank
10.72 11.74 14.20 12.71 14.67
So sánh năm sau với năm trước 9.52% 20.94% -10.53% 15.41% Tổng doanh thu từ dịch vụ
ngân hàng điện tử của VPBank
81.85 89.37 87.54 75.24 87.11
So sánh năm sau với năm trước 9.20% -2.06% -14.04% 15.78% Tỷ trọng lãi thuần dịch vụ ngân
hàng điện tử /Tổng doanh thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank
13.10% 13.14% 16.22% 16.89% 16.83%
Tỷ trọng lãi thuần từ vụ ngân hàng điện tử /Tổng lãi thuần của VPBank
1.67% 1.47% 2.82% 4.33% 10.29%
Tỷ trọng tổng doanh số từ dịch vụ ngân hàng điện tử/ Tổng doanh số của VPBank
2.76% 4.37% 8.13% 9.73% 13.37%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo của VPBank
- Nhìn chung doanh số và lãi thuần từ dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank đã có những dấu hiệu phục hồi sau 2 năm suy giảm 2010 và 2011 do khủng hoảng kinh tế gây ra; doanh số năm 2012 tăng 15.78% so với 2011; lãi thuần tăng 15.41% so với 2011 và vẫn cho thấy được triển vọng phát triển to lớn của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với VPBank.
- Mặt khác doanh số từ dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng thể hiện được vai trị của mình trong hoạt động của VPBank; biểu hiện ở tỷ trọng tổng doanh số từ dịch vụ ngân hàng điện tử/ Tổng doanh số của VPBank có xu hướng tăng dần từ mức 2.76% năm 2008 đã lên tới 13.37% năm 2012 (gấp hơn 5 lần).
- Hiệu quả từ dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho VPBank cũng có những bước tiến, biểu hiện ở Tỷ trọng lãi thuần từ dịch vụ ngân hàng điện tử /Tổng lãi thuần của VPBank từ mức chỉ 1.67% năm 2008 đã lên tới 10.29% năm 2012 (gấp xấp xỉ 7 lần).
48